Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi và cách giúp hồi phục nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

“Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?” hiện đang là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Bởi trẻ em rất dễ mắc bệnh tiêu chảy cấp do hệ miễn dịch và sức đề kháng còn yếu. Vấn đề này sẽ được chuyên gia giải đáp chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi
Thời gian hồi phục bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố

Tổng quan về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do các loại vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể gây ra. Trong đó Rotavirus là tác nhân chính có thể gây tiêu chảy nặng, đôi khi còn đe dọa cả tính mạng của trẻ.

Thống kê cho thấy rằng, tình trạng tiêu chảy cấp xuất hiện nhiều nhất ở những bé trong giai đoạn ăn dặm, từ khoảng 6 – 11 tháng tuổi. Hiện trạng bệnh thường rất dễ khởi phát vào mùa đông với những ngày thời tiết khô lạnh.

Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng như:

  • Đại tiện nhiều hơn 3 lần/ngày
  • Phân lỏng, đôi khi còn tóe nước
  • Trẻ dễ bị đau bụng, buồn nôn
  • Sốt, mệt mỏi, quấy khóc nhiều

Bạn cần chú ý đến các biểu hiện bất thường ở trẻ để có cách can thiệp đúng đắn và kịp thời. Tránh để bệnh kéo dài, trở nặng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?

Đây là vấn đề được quan tâm rất nhiều khi trẻ không may mắc bệnh tiêu chảy cấp. Tuy nhiên rất khó để có thể đưa ra một nhận định chính xác. Trao đổi với bác sĩ Nguyễn Thị Mai Hà – Bệnh viện Nhi Trung ương về vấn đề “bé bị tiêu chảy cấp bao lâu thì khỏi?”, bà cho biết:

“Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng rất nhiều đến đối tượng trẻ em. Bệnh lý này có thể khắc phục dễ dàng nếu sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Tuy nhiên thời gian khỏi bệnh ở mỗi đối tượng trẻ là khác nhau.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể nhanh chóng được khắc phục hay không phụ thuộc vào các yếu tố như:

  • Thời gian phát hiện bệnh
  • Các biện pháp chăm sóc và điều trị
  • Khả năng miễn dịch và sức đề kháng của trẻ

Thông thường, căn bệnh này có thể biến mất chỉ sau một vài ngày. Tuy nhiên, ở nhiều trường hợp trẻ có thể bị bệnh trong khoảng 7 – 10 ngày mới hết. Nếu trong khoảng 14 ngày bệnh vẫn chưa có biểu hiện ngưng, bạn cần chú ý bởi có thể trẻ đang bị tiêu chảy kéo dài. Lúc này chỉ có các biện pháp can thiệp chuyên sâu mới có thể ức chế bệnh.

Và trong một số trường hợp dưới đây, bạn cũng nên đưa trẻ thăm khám ngay:

  • Trẻ đại tiện quá nhiều lần trong ngày
  • Phân có dính máu
  • Trẻ bị sốt cao
  • Trẻ bị mất nước nghiêm trọng

Khi những triệu chứng trên xuất hiện, có thể trẻ đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Thăm khám đúng lúc sẽ dự phòng được các yếu tố rủi ro phát sinh, nguy hại đến sức khỏe của trẻ.”

tiêu chảy cấp ở trẻ bao lâu thì khỏi
Cần đưa trẻ thăm khám kịp thời khi có các triệu chứng nghiêm trọng phát sinh

Cách phục hồi nhanh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, bạn nên chú ý đến một số vấn đề sau đây để hỗ trợ khắc phục bệnh nhanh chóng hơn.

1. Bổ sung đầy đủ nước, điện giải

Phần đa các trường hợp trẻ bị tiêu chảy cấp đều được bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc tại nhà. Khi bị tiêu chảy cấp, trẻ thường bị mất nước và điện giải rất nhanh. Chính vì thế mà việc bổ sung đúng lúc, kịp thời là cần thiết để tránh các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.

Bạn có thể cho trẻ sử dụng nước sôi để nguội nhiều hơn trong ngày. Tuy nhiên, không nên cho trẻ dùng quá nhiều nước trong một lần uống. Với những trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, có thể bổ sung thêm các loại nước ép hay nước gạo rang để tốt hơn cho sức khỏe của trẻ.

Để bù điện giải cho trẻ, việc uống dung dịch Oresol là cần thiết. Nhưng cho dù trẻ ở tuổi nào thì việc sử dụng dung dịch này cũng cần chú ý thực hiện theo chỉ định từ bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua dung dịch Oresol cho trẻ dùng khi bác sĩ chưa cho phép.

Dưới đây là liều dùng Oresol có thể tham khảo, đáp ứng với các trường hợp phổ biến nhất:

  • Trẻ dưới 2 tuổi: 50 – 100ml
  • Trẻ từ 2 – 10 tuổi: 100 – 200ml
  • Trẻ trên 10 tuổi: 75ml/1kg thể trọng

Đối với trường hợp trẻ đang trong quá trình bú sữa mẹ, bạn có thể cho trẻ bú nhiều hơn và lâu hơn.

2. Điều chỉnh chế độ ăn

Duy trì một chế độ ăn uống khoa học không chỉ hỗ trợ đẩy lùi mà còn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp cho trẻ. Bạn nên chú ý đến các nguyên tắc sau trong việc thiết lập chế độ ăn uống khi trẻ đang bị tiêu chảy cấp:

  • Tăng cường các loại thực phẩm giàu kẽm và vitamin. Cụ thể như cà rốt, chuối, táo, thịt trắng, sữa chua, sữa đậu nành, khoai tây…
  • Tránh các thực phẩm giàu chất xơ. Điển hình là măng tây, rau cần, tinh bột nguyên hạt… Đồng thời không nên cho trẻ ăn đồ ăn thức uống có chứa làm lượng đường cao, nước ngọt có gas…
  • Tránh để trẻ bỏ bữa, nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày cho trẻ, có thể là mỗi ngày 6 bữa hoặc nhiều hơn.
  • Chú ý lựa chọn nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo vệ sinh.

Nhiều trường hợp, tình trạng bệnh của trẻ không được cải thiện sau nhiều ngày dù chắm sóc đúng cách. Lúc này việc thăm khám để nhận được sự can thiệp chuyên sâu hơn là cần thiết. Tránh chủ quan để bệnh kéo dài phát sinh các vấn đề nghiêm trọng gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

Bạn có thể tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì tốt sữa cho bé bú?

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:50 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:14 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài coi chừng mắc bệnh này

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài có thể là thói quen hoặc là dấu hiệu của một số…

Có nên ăn trứng khi đang bị tiêu chảy? Bị tiêu chảy có nên ăn trứng không?

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn, giúp nạp thêm năng lượng. Vậy, bị tiêu chảy có nên…

Tiêu chảy cấp ở trẻ em: Thuốc điều trị & kế hoạch chăm sóc

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một trong những bệnh khá phổ biến ở trẻ em, nhất là ở…

Dấu hiệu Trẻ Sơ Sinh bị Tiêu Chảy & Cách Trị An toàn, Hiệu quả

Tiêu chảy ở trẻ sơ sinh thường xảy ra ở những trẻ ăn ngoài sữa mẹ, gặp một số bệnh…

Tiêu chảy nhiễm trùng là gì? – Triệu chứng & điều trị [người lớn]

Tiêu chảy nhiễm trùng hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp…

Bình luận (2)

  1. Trương Sỹ
    Trương Sỹ says: Trả lời

    Cảm ơn BS rất rất nhiều!

  2. Vu thi phuong
    Vu thi phuong says: Trả lời

    E muốn hỏi bs bé nhà e bị tiêu chảy 8 ngày roi mấy ngày đầu bé đi 8-10 lần phân hạt màu xanh sau dó bé chuyển sang đi phân xanh hạt và nhầy có máu di 7-8 lan/ ngay e cho đi khám uống thuốc thì hiện tại bé di nguyên nước ít phân xanh nhầy k còn máu nhug buổi sáng di cả 5 lần e muốn hỏi bs là như thế thì e có phải cho cháu nhập viện k ạ cháu có sốt

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua