Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài Thuốc Thông Xoang Khang Dược ĐẶC TRỊ Viêm Xoang, Viêm Mũi CHẤM DỨT Đau Buốt, NGỪA Biến Chứng

Bị ngứa mũi liên tục là bị gì? Làm sao trị hết?

Thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng và cách dùng

Thuốc Adrenalin là thuốc gì? Giá bán, cách dùng và tương tác

Các Loại Thuốc Xịt Trị Viêm Mũi Dị Ứng Thông Dụng

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả nhanh

10 thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay 2022

Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng cách nào?

Bị ngứa mũi liên tục là bị gì? Làm sao trị hết?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở Mỹ Đình – Hà Nội

Ngứa mũi liên tục là một tình trạng phổ biến gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Ngứa mũi có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và tình trạng y tế. Bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết bên dưới.

ngứa mũi
Ngứa mũi thường có liên quan đến tình trạng dị ứng hoặc kích ứng niêm mạc mũi

Nguyên nhân gây ngứa mũi liên tục

Ngứa mũi có thể là tình trạng ngứa bệnh trong hoặc bên ngoài (da mũi) hoặc bên trong mũi (khoang mũi). Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng ngứa mũi liên tục thường có liên quan đến dị ứng hoặc kích ứng niêm mạc mũi. Cụ thể các nguyên nhân gây ngứa mũi liên tục bao gồm:

1. Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng theo mùa là tình trạng dị ứng khởi phát vào một mùa nhất định trong năm. Người bệnh thường nhạy cảm với phấn hoa, nấm mốc, vẩy da, lông động vật và các chất kích thích khác.

Khi tiếp xúc với chất gây dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng Histamine (đây là một hóa chất tự nhiên bảo vệ cơ thể khỏi chất gây dị ứng). Histamine dẫn đến các triệu chứng viêm mũi dị ứng với các triệu chứng phổ biến thường bao gồm ngạt mũi khó thở, chảy nước mũi, hắt hơi, ngứa mắt, ngứa mũi và đau họng.

Viêm mũi dị ứng thường đi kèm với các triệu chứng cảm lạnh. Tuy nhiên, các dấu hiệu dị ứng vẫn tồn tại kể cả khi cảm lạnh đã khỏi. Hiện tại không có biện pháp điều trị dị ứng theo mùa. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc xịt, thuốc kháng Histamine và các loại thuốc chống dị ứng để kiểm soát các triệu chứng.

2. Viêm da dị ứng tiếp xúc mũi

Viêm da tiếp xúc dị ứng là tình trạng da bị kích thích và viêm sau khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng. Tình trạng này có thể dẫn đến đỏ mũi, ngứa, đau ở mũi, bong vảy da ở vùng mũi. Trong một số tình trạng nghiêm trọng, da mũi có thể bị lở loét hoặc nổi mẩn đỏ.

bị ngứa mũi
Viêm da tiếp xúc dị ứng ở mũi có thể gây kích ứng da và ngứa

Các nguyên nhân phổ biến gây viêm da tiếp xúc dị ứng ở mũi bao gồm:

  • Một số loại thực vật
  • Kim loại
  • Xà phòng
  • Nước hoa
  • Mỹ phẩm
  • Các chất tẩy rửa

3. Dị ứng mãn tính

Nguyên nhân phổ biến nhất có thể dẫn đến mũi bị ngứa liên tục thường là do dị ứng. Dị ứng là tình trạng khi hệ miễn dịch phản ứng thái quá với các tác nhân vô hại trong môi trường.

Các nhiều hoạt chất và tác nhân có thể gây dị ứng trong và bên ngoài mũi như:

  • Nấm mốc
  • Phấn hoa
  • Nước hoa
  • Khói bụi, ô nhiễm môi trường
  • Khói công nghiệp
  • Lông thú nuôi

Hầu hết các chất gây dị ứng đều tiếp xúc với mũi, do đó dẫn đến tình trạng ngứa mũi liên tục. Không có biện pháp điều trị dứt điểm dị ứng mãn tính. Người bệnh nên tránh khỏi các tác nhân gây dị ứng để cải thiện tình trạng.

4. Khô mũi

Khô mũi có thể dẫn đến kích ứng đường hô hấp gây ngứa bên trong niêm mạc mũi. Trong hầu hết các trường hợp, khô mũi thường liên quan đến các yếu tố môi trường, như khí hậu khô hoặc gió và điều hòa không khí.

Tuy nhiên, khô mũi cũng có thể là do niêm mạc mũi sản xuất không đủ lượng chất nhầy cần thiết. Tình trạng này thường phổ biến ở những người việc lạm dụng thuốc như thuốc thông mũi, thuốc chống Cholinergic và Anthistamines. Ngoài ra, khô mũi cũng có thể liên quan đến tình trạng mất nước, thiếu nước trong cơ thể.

Trong một số trường hợp, cảm lạnh cũng có thể gây khô mũi, suy giảm lượng chất nhầy và gây ngứa mũi.

mẹo trị hết ngứa mũi
Khô mũi gây kích ứng niêm mạc mũi và gây ngứa

5. Nhiễm trùng mũi

Nhiễm trùng khoang mũi là tình trạng tương đối phổ biến thường có liên quan đến virus cảm lạnh. Tình trạng viêm có thể dẫn đến ngạt mũi khó thở, chảy nước mũi và thường có xu hướng tự cải thiện trong vài ngày.

Trong một số trường hợp cảm lạnh có liên quan đến nhiễm khuẩn hoặc các nguyên nhân khác, tình trạng thường nghiêm trọng hơn. Hầu hết tình trạng nhiễm trùng đều có liên quan đến xoang cạnh mũi và cần điều trị y tế phù hợp.

Biện pháp điều trị ngứa mũi

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa. Bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và kiểm tra lâm sàng để tìm ra nguyên nhân và có cách khắc phục hiệu quả.

1. Mẹo trị hết ngứa mũi tại nhà

Nếu tình trạng ngứa mũi không nghiêm trọng, người bệnh có thể áp dụng một số cách điều trị tại nhà như sau:

  • Nếu có tiền sử dị ứng, người bệnh nên tránh xa các tác nhân gây dị ứng như bụi, phấn hoa, khói thuốc lá và nấm mốc.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng để tăng độ ẩm không khí, bôi trơn mũi, giảm ngứa và kích ứng mũi.
  • Dùng nước muối sinh lý để nhỏ mũi có thể làm sạch nước mũi và đẩy các chất kích thích ra khỏi mũi. Người bệnh có thể nhỏ nước mũi 2 lần mỗi ngày. Vui lòng trao đổi với bác sĩ nếu cần sử dụng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo.
  • Uống nhiều nước để tránh làm khô mũi. Cố gắng uống khoảng 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày khi bị ngứa mũi. Uống đủ nước sẽ giúp mô mũi được bôi trơn và ngăn ngừa tình trạng mất nước.

2. Điều trị y tế cho ngứa mũi

Nếu các mẹo trị hết ngứa mũi tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các phương pháp điều trị y tế. Thông thường, bác sĩ có thể đề nghị một số phương pháp như sau:

Điều trị dị ứng:

Bác sĩ có thể kê toa thuốc dị ứng như thuốc mỡ thoa mũi, thuốc xịt có chứa chất kháng Histamine hoặc thuốc chống dị ứng. Một số loại thuốc thường được chỉ định bao gồm:

  • Diphenhydramine
  • Corticosteroid
  • Cetirizine
  • Natri Cromolyn  
  • Thuốc thông mũi
ngứa mũi liên tục
Việc điều trị thường phụ thuộc vào nguyên nhân gây ngứa mũi

Điều trị cảm lạnh:

Không có thuốc trị đặc trị ngứa mũi do cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, có nhiều loại thuốc khác nhau có thể cải thiện tình trạng này như:

  • Dung dịch muối vô trùng của Natri Clorua
  • Thuốc hạ sốt, giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen.
  • Thuốc xịt thông mũi như Afrin, Suphedrine PE, Sudafed

Các loại thuốc này có thể làm giảm kích ứng và hỗ trợ làm giảm thiểu tình trạng. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Điều trị kích ứng da:

Nếu tình trạng kích ứng da dẫn đến ngứa mũi, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc điều trị như:

  • Thuốc điều hòa hệ thống miễn dịch để thay đổi phản ứng miễn dịch của cơ thể với chất gây kích ứng da
  • Thuốc mỡ không kê đơn có chứa urê hoặc axit lactic
  • Dầu khoáng Atopic có chứa các thành phần dưỡng ẩm da như Eramides, Glycerin
  • Kem và thuốc mỡ không kê đơn có chứa Hydrocortisone Steroid
  • Kem Cortisone theo toa với liều lượng sử dụng được hướng dẫn cụ thể.
  • Tiêm Cortisone trong các trường hợp nghiêm trọng.

Các loại thuốc này có thể làm giảm khô da và cải thiện tình trạng ngứa mũi. Tuy nhiên, một số thuốc có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên sử dụng thuốc theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Biện pháp ngăn ngừa ngứa mũi

Nếu thường xuyên bị ngứa mũi liên tục, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa như:

  • Tránh môi trường nhiều khói bụi và các chất gây dị ứng. Luôn giữ nhà cửa sạch sẽ và đảm bảo luôn che mũi cẩn thận khi cần tiếp xúc với bụi hoặc các chất gây dị ứng.
  • Thường xuyên giặt quần áo, chăn màn để tránh các loại vi khuẩn, nấm mốc và các chất gây dị ứng khác.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm không mùi để dưỡng da mỗi ngày, bao gồm cả vùng da mũi.
  • Rửa mũi ít nhất là hai lần mỗi ngày để tránh tắc nghẽn mũi.
  • Giảm việc tiêu thụ các loại thực phẩm, thức ăn cay. Bởi vì thức ăn cay có thể làm sưng và kích thích niêm mạc mũi và gây ngứa.

Thực hiện những biện pháp phòng ngừa đơn giản này, người bệnh có thể tránh khỏi tình trạng ngứa mũi. Tuy nhiên, nếu người bệnh bị ngứa mũi mãn tính, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để có biện pháp khắc phục phù hợp.

Bài viết liên quan

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng

Viêm mũi dị ứng có thể gây nhiều biến chứng như ứ đọng dịch tiết, viêm xoang, viêm họng,... Nghiêm…

Theo thống kê, có đến 10 - 30% dân số thế giới mắc phải tình trạng viêm mũi dị ứng

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả nhanh

Viêm mũi dị ứng là một căn bệnh thường gặp, xuất hiện do nhiều nguyên nhân như do thời tiết,…

7 cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây (thuốc nam quý)

Trong dân gian hiện đang lưu truyền rất nhiều cách chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây, điển hình…

Bài Thuốc Thông Xoang Khang Dược ĐẶC TRỊ Viêm Xoang, Viêm Mũi CHẤM DỨT Đau Buốt, NGỪA Biến Chứng

Sau nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc hoàn thiện bài…

Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Viêm mũi dị ứng là tình trạng liên quan đến một số yếu tố có thể gây các triệu chứng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *