Bệnh viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh viêm ruột ở trẻ em chiếm khoảng 15 – 20% các trường hợp viêm ruột được chẩn đoán. Viêm ruột ở trẻ em thường không nghiêm trọng và có thể khắc phục được tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi viêm ruột có thể biến chứng và gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Do đó chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để phòng ngừa các biến chứng.

viêm ruột ở trẻ em
Bệnh viêm ruột ở trẻ em có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh viêm ruột là thuật ngữ chỉ tình trạng viêm và tổn thương ở hệ thống tiêu hóa. Các bệnh lý viêm đường ruột phổ biến bao gồm viêm loét đại tràng và bệnh Crohn. Viêm đường ruột ở người lớn và thiếu niên trên 15 tuổi chủ yếu ảnh hưởng đến hồi tràng (phần cuối của ruột non). Trong khi ở trẻ em dưới 6 tuổi, viêm ruột thường chỉ ảnh hưởng đến ruột già, đại tràng.

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ thường có xu hướng biến chứng và nguy hiểm hơn ở người lớn. Có khoảng 77% các trường hợp viêm ruột ở trẻ nhỏ biến chứng thành viêm tụy, rối loạn tuyến mật và rối loạn cảm xúc vị thành niên.

Nguyên nhân gây viêm ruột ở trẻ em

Hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến viêm ruột. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:

  • Giới tính: Các bé trai có nguy cơ viêm ruột cao hơn các bé gái. Tuy nhiên, sau tuổi dậy thì nữ giới thường dễ mắc bệnh Crohn hơn nam giới. Điều này được giải thích là do thay đổi nồng độ Hormone trong cơ thể dẫn đến sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh.
  • Di truyền: Những trẻ có cha mẹ hoặc người thân trong gia đình bị viêm ruột thường có nguy cơ cao hơn. Khoảng 17% bệnh nhi viêm ruột có tiền sử gia đình viêm ruột hoặc viêm hệ thống tiêu hóa.

Ngoài ra, chế độ ăn uống, lối sống căng thẳng và tâm lý không ổn định có thể làm tăng nguy cơ viêm ruột ở trẻ nhỏ. Trẻ thường thường sử dụng một số loại thuốc hoặc có dị tật hệ thống tiêu hóa bẩm sinh cũng làm tăng khả năng mắc bệnh viêm ruột.

Dấu hiệu nhận biết viêm đường ruột ở trẻ em

Ở trẻ em, bệnh viêm ruột có thể gây ra một số triệu chứng như:

  • Đau bụng
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Có máu trong phân
  • Tiêu chảy hoặc đại tiện ra chất nhầy
  • Loét đường tiêu hóa gây xuất huyết
  • Chậm phát triển và hình thành các đặc tính tình dục
  • Sốt
  • Gặp vấn đề về mắt
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều ở nữ giới
bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ
Viêm ruột có thể khiến trẻ bị đau bụng, chướng bụng, khó chịu

Bệnh viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh viêm đường ruột ở trẻ nhỏ thường dẫn đến tăng trưởng kém, dậy thì muộn, mật độ xương thấp. Các biến chứng này thường có liên quan đến nhau và khó chẩn đoán để điều trị. Ngoài ra, bệnh có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, thủng thành ruột hoặc khó tăng cân. Các biến chứng cụ thể như sau:

1. Tăng trưởng kém và khó tăng cân

Tình trạng viêm ruột làm cho hệ thống tiêu hóa của trẻ chán ăn và khó hấp thụ các chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến việc thiếu Protein, vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Do đó, làm chậm sự tăng trưởng và phát triển bình thường của trẻ.

Các nghiên cứu cho biết có khoảng 10% các trường hợp trẻ em bị viêm ruột không thể phát triển thể chất bình thường. Bé trai thường có xu hướng phát triển kém hơn các bé gái. Ngoài ra, các loại thuốc điều trị viêm ruột như Corticosteroid cũng góp phần làm chậm sự tăng trưởng ở trẻ.

2. Dậy thì muộn

Bệnh viêm ruột ở trẻ em có thể làm trì hoãn độ tuổi dậy thì, đặc biệt là đối với trẻ em gái. Tình trạng viêm nhiễm có thể làm ảnh hưởng đến các gen quy định Hormone giới tính. Điều này dẫn đến việc phát triển các mô mỡ ở tuổi dậy thì ở các bé gái và gây béo phì.

Dậy thì muộn khiến Hormone giới tính bị trì hoãn sản xuất và làm giảm tốc độ tăng trưởng cơ thể ở trẻ em. Ngoài ra, các loại thuốc và phương pháp điều trị bệnh viêm ruột cũng ảnh hưởng đến Hormone giới tính và làm chậm quá trình dậy thì.

viêm ruột ở trẻ em có nguy hiểm không
Viêm ruột có thể làm chậm quá trình tăng trưởng và dậy ở trẻ

3. Mật độ xương thấp

Mật độ xương là thước đo nồng độ Canxi và khoáng chất có trong xương. Thống kê cho thấy, khoảng 50% các trường hợp viêm đường ruột ở trẻ nhỏ dẫn đến mật độ xương thấp. Ngoài ra, các loại thuốc điều trị viêm ruột như Corticosteroid cũng làm giảm mật độ xương ở trẻ em và trẻ vị thành niên.

Xương thường phát triển mạnh mẽ trong độ tuổi thiếu niên. Trẻ em bị viêm ruột thường bị can thiệp vào việc xây dựng xương. Điều này dẫn đến xương thiếu khoáng chất dễ bị nứt, gãy và tổn thương hơn.

Bên cạnh đó, viêm ruột ở trẻ em có thể làm tăng khả năng mắc các bệnh như:

Viêm đường ruột ở trẻ em là một bệnh lý tương đối nguy hiểm. Nếu không được điều trị, trẻ có thể trở nên thấp bé, ốm yếu và có nguy cơ bị trầm cảm tuổi vị thành niên. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần có biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Cách điều trị bệnh viêm ruột ở trẻ em

Viêm ruột là một bệnh lý mãn tính và không có biện pháp để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị một số biện pháp điều trị và làm giảm nguy cơ biến chứng như sau:

1. Thay đổi chế độ ăn uống

Thay đổi chế độ ăn uống được xem là một biện pháp cải thiện viêm ruột hiệu quả. Trẻ bị viêm ruột cần tránh một số thực phẩm hoặc tuân thủ theo một chế độ ăn kiêng có thể làm giảm các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi thay đổi chế độ ăn uống của trẻ.

viêm ruột ở trẻ em
Đôi khi bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn uống qua ống để ruột có thời gian hồi phục

Đôi khi, trẻ có thể cần được áp dụng một chế độ ăn uống đặc biệt. Thức ăn sẽ được cung cấp thông qua một ống cho ăn được nối từ mũi đến dạ dày. Điều này có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và để cho ruột được nghỉ ngơi và có thời gian hồi phục.

Nếu trẻ bị hẹp đường ruột, bác sĩ có thể đề nghị chế độ ăn ít chất xơ. Điều này làm giảm lượng phân, chất thải đi qua tràng và làm giảm áp lực lên khu vực này.

2. Thuốc điều trị viêm ruột ở trẻ em

Để điều trị viêm đường ruột ở trẻ nhỏ, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc như:

  • Thuốc Corticosteroid để làm giảm viêm và khó chịu do viêm ruột gây ra. Tuy nhiên, Corticosteroid có một số tác dụng phụ và không thích hợp để sử dụng lâu dài.
  • Aminos Alicylat có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ trên niêm mạc ruột.
  • Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp nhiễm trùng, lỗ rò thành ruột và áp xe. Kháng sinh có thể được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác.
  • Chất điều hòa hệ thống miễn dịch thường được chỉ định ở những bệnh nhân không đáp ứng các phương pháp điều trị khác. Ngoài ra, thuốc cũng hỗ trợ quá trình phát triển bình thường của trẻ.
  • Liệu pháp sinh học thường được chỉ định cho trẻ bị dị ứng thuốc hoặc không muốn sử dụng thuốc. Các liệu pháp sinh học không dẫn đến tác dụng phụ và có thể ngăn chặn tình trạng gây viêm, nhiễm trùng máu.

Trong các trường hợp viêm đường ruột ở trẻ em nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị:

  • Steroid tiêm tĩnh mạch, được đưa vào bệnh viện  
  • Steroid đường uống như Prednison có tác dụng chống viêm toàn thân.
  • Steroid tại chỗ như thuốc xổ, thuốc đạn hoặc kem bôi ngoài da. Thuốc có tác dụng điều trị viêm cục bộ ở đại tràng Sigma, trực tràng hoặc hậu môn.
cách điều trị bệnh viêm ruột ở trẻ em
Viêm ruột ở trẻ em thường được điều trị bằng thuốc để cải thiện các triệu chứng

3. Phẫu thuật điều trị

Phẫu thuật thường được chỉ định trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc các biện pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Phẫu thuật thường bao gồm:

  • Bệnh Crohn: Bác sĩ thường cắt bỏ một phần của ruột để tái tạo lại hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, bệnh Crohn hiếm khi được chữa khỏi hoàn toàn và có thể tái phát trong tương lai.
  • Viêm đại tràng ở trẻ em: Bác sĩ có thể cắt bỏ đại tràng để cải thiện các triệu chứng.

Bệnh viêm ruột ở trẻ nếu không được điều trị đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ. Do đó, cha mẹ hoặc người chăm sóc cần chú ý các triệu chứng để có biện pháp khắc phục kịp thời. Nếu có bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào vui lòng trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế.

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 08:50 - 02/07/2023 - Cập nhật lúc: 12:17 - 03/07/2023
Chia sẻ:
TTPTH đã vượt qua 4 bài kiểm định về chất lượng theo hướng dẫn của ICH Đau đại tràng vì “của ngon vật lạ” ngày Tết và cách xử lý

Thịt mỡ, dưa hành, rượu, bia,.. tạo nên mâm cơm Tết ấm cúng nhưng lại là nỗi ám ảnh đối…

Viêm đại tràng nên ăn quả gì? Lời khuyên từ chuyên gia

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng đối với bệnh viêm đại tràng. Nếu ăn uống thiếu…

Nội soi đại tràng – Quy trình như thế nào, có đau không?

Kỹ thuật nội soi đại tràng thường được chỉ định cho những người đang gặp triệu chứng bất thường ở…

Tràng Phục Linh Plus: Thành phần, công dụng, giá bán, cách dùng

Tràng Phục Linh Plus (nhãn đỏ) là sản phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Tư vấn Y…

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không, có biến chứng?

Hội chứng ruột kích thích có nguy hiểm không? Các biến chứng thường gặp là gì? là một trong vấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua