Tiêu chảy nhiễm trùng là gì? – Triệu chứng & điều trị [người lớn]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiêu chảy nhiễm trùng hay còn gọi là nhiễm trùng đường ruột nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể phát triển và trở thành dịch. Không những thế, bệnh còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm như xuất huyết, liệt cơ và tay chân, đôi khi nguy hiểm đến tính mạng.

Tiêu chảy nhiễm trùng là gì?

Tiêu chảy nhiễm trùng là tên gọi chung của nhóm bệnh tiêu chảy do nhiều vi sinh vật gây nên, bao gồm vi khuẩn, nấm men và ký sinh trùng. Những vi sinh vật gây bệnh thường tồn tại trong thực phẩm và rất dễ lây nhiễm nếu người bệnh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với chúng. 

Tiêu chảy nhiễm trùng
Tiêu chảy nhiễm trùng – Căn bệnh xảy ra ở hầu hết mọi đối tượng

Bệnh tiêu chảy nhiễm trùng xảy ra khá phổ biến hiện nay. Bệnh có thể xuất hiện ở hầu hết mọi người, không phân biệt giới tính và độ tuổi. Tuy nhiên, những đối tượng có cơ địa yếu hoặc sức đề kháng kém thường có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Tùy thuộc vào loại mầm bệnh mà tình trạng nhiễm trùng ở mức độ nặng hay nhẹ ở mỗi người khác nhau.

Nguyên nhân gây tiêu chảy nhiễm trùng

Theo các chuyên gia khoa Nội tiêu hóa, nguyên nhân gây nhiễm trùng phổ biến nhất vẫn là do mầm bệnh xâm nhập qua đường miệng. Ngoài ra, bệnh hình thành cũng có thể là do người bệnh tiếp xúc với nguồn nước bị ô nhiễm hoặc do vệ sinh thân thể kém. Bên cạnh đó, mầm bệnh cũng có thể đi từ bên ngoài vào trong cơ thể và gây kích ứng ruột dẫn đến tiêu chảy nhiễm trùng.

Mặt khác, tiêu chảy nhiễm trùng xuất hiện cũng có thể là do là các nguyên nhân sau đây:

  • Do bệnh nhân ăn thức ăn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Ăn thức ăn sống chưa được nấu chín và những thức ăn này có chứa vi khuẩn Salmonella gây ngộ độc
  • Sử dụng đồ hộp hoặc thịt hộp có chứa vi khuẩn clostridium
  • Ăn rau sống nhiễm vi khuẩn E.coli và giun sán

Đối tượng dễ mắc bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Thông thường, những đối tượng có sức đề kháng và cơ địa kém thường rất dễ mắc bệnh tiêu chảy nhiễm trùng. Theo các bác sĩ, những đối tượng sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường ruột cao như

  • Bệnh nhân bị cắt đi một phần dạ dày
  • Người có hệ miễn dịch bị suy giảm
  • Người cao tuổi
  • Trẻ em 
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú

Triệu chứng tiêu chảy nhiễm trùng

Ban đầu khi bệnh mới khởi phát, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng như tiêu chảy và sốt. Tuy nhiên, sau khi bệnh bệnh toàn phát thì ngoài hai dấu hiệu này còn xuất hiện các biểu hiện khác như:

  • Tiêu chảy dữ dội: Sau giai đoạn khởi phát, mầm bệnh di chuyển xa hơn trong đường tiêu hóa dẫn đến tình trạng tiêu chảy dữ dội. Nếu bị tả, người bệnh có triệu chứng đi ngoài nhiều hơn bình thường 20 – 50 lần trong ngày. Phân đi tiêu có biểu hiện khác như phân có dạng nước, có màu của nước vo gạo hoặc màu đục. Đặc biệt, trong phân có lợn cợn nhiều vảy trắng và các lớp vảy này chứa nhiều vi khuẩn gây tả. Phân không lẫn máu nhưng có mùi hôi tanh, rất khó chịu.
  • Nôn: Hiện tượng này kèm theo triệu chứng tiêu chảy khiến người bệnh mất nước và mất chất điện giải dẫn đến tình trạng lờ đờ, mắt trũng và vẻ mặt hốc hác, thân nhiệt hạ và tim đập yếu
  • Đau bụng: Biểu hiện này gặp ở những đối tượng bị tiêu chảy nhiễm trùng nặng. Mức độ nghiêm trọng của cơn đau còn phụ thuộc vào vị trí và nguyên nhân gây nhiễm trùng. Cụ thể, nếu ruột già bị tổn thương sẽ gây đau bụng dọc khung đại tràn. Còn nếu đau bụng kèm theo hiện tượng mót nặn là do trực tràng bị tổn thương
Triệu chứng tiêu chảy nhiễm trùng
Đau bụng là một trong những triệu chứng nhận biết của bệnh tiêu chảy nhiễm trùng
  • Chán ăn: Người bệnh cảm thấy khó chịu, miệng đắng và không muốn ăn
  • Co thắt: Tiêu chảy nhiễm trùng thường gây nên những cơn co thắt ở vùng bụng. Mỗi cơn co thắt có thể kéo dài 3 – 4 phút và đôi khi trở nên nghiêm trọng hơn
  • Hội chứng ruột kích thích: Mầm bệnh tồn tại trong ruột có thể kích thích niêm mạc ruột dẫn đến viêm và gây hội chứng ruột kích thích
  • Trầm cảm: Những người mắc bệnh tiêu chảy nhiễm trùng do nấm men gây nên thường có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao
  • Rối loạn giấc ngủ: Tiêu chảy nhiễm trùng gây mất ngủ và nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon và sâu giấc
  • Nhức đầu: Xuất hiện chất kích thích trong hệ thông tiêu hóa hoặc mất nước do tiêu chảy sẽ làm tăng nguy cơ nhức đầu ở người bệnh
  • Nghiến răng: Ở một số trường hợp nhiễm trùng đường ruột có thể gây nên hiện tượng nghiến răng
  • Ngứa và bỏng da

Ngoài các biểu hiện này ra, tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh có thể xuất hiện với các triệu chứng khác nhau. Vì vậy, nếu thấy bản thân bị tiêu chảy kèm theo một vài biểu hiện khác thường, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra.

Điều trị bệnh tiêu chảy nhiễm trùng

Căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh. Từ đó đưa ra biện pháp chữa trị giúp kiểm soát và khắc phục bệnh kịp thời, ngăn ngừa biến chứng xuất hiện.

Tùy thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị khác nhau. Cụ thể:

+ Đối với trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng do vi rút gây nên

Trong trường hợp này, triệu chứng tiêu chảy sẽ diễn ra liên tục trong vài ngày khiến cơ thể mệt mỏi do mất nước. Tuy nhiên, bệnh sẽ tự khỏi sau đó một vài ngày mà không cần điều trị. Thế nhưng, để nhanh chóng lấy lại sức khỏe, bệnh nhân nên bổ sung chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng.

Đặc biệt nên ăn nhiều thực phẩm chứa vitamin để tăng sức đề kháng cho cơ thể, giúp đẩy lùi bệnh. Đồng thời, người bệnh cũng nên ăn những thức ăn được chế biến dưới dạng lỏng, dễ tiêu hóa để giúp đường ruột hoạt động tốt hơn.

+ Trường hợp tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn

Nếu bị tiêu chảy nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh nhân nên đến ngay bệnh viện để bác sĩ thăm khám và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp. Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, chuyên viên y tế có thể kê đơn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc như thuốc chống ký sinh trùng hoặc thuốc tăng hệ miễn dịch (thuốc bột hòa tan điều trị tiêu chảy hay hafenthyl) để cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, trong trường hợp nặng, người bệnh cần nhập viên và phải dùng thuốc kháng sinh, truyền dịch tĩnh mạch hoặc một số biện pháp chữa trị khác để ngăn ngừa bệnh chuyển biến xấu. Đa phần bệnh nhân đều cảm thấy tốt hơn sau khi tiến hành điều trị một vài ngày hoặc vài tuần.

⇒ Lưu ý: Trong hầu hết các trường hợp bệnh tiêu chảy nhiễm trùng, để tránh tình trạng mất nước và mất chất điện giải gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân bổ sung đủ nước cho cơ thể. Để bù nước – chất điện giải, nhân viên y tế thường khuyên người bệnh sử dụng Oresol (ORS). Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ mất nước mà liều lượng dùng ở mỗi đối tượng thường khác nhau.

chăm sóc bệnh nhân tiêu chảy nhiễm trùng
Người bị tiêu chảy nhiễm trùng nên uống nhiều nước để hạn chế tình trạng mất nước

Thuốc điều trị tiêu chảy nhiễm trùng

Để điều trị tiêu chảy nhiễm trùng, bác sĩ thường dùng các nhóm thuốc sau đây:

+ Thuốc kháng sinh

Thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp sau đây:

  • Tiêu toàn nước: Trong trường hợp này không nên dùng kháng sinh trừ khi nghi là do dịch tả
  • Trẻ nhỏ bị tiêu chảy kèm theo co giật: Nếu do vi khuẩn Shigella gây ra nên dùng kháng sinh điều trị
  • Tiêu đàm máu đại thể: Nếu có sốt dùng kháng sinh. Trường hợp không sốt, ở người lớn nên điều trị như chữa lỵ amip nhưng nếu cơ địa có bệnh nền mạn tính hoặc người bệnh lớn hơn 60 tuổi, lúc này nên cân nhắc dùng kháng sinh. Còn ở trẻ em nên điều trị như lỵ
  • Tiêu đàm máu vi thể: Nếu trong phân có nhiều hồng cầu và bạch cầu nên dùng kháng sinh chữa trị

Tùy vào thuộc tính nhạy cảm của vi trùng mà sử dụng loại kháng sinh điều trị ở mỗi cơ thể khác nhau. Bên cạnh đó cũng có thể thay đổi liều lượng và loại thuốc kháng sinh theo từng thời điểm, từng địa phương và độ tuổi của người bệnh. Một số loại kháng sinh thường dùng để điều trị tiêu chảy nhiễm trùng do Shigella gây ra như Metronidazol, Norfloxacin, Ofloxacin, Ciprofloxacin,…

+ Thuốc phụ trợ trị tiêu chảy khác

  • Kẽm: Đối với trẻ 6 tháng tuổi trở lên nên dùng 20 mg/ngày. Còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi uống 10 mg/ngày. Nên uống trong và sau khi điều trị tiêu chảy tổng cộng 14 ngày để cải thiện bệnh và rút ngắn thời gian điều trị, đồng thời phòng ngừa tiêu chảy trong 3 tháng sau đó
  • Thuốc kháng tiết Racecadotril: Có thể sử dụng ở những đối tượng bị tiêu chảy do cơ chế xuất tiết
  • Thuốc giảm như động ruột Loperamid và thuốc chống ói như Domperidon và Ondanstron: Các loại thuốc này chỉ sử dụng ở người lớn. Không nên dùng ở trẻ em bởi thuốc chưa được chứng minh mang lại tác dụng hiệu quả ở trẻ
  • Men vi sinh Probiotics: Bao gồm Saccharomyces và Lactobacillus: Sử dụng trong trường hợp tiêu chảy không đàm máu hoặc ở những đối tượng bị tiêu chảy liên quan đến kháng sinh nhằm rút ngắn thời gian điều trị tiêu chảy

Cách phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng

Để phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tiêu chảy nhiễm trùng tái phát, bệnh nhân nên thực hiện theo những nguyên tắc vệ sinh an toàn sau đây:

  • Nên rửa tay trước khi ăn, nấu nướng và sau khi đi vệ sinh: Người bệnh nên tập thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, giúp cải thiện triệu chứng bệnh và hạn chế tình trạng lây nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng gây bệnh sang cho người khỏe mạnh. Tuy nhiên, việc vệ sinh tay bằng nước vẫn không đủ. Bệnh nhân nên rửa tay bằng xà phòng hoặc các hoạt chất tẩy rửa có tính sát khuẩn.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh và đảm bảo an toàn: Người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên bổ sung những loại thực phẩm tốt cho hệ đường ruột như sữa chua, kim chi, bông cải xanh,…. Đồng thời nên tránh những đồ ăn, thức uống khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng như rượu, bia, thức ăn lạnh,…
  • Tuân thủ nguyên tắc ăn khoa học: Nên ăn chín và uống sôi. Tránh ăn đồi tái sống. Thức ăn cần được đậy kín để tránh ruồi nhặng
  • Xử lý rác thải, phân sạch sẽ để tránh tình trạng vi sinh vật gây bệnh từ môi trường ngoài xâm nhập vào cơ thể người
  • Không ôm hay nựng thú cưng. Cách duy nhất để ngăn chặn mầm bệnh lây nhiễm từ động vật sang người là người bệnh nên sử dụng dụng cụ hoặc quần áo báo hộ khi vào chuồng trại

Tiêu chảy nhiễm trùng là căn bệnh nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong nếu không chữa trị kịp thời. Vì vậy, khi thấy dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến ngay bệnh viện để khám. Tại đây, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và đưa ra hướng điều trị hợp lý nhằm giúp kiểm soát triệu chứng bệnh.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Hễ ăn vào đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:12 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:09 - 03/07/2023
Chia sẻ:
Các Loại Sữa Dành Cho Trẻ Bị Tiêu Chảy Tốt Nhất Hiện Nay [Có Giá]

Sữa cho trẻ bị tiêu chảy được đặc chế dựa trên công thức đặc biệt, dành cho trẻ bất dung…

Thuốc tiêu chảy Berberin: Cách sử dụng, giá bán và lưu ý

Thuốc tiêu chảy Berberin được chiết xuất từ cây hoàng đằng, có tác dụng chống tiêu chảy do vi khuẩn…

bà bầu bị đau bụng đi ngoài Bà bầu đau bụng đi ngoài có sao không, làm sao điều trị?

Trong thời kỳ mang thai, bà bầu rất dễ gặp phải tình trạng đau bụng đi ngoài. Đây là vấn…

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài coi chừng mắc bệnh này

Ăn sáng xong là đau bụng đi ngoài có thể là thói quen hoặc là dấu hiệu của một số…

Có nên ăn trứng khi đang bị tiêu chảy? Bị tiêu chảy có nên ăn trứng không?

Trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng, dễ ăn, giúp nạp thêm năng lượng. Vậy, bị tiêu chảy có nên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua