Tiêu Chảy Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu & Cách Điều Trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tiêu chảy là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong cho trẻ em ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu tiêu chảy, cha mẹ không được chủ quan, nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh cũng như các biện pháp điều trị phòng ngừa, giúp bảo vệ sức khỏe của bé.

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết tiêu chảy ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy ở trẻ em là gì?

Tiêu chảy là tình trạng nhu động ruột mạnh hơn, đi ngoài phân mềm hoặc tạo thành chất lỏng có mùi hôi tanh. Tiêu chảy là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ em, thường được chia thành 2 loại khác nhau:

  • Tiêu chảy cấp tính: Kéo dài  1 – 2 ngày, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm trùng hoặc là do vi khuẩn.
  • Tiêu chảy mãn tính: Tình trạng này thường kéo dài trong vài tuần, nguyên nhân là do hội chứng ruột bị kích thích hoặc là các bệnh đường ruột.

Ở nước ta, tình trạng tiêu chảy ở trẻ em xảy ra nhiều vào hai thời điểm sau:

  • Vào mùa nóng: Đây là thời điểm thuận lợi để vi khuẩn phát triển, dễ gây ra bệnh tiêu chảy do nhiễm khuẩn.
  • Vào mùa lạnh: Lúc này trẻ rất dễ mắc phải những đợt dịch tiêu chảy do virus, đặc biệt là do Rotavirus.

Nguyên nhân gây ra tiêu chảy ở trẻ em

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ em, tuy nhiên nguyên nhân chính thường là do vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ruột. Cụ thể như sau:

Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy chủ yếu ở trẻ em
Rotavirus là tác nhân gây bệnh tiêu chảy chủ yếu ở trẻ em
  • Tiêu chảy do virus là nguyên nhân phổ biến nhất, các trường hợp bị tiêu chảy do Rotavirus chiếm 40%, xuất hiện nhiều vào mùa đông, thường kéo dài 3 ngày – 1 tuần.
  • Do vi khuẩn: Các vi khuẩn thường gây ra bệnh tiêu chảy ở trẻ em là E.Coli, tụ cầu, tả,…
  • Do nhiễm trùng không liên quan hệ tiêu hóa: Các loại vi trùng gây tiêu chảy ở trẻ em là các tác nhân gây ra bệnh cúm, sởi, tay chân miệng, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng huyết,…
  • Tiêu chảy do nhiễm ký sinh trùng qua thức ăn hoặc nước uống
  • Ngộ độc thức ăn gây tiêu chảy, có thể là tiêu chảy cấp với các biểu hiện đi kèm nôn, ói, đi ngoài nhiều, có xu hướng tự biến mất sau 24 giờ
  • Tiêu chảy ở trẻ em xảy ra cũng có thể là tác dụng của một số loại thuốc như amoxicillin, penicillin, erythromycin, cephalosporin,…
  • Mắc một số bệnh liên quan đến đường ruột như viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa,…
  • Trẻ bị rối loạn chức năng ruột như hội chứng kích ruột gây ra những bất thường ở dạ dày và ruột.

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ em

Dưới đây là một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy ở trẻ em:

  • Cho trẻ bú bình không đảm bảo vệ sinh làm gia tăng nguy cơ bị tiêu chảy lên nhiều lần so với việc bé bú sữa mẹ hoàn toàn.
  • Cho trẻ ăn bổ sung không đúng cách bằng thức ăn nấu để lâu ở nhiệt độ phòng, thức ăn bị ô nhiễm trước khi chế biến sẽ khiến.
  • Dụng cụ hay tay người chế biến thức ăn bị nhiễm bệnh, xử lý chất thải nhiễm bệnh không đúng cách.
  • Nước uống không sạch hoặc nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
  • Thói quen không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tiêu chảy

Thông thường, triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiêu chảy ở trẻ em là số lần đi ngoài nhiều gấp 2 lần so với bình thường, đối với những trẻ trên 3 tuổi thì tình trạng đi phân lỏng từ 3 lần trở lên. Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh mà trẻ sẽ có các triệu chứng sau: 

Khi trẻ bị tiêu chảy thưởng có triệu chứng nôn đi kèm
Khi trẻ bị tiêu chảy thưởng có triệu chứng nôn đi kèm

Dấu hiệu trẻ bị tiêu chảy nhẹ

  • Đau bụng
  • Đầy hơi
  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Mất nước
  • Đi ngoài nhiều lần
  • Sốt nhẹ hoặc là sốt cao

Triệu chứng bé bị tiêu chảy nặng

  • Đau bụng
  • Phân có lẫn máu
  • Nôn thường xuyên
  • Chán ăn, ăn không ngon hoặc bỏ bú
  • Sốt cao
  • Miệng khô, dính miệng
  • Cân nặng bị giảm, sút cân nặng
  • Đi ngoài nhiều, đi tiểu ít
  • Khát nước
  • Trẻ sơ sinh hay bị khóc, mệt mỏi, ngủ li bì
  • Trẻ có ít nước mắt hoặc không có nước mắt khi khóc

Điều trị tiêu chảy cho trẻ em

Khi trẻ bị tiêu chảy hoặc có các dấu hiệu bị tiêu chảy, mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để có những hướng dẫn cụ thể về điều trị tại nhà ở những trường hợp nhẹ. Tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng các bài thuốc Đông y hoặc các bài thuốc dân gian sẽ rất nguy hiểm.

Điều trị tình trạng mất nước, mất điện giải

Khi trẻ có dấu hiệu mất nước mẹ nên có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây nguy hiểm đến bé

Khi trẻ bị tiêu chảy ở mức độ trung bình hoặc nặng, cơ thể sẽ nhanh chóng bị mất nước, mất điện giải rất nguy hiểm. Có thể gây co giật, tổn thương não, thậm chí là tử vong. Mẹ có thể bổ sung nước và điện giải bằng cách cho bé uống Oresol.

Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng oresol cần biết:

  • Oresol dùng để điều trị tình trạng mất nước và mất điện giải do tiêu chảy gây ra, không phải là thuốc điều trị tiêu chảy.
  • Cần pha thuốc theo đúng hướng dẫn trên bao bì, chỉ nên pha với nước đun sôi, không pha với các loại nước khác. Nên pha với đúng tỷ lệ, không nên pha nước ít hơn so với hướng dẫn.
  • Cho trẻ uống chậm và thay cho nước, thường là từ 50 – 100ml sau mỗi lần trẻ bị tiêu chảy.
  • Trẻ trên 6 tháng có thể thay thế bằng nước dừa, nước cơm,…
  • Nếu trẻ không uống hoặc bị ói ngay sau khi ói thì phải theo dõi sát tình trạng mất nước của trẻ.

Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy

Thông thường, khi trẻ em bị tiêu chảy, bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn với các loại thuốc sau:

  • Thuốc kháng sinh: Thường được sử dụng cho các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do vi khuẩn gây ra, giúp diệt khuẩn gây bệnh. Do thuốc không có tác dụng tiêu diệt virus nên không được sử dụng cho những trường hợp bị tiêu chảy do virus.
  • Thuốc kháng tiêu chảy: Đây là loại thuốc không nên sử dụng khi không cần thiết vì nó có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Bên cạnh đó, thuốc sẽ che mất các triệu chứng, làm chậm trễ quá trình điều trị, khiến bệnh kéo dài, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Men vi sinh Probiotics: Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng tiêu chảy trong gần 1 ngày
  • Kẽm: Thường được bổ sung cho những trẻ bị thiếu dinh dưỡng, thiếu kẽm với các dấu hiệu như trẻ bị giảm cân nặng, trẻ đang trong đợt tiêu chảy cấp. Kẽm còn có tác dụng làm giảm tái phát đợt tiêu chảy tiếp theo trong nhiều tháng sau đó.

Cách chăm sóc khi trẻ bị tiêu chảy

Các biện pháp chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy
Các biện pháp chăm sóc trẻ khi bị tiêu chảy

Nếu trẻ bị tiêu chảy, gây mất ngủ, biếng ăn trong thời gian dài rất dễ bị suy dinh dưỡng. Cha mẹ cần phải lưu ý những điều dưới đây để có biện pháp chăm sóc tốt nhất cho trẻ:

  • Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường, giúp bé nhanh chóng lấy lại sức, giảm các triệu chứng của bệnh.
  • Đảm bảo cho bé ăn đầy đủ lượng thức ăn mỗi ngày, không bỏ bữa, nên lựa chọn những món ăn và thực phẩm phù hợp với tình trạng của bé.
  • Trong quá trình bé bị tiêu chảy, cơ thể sẽ bị thiếu chất và mệt mỏi. Mẹ nên bổ sung đầy đủ vitamin giúp cơ thể bé nhanh khỏe mạnh hơn sau khi ốm. Trước khi sử dụng những loại vitamin hay kẽm để bổ sung cho bé, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
  • Không dùng sữa thay thế cho các bữa ăn cho bé, mặc dù trong sữa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng đây lại là thực phẩm dễ gây ra tình trạng tiêu chảy
  • Thức ăn chứa nhiều chất xơ cũng không nên sử dụng cho trẻ em bị tiêu chảy.

Khi nào nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ?

Tiêu chảy có thể biến mất sau vài ngày nhưng có thể gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu ngay:

  • Trẻ quá yếu, không thể đứng lên
  • Choáng và chóng mặt
  • Bệnh có dấu hiệu chuyển biến nặng hơn
  • Trẻ bị tiêu chảy kéo dài hơn 3 ngày
  • Trẻ bị tiêu chảy dưới 6 tháng tuổi
  • Ói mửa ra chất lỏng màu xanh lá cây, mày và đẫm máu
  • Bị sốt hơn 40 độ C hoặc trên 38 độ C ở những trẻ dưới 6 tháng tuổi
  • Có các triệu chứng mất nước, đi cầu có máu
  • Trẻ có hệ miễn dịch yếu, bị phát ban, bị đau dạ dày trong hơn 2 giờ
  • Trẻ không đi tiểu trong 6 giờ ở em bé và 12 giờ ở trẻ lớn.
Khi bệnh tiêu chảy có dấu hiệu chuyển biến nặng, cha mẹ nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu
Khi bệnh tiêu chảy có dấu hiệu chuyển biến nặng, cha mẹ nhanh chóng đưa trẻ đi cấp cứu

Cách phòng tránh tiêu chảy ở trẻ em

Để có thể phòng tránh bệnh tiêu chảy cho trẻ em, cha mẹ cần phải chú ý những điều sau:

  • Thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà phòng hoặc nước ấm, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
  • Vệ sinh sạch sẽ bình bú, dụng cụ đựng và pha sữa cho trẻ, nên ngâm chứng trong nước sôi và để khô.
  • Thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ, loại bỏ các ký sinh trùng bám vào trẻ khi chơi hoặc ngậm đồ chơi.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiện để giảm nguy cơ tiêu chảy.
  • Không nên cho trẻ uống quá nhiều nước trái cây, các loại nước uống công nghiệp, có ga, đồ ăn nhanh,…

Tiêu chảy là căn bệnh phổ biến tưởng chừng như không nguy hiểm, nhưng nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách, dẫn đến mất nước sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Vì vậy, khi trẻ có những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh, hướng dẫn điều trị tại nhà đúng cách, giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

==> Có thể bạn quan tâm:

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:12 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Bị tiêu chảy nên ăn cháo gì để nhanh khỏi & khỏe lại?

Ăn cháo trong thời gian bị tiêu chảy là giải pháp bù nước hữu hiệu và giảm thiểu gánh nặng…

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài coi chừng mắc bệnh này

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài có thể là thói quen hoặc là dấu hiệu của một số…

tiêu chảy cấp nên ăn gì Tiêu chảy cấp nên ăn gì tuyệt đối phải tuân thủ theo bác sĩ

Tiêu chảy cấp là bệnh đường tiêu hóa dễ gặp, vấn đề ăn uống không đảm bảo thường là tác…

Cách chữa đau bụng đi ngoài hiệu quả [Thuốc & Mẹo tại nhà]

Có nhiều cách cách chữa đau bụng đi ngoài như dùng thuốc hoặc áp dụng các mẹo tự nhiên để…

Tiêu chảy cấp khiến bệnh nhân suy nhược, mệt mỏi, mất nước nghiêm trọng Tiêu chảy cấp: Dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị tốt nhất

Tiêu chảy cấp một một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nguy hiểm xảy ra trên toàn thế giới, là…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua