CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của bệnh gì? – [Nghiên cứu mới]

Nữ giới mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản?

Trĩ ngoại có gây ung thư? – Thông tin từ giới chuyên môn

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

RƯỚC HỌA DO CẮT TRĨ “KHÔNG ĐAU”

6 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Nhất

10 Bài Thuốc Đông Y Đặc Trị Bệnh Trĩ Toàn Diện Nhất

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ

Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt

10 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Cây Thuốc Nam Hiệu Quả

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Khoa Nội tiếtPhó Giám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được đánh giá là an toàn, tiện lợi, đồng thời mang lại kết quả điều trị đáng kể trong nhiều trường hợp bệnh.

TOP 10 cách chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc Nam hiệu quả 

Bệnh trĩ là căn bệnh lý tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trong đến chất lượng đời sống và sinh hoạt hàng ngày. Chưa kể đến, bệnh gây chảy máu dẫn đến thiếu máu và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vì vậy, bệnh nhân cần điều trị càng sớm càng tốt, tránh bệnh để lại biến chứng về sau.

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây chữa chữa trĩ, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa bệnh trị bằng thuốc Nam sau đây để cải thiện triệu chứng bệnh ở mức độ nhẹ.

1. Lá trầu không

Theo các nghiên cứu khoa học, cứ 100 gram lá trầu không chứa đến 2,4% tinh dầu bao gồm các hoạt chất có tính kháng khuẩn và kháng viêm tự nhiên. Nhờ vậy giúp làm giảm viêm và tiêu diệt vi khuẩn phát triển, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Chưa kể đến, các tinh chất có trong lá trầu không còn giúp làm mềm thành mao mạch, giúp co búi trĩ, đồng thời giúp làm lành vết loét và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.

cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Lá trầu không có tác dụng làm co búi trĩ

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Hái một nắm lá trầu tẻ, rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi. Sau đó chờ nước nguội và ngâm hậu môn khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần trong ngày giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau rát và giảm viêm.
  • Cách 2: Sử dụng 7 lá trầu không, 1 quả cau, 7 hạt gấc và 7 quả bồ kết đem rửa sạch, giã nát. Sau đó cho vào nồi đun sôi và chờ nước hơi nguội dùng xông hậu môn. Mỗi ngày thực hiện 2 lần và kiên trì trong 7 ngày liên tiếp để đạt được kết quả như mong muốn.

2. Cây lá bỏng

Theo Đông y, cây lá bỏng có tác dụng giảm đau, tiêu thũng, tiêu viêm, tiêu độc và làm lành vết thương,… Chính vì vậy, cây thường được sử dụng làm thuốc điều trị bệnh trĩ.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Mỗi ngày trong mỗi bữa ăn vào sáng và chiều nên ăn 4 lá cây lá bỏng. Bên cạnh đó, để làm tăng công dụng trị bệnh, bệnh nhân nên giã nát 2 lá bỏng và đắp lên hậu môn, để qua đêm.
  • Cách 2: Dùng 6 gram lá bỏng kết hợp với 6 gram rau sam, rửa sạch rồi nhai sống hoặc sắc lấy nước thuốc uống. Với cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam này nếu thực hiện thường xuyên, chỉ sau 2 tuần, búi trĩ sẽ co lại và bệnh táo bón cũng giảm dần.

3. Lá thiên lý

Lá và bông thiên lý ngoài công dụng làm nguyên liệu chế biến thức ăn chúng còn được sử dụng như vị thuốc giúp chữa bệnh trĩ. Với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nếu sử dụng vị thuốc Nam này thường xuyên không chỉ giúp co búi trĩ mà còn ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Lá thiên lý có tác dụng chữa bệnh trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm

Cách thực hiện:

  • Cách 1: Dùng lá thiên lý tươi đem rửa sạch rồi đun nước uống hoặc dùng nấu canh ăn mỗi ngày giúp giảm nhanh triệu chứng trĩ.
  • Cách 2: Rửa sạch 100 gram lá thiên lý, giã nát với 5 gram muối. Sau đó thêm 30 ml nước cất rồi khấy đều. Cuối cùng, lọc lấy nước và dùng bông thấm thoa lên búi trĩ. Thực hiện liên tục để nhận được kết quả tốt.

4. Rau diếp cá

Rau diếp cá cũng được xem là một trong những cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được nhiều người bệnh biết đến và tin dùng nhờ chứa 21% tinh dầu Decanonyl acetaldehyde. Tinh chất này không chỉ có tác dụng chống viêm, ức chế vi khuẩn tụ cầu vàng mà còn giúp cầm máu ở hậu môn.

Cách thực hiện

  • Cách 1: Sử dụng rau diếp cá đã rửa sạch, phơi khô và nghiền thành bột cho vào lọ thủy tinh bảo quản dùng dần. Mỗi lần sử dụng 2 – 3 gram bột hào tan với nước và uống, giúp búi trĩ co lại.
  • Cách 2: Dùng 300 gram diếp cá tươi, rửa sạch rồi cho vào nôi đun sôi. Chờ nước nguội bớt dùng phần nước xông hơi hậu môn. Sau khi nước nguội dùng phần bã đắp lên búi trĩ.

5. Cây hương nhu

Cây hương nhu thường có hai loại đó là hương nhu tíahương nhu trắng. Cả hai loại này đều có thành phần dược tính khá cao, không chỉ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe mà còn rất tốt với người bị bệnh trĩ. Thông thường, lá và cành của cây hương nhu thường được dùng làm thuốc điều trị bệnh. 

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Cây hương nhu – Vị thảo mộc tự nhiên có tác dụng chữa bệnh trĩ

Cách thực hiện

  • Dùng 500 gram cành và lá của cây hương nhu đem rửa sạch và cho vào nồi, thêm nước và đun sôi
  • Sau đó lọc lấy nước thuốc và chờ nước nguội dùng xông hơi hoặc rửa vùng hâu môn

Với cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam từ cây hương nhu, người bệnh nên kiên trì sử dụng trong khoảng thời gian nhất định sẽ giúp giảm đau và viêm.

6. Cây lược vàng

Theo nhiều nghiên cứu khoa học hiện đại, cây lược vàng là loại dược liệu có chứa hàm lượng chất flavonoid cao có khả năng chống lại quá trình oxy hóa, tăng cường sức bền thành mạch và nâng cao sức đề kháng. Khi sử dụng cây lược vàng chữa bệnh trĩ, hoạt chất này giúp cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, sưng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm, kích thích nhu động ruột đi đại tiện dễ dàng… 

Ngoài ra, một số hoạt chất steroid, nhóm lipid, axit hữu cơ trong cây lược vàng giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm mạnh, giảm chảy máu hậu môn, giảm sự căng giãn khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng bệnh trĩ hiệu quả. 

Cách thực hiện

  • Cách 1: Dùng 1kg cây lược vàng (gồm phần lá và thân) sơ chế sạch, cắt nhỏ rồi ngâm cùng 5 lít rượu trắng 40 độ cùng một ít muối tinh. Ngâm trong vòng 45 – 60 ngày hoặc càng lâu càng tốt, người bệnh trĩ sử dụng rượu này 2 lần/ ngày, mỗi lần 50ml sau mỗi bữa ăn sáng và tối. 
  • Cách 2: Dùng 50g lá lược vàng tươi rửa sạch, ngâm muối kỹ trong vòng 15 phút. Giã nát lá cho ra nước, vắt lấy nước cốt, cho vào ly nước cốt 3 – 5 giọt giấm chuối, khuấy đều lên và uống 1 lần/ ngày sau bữa ăn tối. Kiên trì sử dụng 5 ngày liên tục rồi ngưng 5 ngày, sau đó dùng tiếp cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. 

7. Lá lốt chữa bệnh trĩ

Theo các ghi chép cổ truyền, lá lốt là loại dược liệu có vị cay nồng, tính lạnh với đặc tính kháng viêm, sát trùng, cầm máu, giảm sưng phù hiệu quả. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có thể sử dụng lá lốt để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ cấp độ nhẹ, chứa có biến chứng sa búi trĩ hay viêm loét hậu môn.

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Đặc tính kháng viêm, sát khuẩn công hiệu của lá lốt giúp cải thiện triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, sưng viêm búi trĩ

Cách thực hiện

  • Dùng 100g lá lốt rửa sạch, ngâm nước muối, mang đi xay nhuyễn cùng một vài hạt muối.
  • Lọc lấy nước cốt chia làm 2 phần uống sau mỗi bữa ăn từ 30 phút – 1 tiếng.
  • Kiên trì sử dụng không chỉ giảm triệu chứng mà còn giúp phục hồi tổn thương tại niêm mạc hậu môn. 

8. Cây cúc tần

Cây cúc tần là một trong những loại thuốc Nam có sẵn trong tự nhiên với khả năng sát trùng, kháng viêm, giảm sưng nhức, đau rát, tiêu ứ, đặc biệt rất tốt cho hệ tiêu hóa. Để tận dụng những lợi ích này từ cây cúc tần, người ta kết hợp nó cùng với lá lốt, ngải cứu, lá sung và nghệ vàng để cải thiện các triệu chứng bệnh trĩ cấp độ nhẹ. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị các dược liệu gồm lá cúc tần, lá lốt, lá sung, lá ngải cứu mỗi loại 300g dạng tươi và 3g nghệ tươi. 
  • Rửa sạch kỹ các dược liệu, riêng nghệ tươi thái thành từng lát mỏng. 
  • Cho hết các dược liệu trên vào nồi nấu cùng 3 lít nước, khi nước sôi bùng lên hạ nhỏ lửa và đun thêm 5 phút. 
  • Đổ nước ra chậu và tiến hành ngâm rửa hậu môn. Cụ thể như sau:
    • Xông hơi bằng cách dùng một chiếc chăn mỏng phủ kín cả người và chậu nước xông. Chú ý giữ khoảng cách để tránh bị bỏng. 
    • Khi nước xông nguội bớt, còn hơi ấm thì lọc lấy phần nước trong, bỏ bã rồi ngâm hậu môn, búi trĩ khoảng 20 phút. 
    • Sau cùng dùng phần nước cuối cùng rửa lại hậu môn vài lần nữa rồi dùng khăn lau sạch, khô hậu môn. 
  • Kiên trì áp dụng cách này 2 – 3 lần/ tuần, liên tục trong vòng 8 tuần giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng trĩ khó chịu, thậm chí búi trĩ teo nhỏ lại và tự rụng đi. 

9. Cây cỏ mực

Cây cỏ mực hay còn được gọi là cây nhọ nồi là một trong những loại dược liệu thuốc Nam được nhiều người sử dụng để chữa các bệnh lý viêm nhiễm, trong đó có bệnh trĩ. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng trong cỏ nhọ nồi có chứa rất nhiều hoạt chất thành phần có lợi cho sức khỏe như vitamin A, E, K cùng một số chất như tanin, saponin… có khả năng kháng viêm, làm tiêu búi trĩ, giảm đau, hạn chế chảy máu búi trĩ và tăng cường độ bền thành mạch hậu môn trực tràng

Cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam
Cây cỏ mực là một trong những loại dược liệu thuốc Nam được tận dụng để chữa bệnh trĩ hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 200g cây cỏ mực, nên dùng toàn bộ cây bao gồm cả phần rễ và 20ml rượu trắng. 
  • Rửa sạch cỏ mực qua nhiều lần nước, đặc biệt là phần rễ để loại bỏ hết bụi bẩn, cát đất, sau đó cho vào thau nước muối ngâm 20 phút mới được sử dụng. 
  • Cắt nhỏ cây cỏ mực thành từng đoạn ngắn, giã nhuyễn cho đến khi ra nước, 
  • Cho rượu trắng vào phần cỏ mực giã nát, đun nóng lên, trộn đều trong vòng 3 phút đến khi sôi thì ngưng. 
  • Lọc lấy phần nước cốt uống hết một lần sau bữa ăn, còn phần bã lá dùng để đắp trực tiếp vào búi trĩ. 
  • Thực hiện cách này 2 lần/ này liên tục trong vòng 1 – 2 tuần sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng bệnh. 

10. Cây thầu dầu tía

Cuối cùng trong danh sách các loại thuốc Nam chữa bệnh trĩ hay là cây thầu dầu tía. Đây là loại dược liệu có vị ngọt, cay, tính bình và có độc. Thông thường, để chữa bệnh trĩ người ta thường dùng lá và hạt của cây thầu dầu tía, vì đây là 2 bộ phận có chứa các hoạt chất hoạt huyết, tiêu thũng bạt độc, trừ ứ huyết khu phong hiệu quả.

Do đó, nhiều người tận dụng loại thảo dược này để làm giảm triệu chứng ngứa rát, phù nề, sưng viêm và phòng ngừa tình trạng bội nhiễm hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần hết sức thận trọng khi sử dụng loại dược liệu này vì trong cây thầu dầu tía có chứa chất Ricin – một loại chất độc có thể gây nguy hiểm chết người. Vì vậy, chỉ được áp dụng chữa bệnh trĩ bằng cây thầu dầu tía theo dạng bôi tại chỗ, tuyệt đối không được sắc nước uống. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị các loại thảo dược gồm: 3 lá thầu dầu tía, 3 lá vông nem và một ít muối tinh. 
  • Rửa sạch các dược liệu và đem ngâm nước muối pha loãng rồi vớt ra cho ráo nước. 
  • Cho vào cối giã nát cùng một ít muối tinh, sau đó cho hỗn hợp này vào một miếng vải sạch, buộc chặt đầu rồi hơ trên lửa nóng. 
  • Sau đó áp thẳng vào hậu môn, búi trĩ, thực hiện nhiều lần cách này cho đến khi các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát thuyên giảm hoàn toàn. 
  • Áp dụng cách này 1 – 2 lần/ ngày giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh trĩ. 

Ưu và nhược điểm của các cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam

Ưu điểm

  • Thuốc có tính an toàn cao
  • Phù hợp với nhiều đối tượng bệnh khác nhau
  • Là thảo dược tự nhiên lành tính nên có thể sử dụng trong thời gian dài mà không lo về tác dụng phụ

Nhược điểm

  • Thuốc có tác dụng chậm dẫn đến thời gian điều trị bệnh kéo dài
  • Cách sắc thuốc cầu kỳ, hơi khó uống
  • Chỉ có tác dụng ở những trường hợp bệnh

Trên đây là 5 cách chữa bệnh trĩ bằng thuốc Nam được đánh giá cao cả về độ an toàn và tính hiệu quả. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, người bệnh cũng nên thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.

Bị Trĩ Sau Sinh Có Tự Khỏi Không? Mất Bao Lâu?

Phụ nữ sau sinh là đối tượng rất dễ bị trĩ. Đây là giai đoạn khá nhạy cảm bởi việc…

Thuốc nam bôi teo trĩ Thái Dương giá bao nhiêu & Cách sử dụng

Thuốc nam bôi teo trĩ Thái Dương được chiết xuất từ các thành phần thảo dược tự nhiên, có tác…

Trĩ nội nằm ở trên đường lược, trĩ ngoại thì nằm ở dưới

Có nên cắt trĩ không, độ mấy cần cắt & có ảnh hưởng gì không?

Có nên cắt trĩ không? Đây là câu hỏi chung của nhiều người khi mắc bệnh trĩ. Việc cắt trĩ…

Các biểu hiện của bệnh trĩ nội nên biết để điều trị

Bác sĩ thường căn cứ vào các biểu hiện của bệnh trĩ nội để đoán được mức độ nặng nhẹ…

Cách chữa bệnh trĩ bằng nha đam và lưu ý cần biết

Nha đam không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm và làm đẹp da mà còn được tận dụng để hỗ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *