Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là một trong những mẹo được nhiều người chia sẻ, truyền tai nhau cho rằng có thể hỗ trợ cải thiện kịp thời tình trạng đột quỵ, giúp người bệnh dễ chịu hơn, ngăn ngừa được nguy cơ tử vong khi cơn đột quỵ xuất hiện đột ngột. Thế nhưng, “chích máu đầu ngón tay bằng kim để sơ cứu đột quỵ có thật sự hiệu quả không? Thực hiện thế nào cho đúng?” thì không phải ai cũng biết. Thắc mắc này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay trong bài viết dưới đây.

Thực hư về cách sơ cứu đột quỵ bằng kim

Có rất nhiều người truyền tai nhau về cách sơ cứu đột quỵ bằng kim, đặc biệt là trên các trang thông tin, mạng xã hội, nhất là facebook. Theo thông tin chia sẻ, người thân có thể dùng một cây kim may hoặc một ống tiêm thuốc, hơ nóng kim bằng lửa để sát trùng. Sau đó dùng cây kim này chích lên 10 đầu ngón tay của bệnh nhân, chỉ cần chích vào đầu ngón tay, không cần xác định một huyệt vị đặc biệt nào cả, đến khi thấy có máu từ đầu ngón tay rỉ ra là được.

Sơ cứu đột quỵ bằng kim được nhiều người truyền tai nhau và cho rằng có thể mang đến hiệu quả cho bệnh nhân đột quỵ
Sơ cứu đột quỵ bằng kim được nhiều người truyền tai nhau và cho rằng có thể mang đến hiệu quả cho bệnh nhân đột quỵ

Trường hợp không thấy máu rỉ ra thì người sơ cứu nên nặn đầu ngón tay của người bệnh cho đến khi thấy có giọt máu nhỏ xuống. Khi cả mười đầu ngón tay đã chảy máu, chỉ cần chờ trong vài phút, bệnh nhân sẽ tỉnh lại. Trường hợp bệnh nhân bị méo mồm, có thể nắm hai tai bệnh nhân kéo mạnh, đến khi thấy hai tai đều ửng đỏ là được. Không chỉ lưu truyền cách sơ cứu bằng kim này, nhiều người còn nhận định rằng, đã từng thấy các bác sĩ sơ cứu cho người đột quỵ bằng kim. Họ cũng chia sẻ rằng, nếu sau này gặp phải người bị đột quỵ, nhất định sẽ áp dụng biện pháp sơ cứu này để giúp bệnh nhân tránh gặp phải nguy cơ tử vong, tàn tật. 

Tuy nhiên, theo các bác sĩ của Trung tâm nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, cũng như nhiều bác sĩ chuyên khoa Đột quỵ khác, bao gồm cả các bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), sơ cứu đột quỵ não bằng kim là phương pháp dân gian hoàn toàn không có cơ sở khoa học và không có tác dụng. Chúng ta tuyệt đối không nên áp dụng cách sơ cứu này khi có người bị đột quỵ, phương pháp này không chỉ không có tác dụng mà đôi khi còn gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

Đột quỵ là căn bệnh cấp tính xảy ra đột ngột, được chia làm 2 dạng chính là đột quỵ xuất huyết não (chiếm 20%) và đột quỵ thiếu máu não (chiếm 80%). Người bị đột quỵ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện chuyên khoa để kịp thời sơ cứu, cấp cứu, cứ 1 phút trôi qua ở bệnh nhân đột quỵ não sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi do không được cung cấp oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng tế bào não. 

Dùng kim sơ cứu đột quỵ có thật sự hiệu quả?

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, sơ cứu đột quỵ bằng kim là hành động sai lầm, hoàn toàn không có cơ sở khoa học nào cả. Người thân và người xung quanh tuyệt đối không nên áp dụng cách làm này đối với bệnh nhân đột quỵ. Với những trường hợp bệnh nhân co quắp bàn tay, bất tỉnh, sùi bọt mép được sơ cứu bằng cách chích máu đầu ngón tay và  tỉnh dậy. Đây không phải là biểu hiện của đột quỵ, cũng không phải là do cách sơ cứu bằng kim mang đến hiệu quả mà là biểu hiện của một cơn động kinh đã kết thúc. Người bệnh không cần được sơ cứu vẫn có thể từ từ hồi phục khi cơn động kinh qua đi. 

Riêng với bệnh đột quỵ, cách sơ cứu đúng đắn nhất là cho bệnh như sau:

  • Đặt bệnh nhân nằm nghiêng hoặc nghiêng đầu sang một bên, nhanh chóng nới lỏng quần áo, kiểm tra mũi họng, lấy dị vật, chất nôn để giúp bệnh nhân dễ thở hơn
  • Nhanh chóng gọi 115, thông báo có người bị đột quỵ hoặc gọi xe taxi đưa bệnh nhân đến bệnh viện chuyên khoa có thể điều trị đột quỵ
  • Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, nên nói chuyện, trao đổi về thời điểm đầu tiên xuất hiện triệu chứng bất thường, loại thuốc họ đang sử dụng, tiền sử bệnh tật, tránh cho bệnh nhân mất ý thức
  • Trường hợp bệnh nhân bất tỉnh thì cần theo dõi nhịp thở, nhịp tim, nếu bệnh nhân hôn mê, ngừng thờ thì nên nhanh chóng hô hấp nhân tạo để cứu sống người bệnh.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, đột quỵ xảy ra khi mạch máu não bị vỡ hoặc tắc nghẽn khiến các tế bào não không được cung cấp oxy và dưỡng chất thiết yếu, bắt đầu chết đi, gây ra các tổn thương nghiêm trọng cho người bệnh. Các dấu hiệu đặc trưng của đột quỵ gồm méo mặt, được thể hiện rõ khi bệnh nhân cười; không thể giơ hai tay qua đầu cùng lúc, thường một cánh tay thấp hơn cánh tay còn lại; không thể nhắc lại một câu nói đơn giản, có thể là nói ngọng, nói lắp, nói khó hiểu. 

Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng khác như đứng không vững, chóng mặt, đột ngột ngã không rõ nguyên nhân, yếu hoặc tê nửa người, đau đầu dữ dội, đột ngột, không rõ nguyên nhân, giảm hoặc mất thị lực, nhất là ở một bên mắt. Nếu bệnh nhân có một hoặc một số dấu hiệu này, người bệnh cần được nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để được sơ cứu và điều trị. 

Tuyệt đối không được dùng kim chích máu đầu ngón tay cho bệnh nhân. Đây là phương pháp hoàn toàn không có cơ sở khoa học, không có căn cứ càng không có hiệu quả trong sơ cứu đột quỵ. Dùng kim sơ cứu đột quỵ chỉ rồi chờ bệnh nhân tự tỉnh lại chỉ làm kéo dài thời gian, lỡ mất giờ vàng trong điều trị, khiến mức độ tổn thương của các tế bào não thêm nghiêm trọng hơn mà thôi. Hơn nữa, phương pháp sơ cứu này còn có thể làm gia tăng nguy hiểm, khiến bệnh nhân dễ gặp phải các biến chứng nghiêm trọng hơn mà thôi. Trong điều trị đột quỵ, chỉ khi mạch máu được tái thông, hết tắc nghẽn, xuất huyết, tế bào não được cung cấp oxy và dưỡng chất thì bệnh nhân mới qua khỏi cơn nguy kịch. 

Một số sai lầm chết người khi sơ cứu đột quỵ 

Có rất nhiều kinh nghiệm dân gian sơ cứu, điều trị đột quỵ được lưu truyền và áp dụng rộng rãi. Nhiều người cho rằng việc áp dụng các cách làm này chẳng gây nguy hiểm cho người bệnh, biết đâu là có thể cứu sống bệnh nhân lúc nguy cấp nên cứ áp dụng mà không hề tìm hiểu, không lường trước được hậu quả mà nó mang lại. Những sai lầm nghiêm trọng, nguy hiểm trong sơ cứu đột quỵ nhiều người thường mắc phải có thể kể đến như:

  • Chích máu đầu ngón tay: Cách làm này chỉ áp dụng cho người bị co giật, lên cơn động kinh, phải được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ y học cổ truyền. Như đã đề cập, dùng kim sơ cứu đột quỵ là hoàn toàn sai lầm, tuyệt đối không được áp dụng cho bệnh nhân đột quỵ.
Chích máu đầu ngón tay bằng kim được khẳng định là trò bịp bợm, đánh lừa cộng đồng, tuyệt đối không nên áp dụng
Chích máu đầu ngón tay bằng kim được khẳng định là trò bịp bợm, đánh lừa cộng đồng, tuyệt đối không nên áp dụng
  • Cạo gió, chích lễ cho bệnh nhân đột quỵ: Nhiều người thường nhầm lẫn đột quỵ với trúng gió và thường áp dụng các phương pháp dân gian như chích lễ, cạo gió cho bệnh nhân… Đây là những cách sơ cứu sai lầm, làm lỡ thời gian vàng trong điều trị đột quỵ. 
  • Cho bệnh nhân ăn nhẹ, uống nước gừng, nước chanh…: Chúng ta cũng thường có xu hướng cho bệnh nhân uống nước gừng, nước chanh, nước đường hoặc ăn cháo và cho người bệnh nghỉ ngơi, phục hồi. Tuy nhiên, đây cũng là cách sơ cứu sai lầm, bệnh nhân đột quỵ hay bị rối loạn nhai nuốt, tê cứng lưỡi, rất dễ bị sặc, nghẹn nếu ăn, uống khi phát bệnh, gây ra tình trạng suy hô hấp, viêm phổi, làm gia tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân.
  • Cho bệnh nhân ngậm thuốc hạ huyết áp: Tăng huyết áp đột ngột là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị đột quỵ. Nhiều người khi kiểm tra huyết áp thấy huyết áp của bệnh nhân tăng cao đã tự ý cho người bệnh ngậm thuốc hạ huyết áp. Thế nhưng, với đột quỵ, việc dùng thuốc hạ huyết áp sẽ khiến dòng máu lên não yếu đi, làm tình trạng thiếu máu não thêm nghiêm trọng hơn không hề hữu ích với người bị đột quỵ chút nào. 
  • Để bệnh nhân tự đi xe đến bệnh viện hoặc chở bệnh nhân bằng xe máy: Người bệnh đột quỵ cần được nằm nghiêng, tuyệt đối không nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện bằng xe máy hoặc để bệnh nhân tự đi xe đến bệnh viện. Trường hợp vùng sâu vùng xa, nguy cấp, bất khả kháng, không còn lựa chọn nào khác thì có thể tạm dùng xe máy để đưa bệnh nhân đi cấp cứu. 

Một số lưu ý khi sơ cứu cho người đột quỵ

Đột quỵ não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, nằm trong top những bệnh lý có nguy cơ gây tử vong và tàn tật cao. Với thắc mắc sơ cứu đột quỵ bằng kim có hiệu quả không, có nên áp dụng không thì câu trả lời được đưa ra là tuyệt đối không nên. Không áp dụng cách sơ kim bằng kim hay một biện pháp dân gian nào khác với người bị đột quỵ não. Người bệnh cần được đưa tới bệnh viện sớm nhất có thể, tốt nhất là trong 4 – 6 giờ đầu tiên khi triệu chứng của bệnh xuất hiện. 

Trong quá trình sơ cứu cho bệnh nhân đột quỵ não, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

  • Đối với những trường hợp vùng sâu vùng xa, khi đưa bệnh nhân đi cấp cứu, cần để bệnh nhân nằm cố định, tránh rung lắc mạnh để không làm tổn thương đến mạch máu não
  • Đột quỵ não là bệnh nguy hiểm, cần tránh rung lắc mạnh, tuy nhiên, phải đưa bệnh nhân đi cấp cứu, tuyệt đối không để cho bệnh nhân nằm một vị trí, chờ cho bệnh nhân khỏe lại được
  • Tình trạng đột quỵ kéo dài càng lâu, việc tiếp cận với cấp cứu, điều trị càng chậm thì tổn thương, nguy cơ tử vong càng nghiêm trọng. Đã có rất nhiều trường hợp do thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về cách nhận biết, xử lý đột quỵ mà bệnh nhân đã tử vong trước khi được tiếp cận với y tế hoặc phải chịu thương tật vĩnh viễn do căn bệnh này gây ra. 
  • Theo một khảo sát, có đến 50% người Việt vẫn ngộ nhận đột quỵ là trúng gió, đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến tỷ lệ tử vong, tàn tật do đột quỵ ở việt Nam luôn ở mức cao hơn thế giới. 

Nhìn chung, với thắc mắc sơ cứu đột quỵ bằng kim thế nào cho đúng, một lần nữa, chúng tôi xin khẳng định, dùng kim hoàn toàn không phải là cách sơ cứu đột quỵ đúng đắn. Người bị đột quỵ cần được nhanh chóng đưa đến bệnh viện chuyên khoa để được sơ cứu, cấp cứu kịp thời, không nên trì hoãn, bỏ lỡ thời gian vàng trong điều trị. 

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:33 - 24/10/2022 - Cập nhật lúc: 14:33 - 24/10/2022
Chia sẻ:
Đột quỵ là bệnh lý nguy hiểm, ngày càng có xu hướng gia tăng ở người trẻ tuổi Đột quỵ ở người trẻ là do đâu? Dấu hiệu và Cách ngăn chặn

Đột quỵ là bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi, từ độ tuổi 55 trở lên. Tuy nhiên, tình…

Chích máu đầu ngón tay bằng kim được khẳng định là trò bịp bợm, đánh lừa cộng đồng, tuyệt đối không nên áp dụng Sơ Cứu Đột Quỵ Bằng Kim Như Thế Nào Là Đúng Cách?

Sơ cứu đột quỵ bằng kim là một trong những mẹo được nhiều người chia sẻ, truyền tai nhau cho…

Đột quỵ khi ngủ rất nguy hiểm, hay xảy ra ở người lớn tuổi Dấu Hiệu Đột Quỵ Khi Ngủ: Nguy Hiểm Cần Biết Chớ Bỏ Qua

Đột quỵ khi ngủ không hiếm gặp, chiếm tỷ lệ từ 8 - 28% tổng số ca đột quỵ. Những…

Vận động sớm rất cần thiết trong quá trình hồi phục của người sau đột quỵ 6 Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ tại nhà phục hồi nhanh

Chăm sóc cho bệnh nhân đột quỵ tại nhà đúng cách sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng sức…

Bệnh viện Nhân dân 115 là một trong những bệnh viện chữa đột quỵ hàng đầu tại TP.HCM Top 5 Bệnh Viện Chữa Đột Quỵ Tốt Hàng Đầu Tại TP.HCM

Điều trị đột quỵ tại các bệnh viện có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng cơ hội…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua