Các Thuốc Trị Vảy Nến Tốt Nhất 2023 và Lưu Ý Khi Dùng

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trên thị trường có nhiều dòng thuốc trị vảy nến khác nhau, từ dạng bôi như thuốc Corticosteroid, Retinoids, Anthralin… cho đến dạng uống trị vảy nến toàn thân như Methotrexate, Cyclosporine,… Thuốc có tác dụng loại bỏ vi khuẩn tác nhân gây bệnh, ức chế miễn dịch và giảm mức độ viêm nhiễm, khỏi bệnh nhanh chóng. 

Thuốc trị vảy nến
Thuốc trị vảy nến có nhiều loại gồm dạng bôi ngoài da, dạng uống hoặc dạng tiêm nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị của từng người

TOP các loại thuốc trị vảy nến tốt nhất hiện nay

Vảy nến là bệnh da liễu phổ biến có liên quan mật thiết đến hệ thống miễn dịch và rối loạn gen di truyền. Các yếu tố này làm tăng tốc độ phát triển của các tế bào da, hình thành các mảng da ửng đỏ, bong tróc vảy trắng kèm theo ngứa ngáy khó chịu. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở các vị trí như khuỷa tay, đầu gối, da đầu, thân mình… 

Đây là bệnh mãn tính, có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần theo chu kỳ, thỉnh thoảng cứ vài tuần hoặc vài tháng bùng phát một lần sau đó thuyên giảm. Tình trạng viêm nhiễm do vảy nến không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu ngoài da mà còn ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể kéo theo nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Hiện nay bệnh này chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có thể kiểm soát triệu chứng thông qua dùng thuốc và phòng ngừa tái phát bằng chế độ dinh dưỡng, thay đổi lối sống. Các phương pháp này có tác khả năng ngăn chặn sự phát triển của các tế bào da và loại bỏ vảy. 

Bệnh nhân hoàn toàn có thể đẩy lùi vảy nến nếu tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ và có chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng khoa học.

Các loại thuốc trị vảy nến được chia làm 2 loại chính gồm thuốc bôi tại chỗ và thuốc điều trị toàn thân.

Danh sách các loại thuốc trị bệnh vảy nến dạng bôi

Bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc bôi vảy nến phù hợp với từng trường hợp bệnh, mức độ triệu chứng. Thuốc tác động trực tiếp đến những tổn thương và các triệu chứng ngoài da nhờ khả năng hỗ trợ chống viêm, giảm đau, ngứa ngáy tại chỗ. Một số loại thuốc và kem bôi trị vảy nến tốt nhất hiện nay như: 

1. Thuốc bôi Salicylic 5%

Đây là thuốc bôi chứa thành phần axit salicylic với nồng độ 2 – 3 – 5% có tác dụng làm mềm da, bong lớp vảy sừng và giảm triệu chứng bong tróc. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và ngăn ngừa viêm nhiễm ngoài da ở những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến. 

Thuốc trị vảy nến
Thuốc bôi Salicylic 5% giúp làm mềm da, bong vảy sừng và giảm bong troc do vảy nến gây ra

Loại thuốc này thường được kê đơn kết hợp với thuốc mỡ Corticosteroid để tăng mức độ hiệu quả, rút ngắn thời gian điều trị. Mặc dù đem lại hiệu quả rõ rệt sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ ngoài ý muốn như gãy rụng tóc tạm thời do làm suy yếu nang lông, kích ứng da làm phát ban, ngứa ngáy…  

Liều dùng: Bôi thuốc từ 2 – 3 lần/ ngày vào trực tiếp vùng da bị vảy nến liên tục trong vòng 1 tuần. 

2. Thuốc mỡ Corticosteroid

Thuốc mỡ Corticosteroid là một trong những loại thuốc trị vảy nến và các bệnh ngoài da khác hiệu quả. Thuốc được điều chế dưới dạng bôi và chỉ định dùng cho một số trường hợp bệnh từ nhẹ đến trung bình. Thuốc mỡ Corticosteroid có khả năng cung cấp độ ẩm cho da, xoa dịu các triệu chứng khó chịu, giảm viêm và ngăn chặn trạng bong tróc da, giúp các tổn thương phục hồi nhanh chóng. 

Các loại thuốc nhẹ được khuyên dùng ở những khu vực nhạy cảm như mặt, vùng kín hoặc các khu vực có nếp gấp để ức chế lây lan. Còn những loại thuốc mạnh thường dùng trong để phòng ngừa tái phát hoặc cho các trường hợp bệnh tái phát dai dẳng. Một số loại thuốc mỡ Corticosteroid trị vảy nến phổ biến như: Eumovate, Synalar, Diproson, Flucinar, Betnovate, Tempovate, Lorinden, Sicorten… 

Liều dùng: Thoa 1 lần/ ngày, tốt nhất là vào ban đêm. Bôi trực tiếp vào vùng da bị viêm trong thời gian ít nhất 5 ngày hoặc tối đa vài tuần theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó, tùy theo tiến triển của bệnh sẽ được chỉ định tăng hoặc giảm tần suất bôi. 

3. Thuốc bôi trị vảy nến Anthralin

Anthralin cũng là một trong những loại thuốc khử oxy có tác dụng ức chế sự phát triển của enzyme hình thành tế bào da gây vảy nến. Thuốc giúp ngăn bong tróc vảy da, giảm khô, nứt nẻ cũng như cấp ẩm giúp da mềm mịn hơn. Loại Anthralin được dùng phổ biến có nồng độ từ 0.1 – 0.3% và chỉ dùng trong thời gian ngắn. 

Thuốc trị vảy nến
Thuốc bôi trị vảy nến Anthralin không chỉ cải thiện triệu chứng mà còn giúp làm mềm mịn, phục hồi da tốt hơn

Thuốc bôi trị vảy nến Anthralin đem lại tác dụng hiệu quả, tuy nhiên khác với những loại thuốc bôi khác người bệnh cần làm sạch vùng da bôi thuốc sau khoảng 10 – 20 phút. Dùng tối đa 2 tuần/ lần vì loại thuốc này có tác dụng khá mạnh. Lạm dụng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ kích ứng da. Tuyệt đối không dùng cho vùng da gần mắt, không tắm với nước ấm sau 1 tiếng dùng thuốc và tránh để dính lên quần áo vì sẽ bám dính khó tẩy. 

4. Thuốc bôi tại chỗ Goudron

Goudron là thuốc khử oxy có nguồn gốc từ than của một số loại gỗ hoặc than đá. Thuốc được điều chế dưới dạng chất lỏng có màu đen hơi nhớt dính, tỏa mùi nhựa hoặc hắc ín. Cụ thể gồm 2 loại phổ biến là Goudron có nguồn gốc từ than đá và Goudron có nguồn gốc từ chưng cất, thủy phân gỗ có nhựa (phổ biến nhất là nhựa thông). Loại thuốc này có đặc tính axit, ít tan trong nước và hòa tan được trong dung môi hữu cơ.

Goudron có tác dụng tiêu viêm, giảm bong tróc vảy ở những người mắc bệnh da liễu như vảy nến, chàm Eczema hoặc viêm da cơ địa. Người bệnh vảy nến sử dụng thuốc Goudron bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương sẽ giúp nó nhanh lành, làm mềm vùng da bị thâm cứng và ức chế tình trạng tăng sinh tế bào. Thuốc được điều chế dưới dạng kem bôi tại chỗ hoặc dầu gội để trị vảy nến da đầu

  • Tác dụng phụ:
    • Sử dụng thuốc Goudron quá mức có thể gây kích ứng da, thậm chí phát ban, nổi mẩn ngứa, viêm nang lông hoặc nổi mụn nhọt. 
    • Thuốc có mùi khó chịu, hắc và dễ làm váy bẩn quần áo. 
    • Chống chỉ định sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 
  • Cách sử dụng: Dùng một lượng kem nhỏ bôi trực tiếp lên vùng da cần điều trị. Tránh sử dụng cho những vùng da nhạy cảm như mắt, bộ phận sinh dục… 

5. Thuốc Retinoids dạng bôi tại chỗ

Retinoids là dẫn xuất của vitamin A tổng hợp và được bào chế dưới dạng thuốc bôi tại chỗ. Đối với người bệnh vảy nến, thuốc Retinoids có tác dụng chống viêm, kích thích phân bào và làm mới các tế bào biểu bì da, tái tạo các mô liên kết và giảm tình trạng đóng vảy sừng. Chính nhờ cơ chế này mà thuốc retinoids còn được sử dụng phổ biến trong điều trị một số bệnh khác như vảy cá, mụn trứng cá và dày sừng quang hóa. 

Mặc dù đem lại hiệu quả cao nhưng tác dụng phụ của thuốc Retinoids cũng rất nhiều. Điển hình là gây kích ứng da, tăng mức độ nhạy cảm với ánh sáng mặt trời dễ làm tổn thương lớp biểu bì da. Vì vậy, sau khi bôi thuốc Retinoids, người bệnh cần hạn chế ra ngoài hoặc tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, tốt nhất phải che chắn kỹ hoặc bôi kem chống nắng. 

5. Thuốc mỡ Daivonex

Thuốc mỡ Daivonex trị vảy nến là một dạng chất tổng hợp dẫn xuất của vitamin D3. Thuốc có tác dụng ngăn cản sự phát triển của các tế bào da và hỗ trợ cải thiện các triệu chứng vảy nến từ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này hoạt động tương tự như các loại thuốc Corticoid nhưng hiệu quả cao hơn, giúp kích thích quá trình biệt hóa tế bào sừng và ngăn cản sự hoạt động của tế bào lympho T. 

Vì đem lại hiệu quả cao nên giá thành của Daivonex khá cao và nếu sử dụng không đúng cách còn có thể gây kích ứng da, nhất là ở khu vực da nhạy cảm. 

Thuốc trị vảy nến
Thuốc mỡ Daivonex có chứa hoạt chất Calcipotriol giúp điều trị và cải thiện các triệu chứng vảy nến hiệu quả

Cách sử dụng

  • Bôi 2 lần/ ngày vào buổi sáng và chiều. Mỗi lần bôi không quá 100g/ tuần (tương đương với 16% diện tích da trên bề mặt cơ thể). 
  • Thông thường, chỉ sau khoảng 4 – 8 tuần sẽ đem lại hiệu quả. 
  • Tuyệt đối không bôi thuốc lên mặt và sau khi bôi xong phải rửa tay để tránh gây tồn đọng canxi gây cứng, thâm da. 

7. Thuốc bôi ức chế Calcineurin

Thuốc ức chế Calcineurin có tác dụng ngăn chặn sự tích tụ vảy da, chống viêm và ngăn ngừa tình trạng sản xuất các tế bào da mới. Một số loại thuốc phổ biến như Tacrolimus (hàm lượng 0.03 và 0.1%) và Pimecrolimus 1% đem lại hiệu quả cao, điều trị bệnh vảy nến được cho cả những vùng da nhạy cảm, kể cả vùng da quanh mắt. 

Loại thuốc này chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng quá mức cho phép vì thuốc có khả năng kích thích sự phát triển của các khối u, dễ gây ung thư da hoặc ung thư hạch. 

Các loại thuốc chữa vảy nến dạng uống và tiêm

Những trường hợp người bệnh vảy nến mức độ trung bình hoặc nặng không đáp ứng với các loại thuốc bôi sẽ được chỉ định dùng thuốc dạng uống và tiêm để hỗ trợ điều trị. 

1. Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm

Nếu sử dụng Corticoid dạng bôi không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một số loại thuốc corticoid dạng uống hoặc tiêm. Nhóm thuốc này thường chứa các thành phần sau: prednisolone, prednisone, methylprednisolone, fluocinolone, fluticasone, betamethasone, dexamethasone… 

Thuốc trị vảy nến
Thuốc Corticoid dạng uống hoặc tiêm thường được chỉ định để điều trị bệnh vảy nến mức độ nặng không đáp ứng Corticoid dạng bôi

Mỗi trường hợp khác nhau thì liều dùng thuốc cũng sẽ khác nhau, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ. Vì dùng thuốc uống hoặc tiêm Corticoid không đúng cách chính là một trong những yếu tố làm bùng phát bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. 

2. Thuốc Retinoids dạng uống

Cũng giống như các loại thuốc bôi ngoài da, Retinoids dạng uống cũng là dẫn xuất tổng hợp của vitamin A, tuy nhiên có tác dụng điều trị cao hơn và ít độc tính hơn vitamin A. Thuốc có khả năng điều hòa sự tăng sinh ổn định của các tế bào sừng, giảm mức độ viêm nhiễm của một số bệnh lý ngoài da, trong đó có bệnh vảy nến.

  • Chỉ định sử dụng: Thường dùng cho người bệnh: 
    • Vảy nến da đỏ toàn thân;
    • Vảy nến thông thường trên diện rộng; 
    • Vảy nến mụn mủ; 
    • Viêm khớp vảy nến; 
  • Liều dùng
    • Liều ban đầu 10mg/ ngày trong tuần đầub tiên. Dùng tối đa 1 lần/ ngày. 
    • Trong những tuần tiếp theo có thể tăng liều lên 20 – 25mg nếu cần. 
    • Dùng liều duy trì trong vòng 6 – 12 tháng hoặc giảm liều theo chỉ định tùy theo diễn tiến của bệnh. 
  • Tác dụng phụ: Các loại thuốc Retinoids có thể gây ra hiện tượng khô mắt, viêm kết mạc dị ứng, da khô, mỏng da, rụng tóc… Tuyệt đối không dùng cho phụ nữ mang thai hoặc có ý định mang thai vì thuốc có thể gây quái thai. 

3. Methotrexate

Methotrexate là chất đối kháng axit folic có tác dụng chữa trị bệnh vảy nến hiệu quả. Thuốc này thường được chỉ định cho những người bị bệnh vảy nến nặng, không đáp ứng điều trị bằng những loại thuốc thông thường. Thuốc có tác dụng làm chậm sự phát triển của các tế bào da và ngăn chặn sự hình thành vảy da thông qua cơ chế ức chế hệ miễn dịch, tăng khả năng chống viêm khi tác động động trực tiếp đến các tế bào lympho T. 

Thuốc Methotrexate được điều chế dưới 3 dạng chính gồm viên nén, dung dịch uống và thuốc tiêm (tiêm dưới da hoặc tiêm bắp). Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp. 

Thuốc trị vảy nến
Methotrexate là thuốc điều trị vảy nến thể nặng với 3 dạng bào chế gồm viên nén, dung dịch uống và thuốc tiêm
  • Chỉ định điều trị: Thuốc Methotrexate chủ yếu được chỉ định trong điều trị vảy nến nghiêm trọng, vảy nến bao phủ trên 50% diện tích cơ thể hoặc vảy nến đỏ da toàn thân. Bên cạnh đó, thuốc thường được dùng cho người trên 40 tuổi hoặc phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở. 
  • Liều dùng: Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng Methotrexate phù hợp. 
    • Liều thông thường khởi đầu khoảng 2.5 – 5mg. Mỗi lần uống cách nhau 12 tiếng, chỉ dùng 3 lần/ tuần. 
    • Với liều điều trị cho các trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều lên khoảng 2.5mg/ lần, dùng 2 – 3 lần/ tuần. 
  • Tác dụng phụ:
    • Thuốc trị vảy nến Methotrexate có thể gây ra một số tác dụng phụ như: mệt mỏi, sốt, ớn lạnh, buồn nôn, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, rụng tóc, mềm nướu, đỏ mắt, nhiễm trùng, ăn uống không ngon, mắc bệnh thận, tổn thương gan… Một số trường hợp nặng hơn có thể gây vàng da, chảy máu bất thường, nước tiểu sẫm, có lẫn máu, ho khan không có đờm, phát ban, khó thở…
    • Vì vậy, bác sĩ sẽ yêu cầu bổ sung axit folic (vitamin B) 1mg/ ngày để bảo vệ cơ thể khỏi các tác dụng phụ này và thực hiện xét nghiệm liên tục để theo dõi chức năng gan, công thức máu. 

4. Thuốc ức chế hệ miễn dịch

Thuốc ức chế hệ miễn dịch là các loại thuốc có tác dụng ức chế hoặc ngăn chặn sự hoạt động của hệ thống miễn dịch. Nhóm thuốc này được sử dụng như một liệu pháp điều trị một số bệnh tự miễn như vảy nến, viêm khớp dạng thấp, bệnh nhược cơ, Lupus ban đỏ hệ thống, viêm loét đại tràng, xơ cứng rải rác, bạch biến, bệnh Crohn… 

Điển hình gồm 2 loại thuốc sau đây:

Cyclosporine A 

Cyclosporine là một vòng polypeptide gồm 11 axit amin giúp điều trị bệnh vảy nến hiệu quả thông qua cơ chế ức chế sự hoạt động của tế bào lympho T ở vùng thượng bì. Đồng thời làm dịu hệ thống miễn dịch, tác động gián tiếp đến các tế bào viêm nhằm cản trở tình trạng tăng sinh tế bào và giãn mao mạch. Thuốc Cyclosporine A thường được chỉ định sử dụng trong điều trị vảy nến mức độ nặng và không đáp ứng với các pháp điều trị khác. Một số loại thuốc điển hình như: Neoral, Gengraf, Sandimmune… 

  • Chỉ định điều trị: Bao gồm các trường hợp sau:
    • Mắc bệnh vảy nến nghiêm trọng không đáp ứng với các loại thuốc khác;
    • Vảy nến toàn thân;
    • Vảy nến thể mụn mủ;
    • Viêm khớp vảy nến;
  • Chống chỉ định
    • Người mắc bệnh ung thư hoặc các bệnh lý ác tính khác. 
    • Người bị suy thận, chức năng lọc thận không bình thường. 
    • Đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch khác, xạ trị hoặc hóa trị. 
    • Người bị cao huyết áp không kiểm soát. 
  • Liều dùng
    • Liều dùng khởi đầu: Khoảng 2.5mg/ kg/ ngày và 2 lần/ ngày. 
    • Sau khoảng 4 tuần sử dụng, tùy theo tình trạng bệnh và tiến triển của bệnh mà bác sĩ sẽ tăng liều đến mức tối đa 4mg/ kg/ ngày.
    • Không được dùng quá 10 tuần hoặc có thể dùng nhiều hơn tùy thuộc từng trường hợp cụ thể. 
  • Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc Cyclosporine A có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, phì đại lợi, rối loạn chức năng gan, thận, gây hội chứng rậm lông, tay chân run rẩy… 

Apremilast (Otezla)

Thuốc Apremilast (Otezla) là loại thuốc ức chế miễn dịch điều trị bệnh vảy nến hiệu quả, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt. Thuốc giúp làm giảm phản ứng của cơ thể đối với tình trạng viêm, cải thiện triệu chứng vảy nến và bảo vệ hệ thống miễn dịch. 

Thuốc trị vảy nến
Thuốc Apremilast (Otezla) là loại thuốc ức chế miễn dịch điều trị bệnh vảy nến hiệu quả
  • Chỉ định điều trị: Dùng cho người trưởng thành mắc bệnh vảy nến bị vảy nến mảng bám mức độ trung bình và nặng, bệnh viêm khớp vảy nến… Lưu ý chỉ được sử dụng trong trường hợp điều trị thất bại hoặc không dung nạp với các biện pháp khác. 
  • Liều dùng
    • Liều ban đầu dùng từ 2 lần/ ngày trong vòng 1 – 5 ngày. 
    • Bắt đầu từ ngày thứ 6 liều dùng được khuyến nghị là 30mg x 2 lần/ ngày. 
  • Tác dụng phụ: Thuốc Apremilast (Otezla) có thể gây ra một số tác dụng phụ như: tiêu chảy, đau bụng, đau đầu, nôn, các triệu chứng giống như cảm lạnh, sụt cân, ảnh hưởng chức năng thận… 

5. Thuốc sinh học trị bệnh vảy nến

Thuốc sinh học là những chế phẩm được điều chế từ các hoạt chất có trong cơ thể sinh vật sống, có tác dụng làm thay đổi hệ thống miễn dịch. Thuốc phát huy khả năng điều trị bệnh vảy nến thông qua cơ chế ức chế hoạt tính của tế bào lympho T, ức chế hoạt chất truyền tin trong hệ thống miễn dịch (TNF – alpha) và giảm hoạt tính của các protein gây viêm. 

Đây là loại thuốc trị vảy nến mới nhất hiện nay, được sử dụng thông qua dạng tiêm. Tùy theo từng trường hợp bệnh vảy nến trung bình hoặc nặng mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng loại thuốc phù hợp: 

Alefacept

Alefacept thường được chỉ định dùng trong điều trị vảy nến thể mảng với khả năng ức chế sản sinh T CD2 và các kháng nguyên lympho. Nhờ đó cải thiện hiệu quả các triệu chứng như sưng viêm, bong tróc, ngứa ngáy tại các mảng da tổn thương do vảy nến. Tuy nhiên, để đảm đạt hiệu quả cao khi dùng thuốc, người bệnh cần được kiểm tra CD4 trước để đảm bảo khả năng đáp ứng miễn dịch của các tế bào trong cơ thể. 

Tác dụng phụ: Sử dụng thuốc sinh học Alefacept có thể gây ra một số tác dụng phụ như: viêm họng, đau đầu, gây các bệnh về đường hô hấp trên… 

Efalizumab

Efalizumab được xem là dòng thuốc sinh học trị vảy nến mới nhất trên thế giới, thường được chỉ định sử dụng trong những trường hợp bị vảy nến thể mảng mức độ nặng và kéo dài dai dẳng. Bên cạnh đó, những người bị vảy nến nhưng không đáp ứng với các loại thuốc thuộc nhóm TNF alpha cũng sẽ được cân nhắc cho sử dụng loại thuốc này để cải thiện tình trạng bệnh. 

Tác dụng phụ: Thuốc Efalizumab dù hiệu quả nhưng lại đi kèm với các trường hợp như vảy nến thể khớp, lạm dụng lâu ngày có thể gây giảm tiểu cầu…

Infliximab

Infliximab là loại thuốc trị bệnh vảy nến hiệu quả được sử dụng phổ biến cho hầu hết các đối tượng không phân biệt giới tính. Loại thuốc này thuộc nhóm thuốc kháng TNF – α với khả năng ngăn chặn hoại tử u alpha – TNFα, điều trị và phục hồi các tổn thương do vảy nến gây ra. 

Thuốc trị vảy nến
Infliximab thuộc nhóm thuốc kháng TNF giúp điều trị và phục hồi các tổn thương do vảy nến gây ra
  • Đối tượng sử dụng: Thuốc Infliximab có thể dùng cho cả trẻ em và người lớn mắc bệnh vảy nến từ trung bình đến nặng. 
  • Liều dùng:
    • Dùng dưới dạng tiêm truyền tĩnh mạch 5mg/ kg/ lần trong thời gian tối thiểu 2 tiếng. 
    • Trong liều tiếp theo cũng là tuần thứ 2 và tuần thứ 6 kể từ lần đầu tiên sẽ được tiêm duy trì 8 tuần/ lần. 
  • Tác dụng phụ: Thuốc Infliximab gây một vài tác dụng phụ như nhiễm trùng, hội chứng Lupus ban đỏ, xơ cứng rải rác… Nên cần hết sức thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú. 

Etanercept

Etanercept là thuốc sinh học trị vảy nến mới đang được sử dụng cho những trường hợp bệnh từ mức độ vừa và nặng, vảy nến thể mảng có biến chứng vảy nến thể khớp hoặc người bệnh viêm khớp dạng thấp, bệnh thấp khớp. Thuốc có tác dụng ngăn ngừa các yếu tố gây hoại tử khối u (TBF) nhằm ngăn chặn sự phát triển của vảy nến. 

Thông thường, sử dụng thuốc Etanercept từ 4 – 6 tuần mới đem lại hiệu quả. Trước khi sử dụng người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm công thức máu, tốc độ lắng máu, chỉ số ure, chỉ số men gan, creatinin máu và loại trừ nguy cơ mắc các bệnh như lao phổi, suy tim, virus viêm gan C… và nếu còn sử dụng thì cứ sau 3 tháng sẽ được xét nghiệm lặp lại.

  • Đối tượng sử dụng: Thuốc Etanercept dùng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ trên 4 tuổi. thận trọng với những người có cơ địa mẫn cảm, bị nhiễm trùng, mắc bệnh tim mạch, ác tính hoặc phụ nữ mang thai. 
  • Liều dùng
    • Đối với người lớn dùng liều 0.8mg/ kg và tối đa là 50mg/ tuần trong vòng 12 tuần đầu tiên, sau khi triệu chứng thuyên giảm hãy giảm liều xuống còn khoảng 1 lần/ tuần. 
    • Đối với trẻ nhỏ là 0.8mg/ kg, liều tối đa là 50mg/ lần/ tuần. 
  • Tác dụng phụ: Thường gặp là ho, đau đầu, nặng hơn có thể gây suy giảm bạch cầu, nhiễm trùng nặng, thiếu máu, suy tim… 

6. Một số loại thuốc khác

Trong thời gian điều trị bệnh, tùy từng trường hợp mà bác sĩ có thể kê đơn thêm thuốc uống hoặc tiêm toàn thân nếu bị bệnh vảy nến mức độ trung bình hoặc nặng. Hầu hết các loại thuốc này đều đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên lại có nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng nên thường chỉ được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn. 

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc này thường được kê đơn trong một số trường hợp người bệnh bị vảy nến có nhiễm trùng nhằm loại bỏ viêm nhiễm. Thuốc không có tác dụng đặc trị vảy nến. 
  • Thuốc kháng histamine: Điển hình như Doxepin, Hydroxyzine, Mirtazapine… được sử dụng nhằm mục đích giảm ngứa, đặc biệt là vào ban đêm do các mảng vảy nến gây ra. 
  • Thuốc steroid: Có tác dụng với một vài mảng vảy nến nhỏ, tái phát nhiều và dai dẳng. Thường thì bác sĩ sẽ đề nghị tiêm thuốc Triamcinolone trực tiếp vào vùng da bị tổn thương. 

7. Vitamin bổ sung dạng uống

Bên cạnh các loại thuốc có tác dụng đặc trị vừa kể trên, người bệnh vảy nến cũng sẽ được người bệnh chuyên gia chỉ định bổ sung một số loại vitamin như A, C, B12, H3… Nhóm viên uống này có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho làn da, thúc đẩy sự phục hồi tổn thương và ổn định quá trình sản sinh tế bào sừng. 

Mặc dù là dạng viên uống bổ sung thuốc bổ khá an toàn cho sức khỏe người dùng, tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, lạm dụng quá liều để tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe. Thay vào đó, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối sự chỉ định của bác sĩ nếu muốn dùng các loại vitamin bổ sung. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chữa bệnh vảy nến

Việc sử dụng các loại thuốc trị vảy nến là phương pháp hiệu quả, hỗ trợ kiểm soát bệnh tốt. Tuy nhiên, đi kèm theo nó là nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Vì vậy, người bị vảy nến cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Thuốc trị vảy nến
Tuân thủ liều dùng thuốc trị vảy nến do bác sĩ chỉ định để hạn chế tối đa tác dụng phụ
  • Thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán tìm ra nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh lý ở thời điểm hiện tại để được kê đơn loại thuốc và liều dùng phù hợp. 
  • Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về các bệnh lý mãn tính bản thân đang mắc phải cũng như những loại thuốc đang sử dụng. 
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý đổi thuốc hay tăng giảm liều bất thường để tránh gây tác dụng phụ ngoài ý muốn. 
  • Đối với những loại thuốc dạng bôi như kem hoặc gel cần vệ sinh da sạch sẽ trước khi bôi, tránh dùng kem lên những vùng nhạy cảm như mắt. 
  • Trong quá trình sử dụng nếu xảy ra bất kỳ phản ứng phụ bất thường nào hãy ngưng dùng thuốc và đến bệnh viện thông báo cho bác sĩ ngay để được xử lý kịp thời. 
  • Phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh hoặc trẻ nhỏ, người lớn tuổi có làn da yếu cần thận trọng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc trị vảy nến nào. 

Bên cạnh các lưu ý về dùng thuốc, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện chế độ chăm sóc da khỏe mạnh thông qua các biện pháp sau:

  • Chăm sóc da: Những tổn thương vảy nến khiến làn da khô ráp, trở nên sần sùi và xấu xí. Do đó để khắc phục tình trạng này người bệnh cần bổ sung độ ẩm cho làn da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm thuần tự nhiên lành tính. Đồng thời, vệ sinh da sạch sẽ, che chắn kỹ lưỡng khỏi các tác nhân gây bệnh như khói bụi, nắng gió, hóa chất… 
  • Ăn uống: Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất như rau xanh, trái cây, các loại cá béo, ngũ cốc… để tăng cường hàng rào bảo vệ da. Tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ngọt, thực phẩm có khả năng gây kích ứng như trứng, sữa, hải sản, thức ăn cay nóng, chất kích thích… 
  • Tâm lý: Vảy nến khiến người bệnh tự ti vì những mảng da kém thẩm mỹ. Tuy nhiên, càng lo âu, chán nản thì những tổn thương sẽ càng phát triển mạnh. Vì vậy người bệnh cần giữ cho mình trạng thái tinh thần thoải mái nhất, lạc quan để đạt được hiệu quả tốt hơn. 

Trên đây là gợi ý một số loại thuốc trị vảy nến (thuốc bôi, thuốc uống và thuốc tiêm) tốt nhất hiện nay. Hãy dùng thuốc đúng cách, đúng liều theo sự chỉ định của bác sĩ, kết hợp chế độ chăm sóc, ăn uống sinh hoạt lành mạnh để sớm khỏi bệnh và phòng ngừa tái phát lâu dài. Mọi thắc mắc về thuốc vui lòng tìm đến các chuyên gia, bác sĩ, dược sĩ để có câu trả lời chính xác nhất. 

Thông tin chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho các chẩn đoán chỉ định của bác sĩ. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 03:15 - 04/06/2023 - Cập nhật lúc: 13:17 - 05/06/2023
Chia sẻ:
4 cách trị vảy nến bằng lá trầu không được dùng phổ biến

Trị vảy nến bằng lá trầu không được rất nhiều người áp dụng. Nhưng hiệu quả của bài thuốc vẫn…

Lá khế được cho là có tác dụng trong việc chữa bệnh vảy nến Chữa vảy nến bằng lá khế chỉ làm giảm triệu chứng tạm thời

Chữa vảy nến bằng lá khế là một phương pháp dân gian được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, phương…

VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa vảy nến, viêm da cơ địa hiệu quả nhất hiện nay của Thuốc dân tộc

Bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang mang lại hiệu quả cao trong điều trị vảy nến, viêm da cơ…

Xét nghiệm vảy nến Các Xét Nghiệm Chẩn Đoán Bệnh Vảy Nến – Điều Cần Biết

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh vảy nến với nhiều căn bệnh da liễu khác vì các triệu chứng…

Vẩy nến thể mủ là một bệnh có nhiều triệu chứng phức tạp Vẩy nến thể mủ – Căn bệnh nguy hiểm với nhiều biến chứng

Vẩy nến thể mủ là thể nghiêm trọng nhất của bệnh vảy nến. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Tính đến tháng 10/2019 đã có gần 4000 bệnh nhân vảy nến được điều trị thành công bởi bài thuốc Thanh bì dưỡng can thang.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua