Các bài tập tăng cường chức năng thận – Khỏe tới già

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Bảo vệ thận và có những giải pháp phù hợp để thận không bị suy yếu là vấn đề được nhiều người quan tâm. Do thận là cơ quan hoạt động gần như liên tục, cùng lúc tích trữ và loại thải độc tố nên những nguy cơ tiềm ẩn bệnh ở thận luôn rình rập mỗi người. Bên cạnh việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, áp dụng các bài tập tăng cường chức năng thận cũng có thể giúp bạn chủ động phòng tránh được những bệnh lý ở cơ quan này.

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Các bài tập tăng cường chức năng thận hỗ trợ hoạt động chức năng của thận diễn ra khỏe mạnh

Nhiệm vụ và chức năng của thận

Thận là cơ quan đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, trong đó nhiệm vụ chính của cơ quan này là thải độc, hỗ trợ bài tiết, lọc máu, điều hòa lượng muối và cân bằng điện giải, nhờ có thận mà huyết áp mới được điều chỉnh,… Nhờ có thận mà độc tố tích trữ được loại bỏ và phân giải qua từng giai đoạn, cuối cùng được đào thải qua đường bài tiết. Khi cơ thể diễn ra quá trình đào thải liên tục thì cơ thể, đặc biệt là thận sẽ tránh xa bệnh tật.

Nếu như thận bị bệnh, chức năng suy yếu thì lượng chất độc sẽ không được đào thải mà tích trữ thành sỏi, hoặc tồn đọng ở máu. Các bệnh ở thận phổ biến gặp phải nhất như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận, thận yếu,… cùng từ đó mà hình thành. Do các bệnh lý về thận thường có tiến triển phức tạp, mới hình thành thường không có triệu chứng nên người bệnh sẽ chủ quan. Hơn 60% bệnh nhân mắc bệnh thận đều tiến triển đến giai đoạn mãn tính và cần điều trị lâu dài.

 Ở những trường hợp bệnh tiến triển nhẹ, chưa có nhiều biến chứng phức tạp thì phương pháp bảo tồn sẽ mang lại kết quả tốt. Trong đó, kết hợp điều trị bằng thuốc và xây dựng chế độ dinh dưỡng, vận động và rèn luyện thể chất phù hợp. Trong đó chế độ luyện tập sẽ tác động gián tiếp đến hệ thống thận tiết niệu. Những bài tập này sẽ hỗ trợ cho hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi, giúp phòng tránh trước những bệnh lý chuyển hóa, thừa cân hay huyết áp – nhóm xúc tác chính gây ra bệnh thận.

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Bệnh về thận có tiến triển kéo dài và gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của người bệnh

Theo nghiên cứu, bệnh thận là căn bệnh có tiến triển lâu dài và khả năng tái phát trong thời gian nhất định. Vì thế trong điều trị cần tuân thủ các nguyên tắc như: vận động phù hợp; ổn định huyết áp; bổ sung dinh dưỡng phù hợp; uống đủ lượng nước; kiểm soát cân nặng. Đồng thời nếu mắc bệnh thận thì người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định, tái khám định kỳ để theo dõi các diễn biến ở thận gây ra.

Bước vào giai đoạn mãn dục nam ở độ tuổi 60 khiến nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Hải nhiều lần "tẽn tò" trong chuyện chăn gối. Nhờ biết đến bài thuốc bí truyền, nghệ sĩ đã lấy lại phong độ, sung mãn như thời trai trẻ. [Tham khảo ngay]

Ai là người có nguy cơ mắc bệnh về thận nhất?

Một số nhóm đối tượng đặc biệt có nguy cơ mắc bệnh thận, những người này cần chú ý hơn trong khâu chăm sóc và tăng cường hoạt động bồi bổ thận. Cụ thể những những đối tượng sau cần thận trọng với bệnh thận:

Người thừa cân béo phì

Tình trạng thừa cân béo phì sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, do tình trạng này sẽ thúc đẩy lọc cầu thận, đồng thời làm tăng áp lực thành mao mạch cầu thận. Ở những người thừa cân và béo phì có nguy cơ bị suy thận mãn tính và biến chứng nguy cơ cao hơn. Bên cạnh đó tình trạng cân nặng vượt mức trung bình cũng làm ảnh hưởng đến quá trình lọc máu.

Người mắc bệnh gout

Bệnh nhân bị gout cần cảnh giác với những căn bệnh ở thận, đặc biệt là bệnh suy thận. Trong đó nguyên nhân chính gây suy thận là do sự tồn đọng urate natri, và thận là cơ quan bị lắng đọng rất sớm. Nếu như bị soi thận, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tắc đường tiểu, đau bụng dưới trầm trọng, viêm đường tiểu, thận hoặc bàng quang ứ nước, triệu chứng dãn thận…

Người cao huyết áp

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Những người bị cao huyết áp có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn người bình thường

Những người có tiền sử huyết áp cao cũng có nguy cơ suy thận, hoặc mắc chứng thận hư – bệnh nền của nhiều biến chứng khác ở thận. Do khi mắc bệnh huyết áp cao nếu như không được điều trị sớm sẽ dẫn đến sự sụt giảm nephron, tế bào này là đơn vị cấu tạo và đảm bảo hoạt động của thận.

Ở những người bình thường, thận luôn duy trì lượng nephron nhất định. Ngược lại nếu như bị tăng huyết áp, các nephron này sẽ mất đi với số lượng lên tới 12 ml/phút, nếu vượt ngoài kiểm soát có thể gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người có hàm lượng cholesterol và lượng đường trong máu cao, từ đó giúp làm giảm những ảnh hưởng nguy hại cho thận.

Lạm dụng thuốc hút lâu dài

Những người nghiện hút không chỉ có nguy cơ mắc bệnh phổi mà những vấn đề về thận cũng có khả năng xảy ra cao hơn. Trong thuốc lá có chất độc nicotin, cùng nhiều chất kích thích khác có thể gây tổn hại đến thận. Thận của người nghiện hút thuốc có nguy cơ suy yếu chức năng cao gấp  83% lần so với những người không hút thuốc. Bên cạnh thuốc lá thì những loại chất kích thích khác cũng gây ra ảnh hưởng tương tự.

Bài tập giúp tăng cường chức năng của thận

Theo nhận định của các chuyên gia, thận chịu ảnh hưởng chủ yếu bởi chế độ dinh dưỡng và vận động hàng ngày. Vì thế những bài tập luyện thể dục, thể thao hàng ngày có thể sẽ giúp ích cho hoạt động của thận. Bạn có thể tham khảo các phương pháp luyện tập sau:

Massage huyệt thận du

 Phương pháp massage tại vị trí huyệt thận du được đánh giá là cách tăng cường sức khỏe cho thận. Huyệt thận du nằm tại vị trí phía sau lưng, đối xứng với rốn. Khi massage huyệt này sẽ tác động lên phía trên cột sống, kích thích máu huyết lưu thông đến thận cũng như những cơ quan khác. Đồng thời phương pháp này cũng giúp thận không bị ứ nước, phòng tránh các bệnh lý về thận.

Khi thực hiện massage, bạn chỉ cần nắm tay đấm lưng và sau đó vỗ nhẹ vào huyệt đạo thận du. Tốt nhất nên thực hiện khi bạn đang đi bộ. Trung bình mỗi ngày bạn nên thực hiện khoảng 30 lần động tác này để nuôi dưỡng thận và khí công. Theo Đông y, hình thức massage này rất phù hợp với những người mắc bệnh thận hoặc muốn bồi dưỡng thận. 

Động tác massage bụng dưới

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Những động tác massage bụng dưới sẽ kích thích hoạt động tuần hoàn máu đến thận

Tại khu vực bụng dưới và lưng hông nắm giữ những vị trí có mối liên hệ trực tiếp liên quan đến thận. Khi thực hiện động tác massage này, bạn nên thực hiện lúc trước khi đi ngủ. Trước đó bạn áp hai bàn tay vào nhau và chà sát, sau đó áp vào vùng bụng dưới và massage theo hình kim đồng hồ, bằng cách này sẽ giúp bổ thận nạp khí.

Bài tập đứng tấn

Đây là bài tập được thực hiện rất đơn giản, tuy nhiên những thay đổi tích cực đến thận của bài tập này được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Khi áp dụng bài tập này, bạn nên để cơ thể thả lỏng và dang 2 chân đứng rộng bằng vai, 2 tay bạn hướng song song, đầu gối hơi trùng xuống tạo thành dáng đứng khom nửa người. Bạn giữ nguyên tư thế này trong vòng 3-5 phút, mỗi ngày đều thực hiện sẽ giúp kích thích hoạt động lưu thông máu và tăng cường hoạt động đào tải độc tố của thận.

Day ấn và xoa bóp lỗ tai

Tại khu vực xung quanh lỗ tai có nhiều huyệt đạo liên kết với thận. Bài tập tăng cường chức năng thận rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng 2 ngón tay cầm nhẹ vào vành tai, sau đó chà xát đến khi cảm nhận hơi nóng ở tai. Tiếp tục sau đó dùng các đầu ngón tay nắm chặt để massage xung quanh vành tai. Mỗi ngày nên thực hiện bài tập này 2-3 lần/ngày. Bài tập này rất tốt cho thận cũng như giúp cơ quan này phòng tránh các bệnh lý liên quan.

Bài tập kéo tay ra sau

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Với bài tập kéo tay ra sau sẽ hỗ trợ giảm đau nhức và tăng cường các chức năng hoạt động của thận

Bài tập kéo tay ra sau có thể thực hiện mỗi ngày, trong khi làm việc bạn cũng có thể thực hiện để thư giãn, kết hợp tăng cường chức năng của thận. Bắt đầu bài tập, trước tiên bạn cần đưa hai tay lên cao, nắm chặt và thân người hơi ngửa ra phía sau, bụng hơi hướng về phía trước. Sau đó bạn từ từ đưa người về vị trí cũ và kết hợp hít thở nhịp nhà. Mỗi ngày bạn đều có thể thực hiện động tác này vài lần.

Xoa bóp gan bàn chân

Tại khu vực gan bàn chân tập trung rất nhiều huyệt đạo. Khi massage gan bàn chân sẽ tác động tới các huyệt và nạo vét kinh tuyến, bằng cách này có thể giúp điều phối các cơ quan bên trong cơ thể tuần hoàn máu tốt hơn. Trước khi bắt đầu xoa bóp, bạn nên chuẩn bị một chậu nước ấm ngâm chân trong thời gian 10 phút. Sau đó bạn có thể xoa bóp, kết hợp với massage toàn bộ vùng chân cho đến khi chân của bạn nóng lên. Theo các tài liệu châm cứu lâu đời thì phương pháp massage lòng bàn chân sẽ giúp kích thích hoạt động ở thận diễn ra tốt nhất.

Động tác móc tay vào ngón chân

Đây là một trong những bài tập tăng cường chức năng thận được ghi chép nhiều trong điều trị. Bằng động tác này sẽ giúp mở thông tuyến bàng quang và hỗ trợ thận đào thải độc rất tốt. Đầu tiên khi thực hiện, bạn giữ tư thế ngồi duỗi thẳng hai chân với nhau, sau đó rướn 2 tay về phía trước sao cho ngón tay có thể chạm vào ngón chân. Bạn giữ nguyên tư thế này trong vòng 15-30 phút. Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong những lần đầu rướn người và chạm vào các ngón chân. Tuy nhiên bạn nên làm quen với điều này và áp dụng bài tập 2 lần mỗi ngày. 

Ba nguyên tắc giúp thận khỏe mạnh

Ngoài việc thực hiện những bài tập tăng cường chức năng thận thì các chuyên gia bác sĩ cũng đưa ra một số lời khuyên để bạn áp dụng trong phòng ngừa bệnh thận. Cụ thể là 3 nguyên tắc sau:

Bổ sung thêm thực phẩm màu đen

Tài liệu Đông y có ghi chép rằng, các loại thực phẩm có màu đen rất tốt cho thận. Ngoài ra những thực phẩm màu nâu, tím cũng rất tốt cho sức khỏe nói chung. Cụ thể như những loại ngũ cốc có màu tối như gạo lứt, đậu đen, hạt kê đen, hạt ngô đen, hạt mè đen,… Hoặc những nguồn đạm từ nhóm thủy hải sản như lươn, cá trắm, cá lóc,… những loại rau có màu đậm như rong biển, tỏi đen, nấm đen, khoang lang tím, khoai môn, nhóm trái cây tối màu như nho, việt quất, mận,…

Uống nhiều nước

Thói quen uống nhiều nước sẽ giúp kích thích hoạt động của thận vận hành và đào thải chất độc liên tục. Nhờ có nước mà máu huyết cùng những chất dinh dưỡng lưu thông hiệu quả đến các cơ quan trong cơ thể, tham gia vào hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Uống nước là điều kiện quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh lý ở thận

Khi cơ thể không được bổ sung đủ nước, theo thời gian các chất độc và khoáng chất không được đào thải khỏi cơ thể, từ đó hình thành sỏi. Thiếu nước cũng là nguyên nhân chính làm suy yếu chức năng thận, khiến thận tăng thêm phần gánh nặng và phát sinh bệnh lý. 

Không lạm dụng các loại thuốc 

Lạm dụng thuốc tân dược là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh thận. Đặc biệt là các loại thuốc chống viêm không steroid. Đây cũng là nguyên nhân mà vì sao những bệnh nhân bị đau nhức khớp, thường xuyên sử dụng thuốc giảm đau có khuynh hướng mắc bệnh thận. Nhóm thuốc này có thể gây ra những tổn thương cho thận khi lạm dụng trong thời gian dài, vì thế mà bạn chỉ nên sử dụng thuốc trong những trường hợp khẩn cấp.

Những dấu hiệu mắc bệnh thận cần cảnh giác

Các dấu hiệu của bệnh thận thường không có biểu hiện cụ thể. Đầu tiên, nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu bệnh thận sau thì cần thông báo với bác sĩ càng sớm càng tốt:

Cơ thể mệt mỏi, suy nhược

Khi thận yếu, tình trạng tích tụ độc tố cũng như tạp chất trong máu hiển nhiên sẽ xảy ra. Đây là nguyên nhân cơ bản gây ra nhiều bệnh lý, do khi các chất độc trữ trong cơ thể càng nhiều càng gây ảnh hưởng đến nồng độ oxy và khiến hồng cầu giảm theo. Lúc này cơ thể không có đủ lượng máu cần thiết để duy trì các hoạt động. Vì thế mà ở những bệnh nhân bị bệnh thận sẽ thường kèm theo triệu chứng thiếu máu, cơ thể xanh xao và suy nhược thấy rõ. 

Mất ngủ kéo dài

Người mắc bệnh thận sẽ gặp nhiều khó khăn trong giấc ngủ. Bởi nếu như chức năng thanh lọc độc tố của thận không được vận hành thì các độc tố sẽ tích tụ trong máu và khiến hoạt động trao đổi chất bị trì trệ. Một số nghiên cứu cho rằng ở những bệnh nhân bị thận cũng có khuynh hướng ngưng thở khi ngủ  cao hơn. Và người bệnh cũng thường có chiều hướng ngủ ngắt quãng, từ đó cơ thể không được nghỉ ngơi đủ ngu cầu cần thiết.

Tình trạng khô da và ngứa ngáy

Những vấn đề ở thận, mật và gan đều có thể biểu hiện qua làn da. Bởi vì khi khỏe mạnh, thận đảm nhiệm vai trò đào thải những chất dịch dư thừa, đồng thời còn giúp duy trì lượng khoáng chất cần có trong máu. Vì thế nên tình trạng bạn cảm thấy làn da khô và ngứa là một trong những dấu hiệu của bệnh thận. 

Buồn tiểu liên tục

Tiểu nhiều và tiểu liên tục cảnh báo những vấn đề ở thận. Đặc biệt là vào ban đêm, khi tình trạng buồn tiểu liên tục cho thấy thận đang chịu nhiều áp lực từ hoạt động bài tiết. Có thể là do bộ lọc của thận bị thương tổn, từ đó tạo ra kích thích hiện tượng buồn tiểu. Nếu như tình trạng này xuất hiện kèm theo dấu hiệu đau bụng dưới âm ỉ, đây có thể là biểu hiện của bệnh viêm tuyến tiền liệt/viêm đường tiết niệu ở nam/nữ giới.

Tiểu ra máu

Tình trạng tiểu ra máu có thể là dấu hiệu rất nguy hiểm của bệnh thận. Bình thường, lượng nước tiểu sẽ được giữ lại ở tế bào hồng cầu, lúc này chúng sẽ được tạo ra sau khi thận loại bỏ các độc tố và chất thải từ máu và tạo thành nước tiểu. Khi thận có vấn đề thì hồng cầu sẽ có nguy cơ lẫn vào trong nước tiểu và theo nước tiểu ra ngoài, nước tiểu có màu hồng hoặc nâu sẫm.

Tiểu ra máu là dấu hiệu của bệnh thận, đồng thời còn là biểu hiện của những bệnh lý khác như sỏi thận mãn, viêm cầu thận, viêm đường tiết niệu hoặc ung thư thận.

Đi tiểu nổi bọt

Bệnh thận có thể biểu hiện qua dấu hiệu đi tiểu nổi bọt. Điều này cho thấy chức năng của thận không hoạt động tốt, khi nước tiểu có chứa thành phần protein. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể không xảy ra tùy theo bệnh lý mà bạn mắc phải. 

Sưng phù kéo dài nhiều ngày

Tình trạng sưng phù cơ thể xảy ra ở những bộ phận nhất định. Tình trạng này xảy ra khi lượng protein bị lẫn trong nước tiểu. Nếu như cơ thể thiếu hụt lượng protein cần có sẽ khiến bọng mắt sưng to và xuất hiện kéo dài trong nhiều ngày liên tục. Ngoài ra tình trạng sưng mắt cá chân cũng xảy ra rất phổ biến. 

Chức năng thận suy yếu cũng gây cản trở quá trình đào thải natri. Từ đó gây tích trữ dịch cơ thể ở mắt cá chân hoặc bàn chân gây sưng phù. Đồng thời người bệnh cũng cần phân biệt tình trạng sưng phù với bệnh xương khớp, bệnh gan và giãn tĩnh mạch.

Biếng ăn, giảm khẩu vị 

Các bài tập tăng cường chức năng thận
Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể là dấu hiệu của bệnh thận giai đoạn đầu

Có nhiều người bị mất khẩu vị, biếng ăn do ảnh hưởng từ bệnh thận. Trong một số trường hợp, do thận bị tích tụ độc tố và chức năng thận suy yếu khiến các hormone thay đổi, điều này khiến bạn giảm khẩu vị và chán ăn. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của những vấn đề khác nên người bệnh cần thăm khám cụ thể để được tư vấn đúng hướng điều trị. 

Cơ bắp bị chuột rút

Những bệnh nhân bị suy giảm chức năng thận sẽ có triệu chứng mất cân bằng điện giải, điều này gây ra hiện tượng co thắt, chuột rút ở bắp chân. Ngoài ra nếu như người bệnh bị hạ canxi trong máu, hoặc hàm lượng phốt pho không được kiểm soát cũng sẽ gặp phải hiện tượng này. Vì thế nên thận trọng kiểm tra sức khỏe tổng quát nếu như bạn nhận thấy hiện tượng co thắt cơ bắp xảy ra bất thường.

Bài viết đã tổng hợp những bài tập tăng cường chức năng thận, đồng thời gợi ý những nguyên tắc quan trọng giúp hỗ trợ điều trị căn bệnh này. Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa bệnh thận bằng cách xây dựng chế độ dinh dưỡng và vận động khoa học, từ đó bảo vệ thận hoạt động tốt trong thời gian lâu nhất.

Bài viết liên quan:

 

TIN NÊN ĐỌC

Ngày đăng 03:10 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 16:07 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Mãnh lực Phục dương tửu là loại rượu thảo dược ngâm giúp cánh mày râu lấy lại đỉnh cao phong độ một cách hiệu quả và khoa học nhất. Đọc ngay để biết thêm về bài rượu “chồng uống vợ say” này...
[Ký Sự] Hành Trình Hoàn Thiện Bài Thuốc Sinh Lý Nam Mãnh Lực Phục Dương Khang

Bài thuốc sinh lý nam Mãnh lực Phục dương khang được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Trung tâm Nghiên…

Thận là gì? Thận Là Gì? Vị Trí, Cấu Tạo và Chức Năng Của Thận

Thận là cơ quan đảm nhiệm vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống con người. Trong đó…

Nephron là đơn vị cấu tạo và chức năng của thận Nephron – Đơn Vị Chức Năng Của Thận và Điều Cần Biết

Nephron là đơn vị cấu tạo và chức năng của thận. Chúng nằm ở cả phần vỏ và tủy thận…

Trung tâm Thuốc Dân Tộc - Nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nam khoa giỏi, uy tín Trung tâm Thuốc Dân Tộc – Nơi quy tụ đội ngũ bác sĩ Nam khoa giỏi, uy tín

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa các vấn đề sinh lý…

Uống gì tốt cho thận? 15 loại nước đỉnh nhất, dễ làm

Hàng ngày, cơ thể chúng ta cần được cung cấp một lượng nước nhất định để duy trì hoạt động…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Lê Hữu Tuấn

Phó Giám đốc chuyên môn

Hàng triệu nam giới truyền tai nhau bài thuốc đặc trị yếu sinh lý, rối loạn cương dương, xuất tinh sớm, liệt dương... phối chế 50 vị thuốc "cực phẩm nhân gian" - "chồng uống vợ say"... [Không thể bỏ qua]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua