Viêm mũi dị ứng xuất hiện khi lớp niêm mạc mũi mẫn cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc gây ra các triệu chứng nghẹt mũi, chảy mũi, đau đầu. Viêm mũi dị ứng có được điều trị khỏi không là câu hỏi được đặt ra ở nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Những điều cần biết về bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc mũi trở nên quá nhạy cảm với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, nấm mốc, bụi nhà, một số loại vi khuẩn,… Lúc này, niêm mạc mũi sẽ phản ứng với các dị nguyên sinh ra các chất hóa học trung gian, kích thích lên niêm mạc mũi gây ra các triệu chứng dị ứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu,… gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Tùy thuộc vào các nguyên nhân gây ra bệnh mà viêm mũi dị ứng được chia thành những loại sau đây:
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Tác nhân gây ra bệnh chủ yếu là phấn hoa, nấm mốc,… Người bị dị ứng sẽ cảm thấy khó chịu với tất cả các loại phấn hoa và gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Bụi là tác nhân gây ra viêm mũi dị ứng quanh năm. Bụi bên ngoài trời, bụi trong nhà, lông chó mèo, mọt gián,… là những tác nhân quen thuộc
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Tình trạng nhảy mũi, chảy nước mũi thường xuất hiện khi cơ thể tiếp xúc với các loại phấn hoa, bụi, nấm mốc,…các triệu chứng trên sẽ chấm dứt nếu không còn tiếp xúc với chúng. Ngoài ra, ở một số trường hợp có thể bị dị ứng với thức ăn
- Dị ứng nghề nghiệp: Thường xảy ra trong quá trình làm việc tại cơ quan xí nghiệp do bụi bẩn, lông thí, mùi chất thải,…
Viêm mũi dị ứng có điều trị dứt điểm được không?
Hiện nay trong y học vẫn chưa có cách nào để điều trị dứt điểm bệnh viêm mũi dị ứng. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn các loại thuốc điều trị Tây y chỉ có tác dụng điều trị các triệu chứng tại chỗ do bệnh gây ra như:
- Thuốc đặc trị
- Thuốc kháng sinh
- Thuốc kháng viêm
- Thuốc chống chảy mũi, nghẹt mũi
Bệnh viêm mũi dị ứng là tình trạng lớp niêm mạc mũi phản ứng quá mẫn cảm với các dị nguyên gây ra dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa,… Các dị nguyên này luôn tồn tại xung quanh chúng ta mà không có cách nào loại bỏ hoàn toàn nên không thể tiến hành điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

Hiện nay, các nhà khoa học đang thử nghiệm các cuộc nghiên cứu đưa dị nguyên vào trong cơ thể với liều lượng từ nhỏ đến lớn, để cơ thể dần thích ứng và không gây phản ứng viêm mũi nữa. Nhưng phương pháp này vẫn đang trong quá trình nghiên cứu nên bệnh viêm mũi dị ứng hiện vẫn chưa có biện pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn.
Tuy nhiên, người bệnh vẫn có thể đẩy lùi được các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng nếu sử dụng phương pháp điều trị phù hợp. Đồng thời, kết hợp với việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài giúp hạn chế được tình trạng này một cách đáng kể.
Các biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Y học hiện nay vẫn chưa có các biện pháp điều trị khỏi căn bệnh viêm mũi dị ứng, vì vậy người bệnh cần phải có các biện pháp phòng tránh hiệu quả hạn chế bệnh tái phát gây ra các triệu chứng ảnh hưởng đến đời sống và công việc.
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại tiếp xúc với lớp niêm mạc mũi gây viêm mũi dị ứng như khói bụi. nấm mốc, nước hoa,…
- Tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày đặc biệt là sau khi ra ngoài để loại bỏ bụi bẩn trên cơ thể, vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên quét dọn và vệ sinh nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ các tác nhân gây hại. Chăn, gối, nệm, màn nên giặt và phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Không nên sử dụng thuốc chống nghẹt mũi hoặc các loại thuốc nhỏ mũi lâu ngày sẽ gây viêm mũi khó điều trị, có các tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
- Người bệnh có thể sử dụng miễn dịch liệu pháp bằng cách tiêm kháng nguyên dị ứng vào với cơ thể để thích ứng dần đến khi không gây dị ứng nữa. Tuy nhiên, thời gian thực hiện phương pháp này kéo dài 4 – 5 năm mới đạt hiệu quả như mong muốn.

Như vậy, viêm mũi dị ứng là căn bệnh không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tuy nhiên, người bệnh có thể đẩy lùi được các triệu chứng của viêm mũi dị ứng một cách nhanh chóng và hạn chế tái phát bằng cách áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp, kết hợp với việc bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây bệnh.
Có thể bạn quan tâm:
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!