Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào? Điều cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho hầu hết các giai đoạn ung thư. Bệnh nhân có thể được phẫu thuật nội soi hay mổ hở để cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày. Mặc dù có thể giúp người bệnh kéo dài sự sống nhưng sau mổ, người bệnh cũng có thể phải đối mặt với một số di chứng nhất định.

Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào?

Phẫu thuật là một phương pháp ngoại khoa được áp dụng phổ biến trong điều trị bệnh ung thư dạ dày. Phương pháp này thường được áp dụng cho hầu hết các giai đoạn của ung thư. 

Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào?
Phẫu thuật ung thư dạ dày thường được chỉ định cho hầu hết bệnh nhân

Ở những giai đoạn đầu, khi khối u trong dạ dày còn nhỏ thì phẫu thuật được xem là sự lựa chọn tối ưu. Ca mổ được thực hiện nhằm mục đích cắt bỏ khối u và một phần dạ dày mang tế bào ung thư, ngăn chặn không cho tế bào ác tính di căn rộng hơn. 

Đối với bệnh nhân bị ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn, các tế bào ác tính đã di căn đến các cơ quan khác thì bệnh nhân có thể được chỉ định phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày. Điều này nhằm mục đích giải phóng áp lực chèn ép từ khối u, giảm nhẹ triệu chứng của ung thư và giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.

Đôi khi, phẫu thuật có thể được kết hợp với hóa trị hoặc xạ trị. Các phương pháp bổ trợ có tác dụng thu nhỏ khối u để ca mổ diễn ra thuận lợi hơn hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại sau phẫu thuật.

Các phương pháp phẫu thuật cho bệnh nhân bị ung thư dạ dày

Bệnh nhân bị ung thư dạ dày thường được gây mê toàn thân trước khi làm phẫu thuật cắt dạ dày. Có hai kỹ thuật mổ đang được áp dụng là phẫu thuật nội soi và mổ hở.

các phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày
Phẫu thuật nội soi chữa ung thư dạ dày là phương pháp có tính an toàn cao, ít biến chứng

Trong đó, phương pháp mổ nội soi thường được áp dụng để điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu, ít gây đau và mất máu, đồng thời giúp bệnh nhân nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Trong trường hợp bệnh ung thư dạ dày đã bước vào giai đoạn tiến triển thì kỹ thuật cắt dạ dày bằng phương pháp phẫu thuật mở truyền thống mang lại hiệu quả cao hơn.

Nguyên tắc phẫu thuật ung thư dạ dày

Nguyên tắc cơ bản nhất khi làm phẫu thuật ung thư dạ dày đó là phải cắt bỏ hết được khối u và tổn thương do ung thư gây ra, hay nói cách khác đó chính là phẫu thuật triệt căn. Để làm được điều này, trong quá trình mổ, các bác sĩ chuyên khoa cần phải chú ý:

  •  Phẫu thuật không chỉ cắt bỏ sát khối u mà còn phải loại bỏ một phần không gian quanh nó. Phần dưới cần cắt bỏ quá môn vị đến tá tràng. Trong khi đó, phía trên phải cắt xa bờ khối u tối thiểu từ 6 – 8cm.
  • Cắt bỏ hoàn toàn mạc nối lớn và các hạch bạch huyết nằm trong khu vực này. Phần mạc nối lớn cần được giải phóng toàn bộ ra khỏi chỗ bám vào bờ của đại tràng ngang, từ góc gan cho tới góc lách tạo thành một khối được lấy cùng với phần đại tràng bị cắt bỏ. Song song đó, cắt bỏ phần lá phúc mạc nằm tại mặt trước tụy để bộc lộ rõ ra một số hạch bạch huyết nằm dọc theo động mạch lách.
  • Trường hợp khối u trong dạ dày đã di căn đến các cơ quan nội tạng lân cận, chẳng hạn như ruột già, gan, tụy hay lá lách thì cần cắt bỏ cả phần tạng mà tế bào ung thư đã xâm lấn tới. Bác sĩ cũng cần tiến hành lấy mẫu mô cứng ở phần còn lại để đem vào phòng làm sinh thiết nhằm chắc chắn không có tế bào ung thư còn sót lại. Trường hợp dạ dày được cắt bỏ hoàn toàn cùng với 2 tạng khác thì ca phẫu thuật được gọi là cắt toàn bộ dạ dày mở rộng.
  • Các mạch nuôi dạ dày cần thắt ngay tại gốc xuất phát 
  • Các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng được lấy bỏ theo các chặng hạch. Kỹ thuật này được gọi là nạo vét hạch.

Các dạng phẫu thuật ung thư dạ dày

Tùy theo giai đoạn ung thư, kích thước khối u, tuổi tác hay thể trạng của người bệnh mà bệnh nhân có thể được chỉ định mổ cắt bỏ niêm mạc bằng nội soi, cắt một phần hay toàn bộ dạ dày.

– Cắt bỏ niêm mạc dạ dày bằng phẫu thuật nội soi

Cắt niêm mạc dạ dày là phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày được áp dụng trong giai đoạn sớm. Ca mổ được thực hiện thông qua kỹ thuật nội soi.

Khi làm phẫu thuật, bác sĩ sẽ luồn một ống nội soi vào trong dạ dày qua cổ họng của người bệnh. Phương pháp này hiện đang được áp dụng rộng rãi tại Nhật Bản bởi các bệnh nhân bị ung thư dạ dày tại đây thường phát hiện sớm bệnh qua quá trình thăm khám, sàng lọc ung thư định kỳ.

– Phẫu thuật cắt một phần dạ dày:

Đối tượng được chỉ định cắt đoạn dạ dày là những người có khối u còn nhỏ, chưa di căn; Khối u nằm trong vùng môn vị hang vị cho phép loại bỏ 4/5 dạ dày kết hợp với nạo vét hạch bạch huyết; Hoặc tổn thương còn nằm trong mức cho phép loại bỏ 3/4 trong khi vẫn đảm bảo vị trí cách xa bờ khối u ác tính từ 5 tới 6cm.

quy trình Phẫu thuật ung thư dạ dày
Bệnh nhân bị ung thư dạ dày được chỉ định làm phẫu thuật cắt một phần dạ dày khi khối u còn nhỏ

Trong ca phẫu thuật, một phần dạ dày sẽ được cắt bỏ. Sau đó bác sĩ tiến hành khâu nối hai đầu còn lại của dạ dày vào với nhau.

Đôi khi, một số omentum, các hạch bạch huyết ở gần, đoạn đầu của ruột non nối liền với dạ dày hoặc phần đầu của thực quản cũng sẽ được cắt bỏ cùng. 

Bệnh nhân có thể được cắt bỏ 3/4 dạ dày hay 4/6 dạ dày hướng về phía bờ cong bé hoặc bờ cong lớn. Do một phần dạ dày vẫn còn được bảo tổn nên sau ca mổ, chức năng tiêu hóa của cơ quan này vẫn còn được duy trì. Mặc dù vậy, việc cắt đoạn dạ dày cũng tiềm ẩn nguy cơ tái phát ung thư khá cao.

– Phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày:

Các trường hợp được chỉ định cắt bỏ toàn bộ dạ dày bao gồm:

  • Tế bào ác tính đã xâm lấn đến mọi ngóc ngách của dạ dày
  • Khối u ác tính hình thành ở đoạn trên của dạ dày, có vị trí gần với thực quản
  • Phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, các tế bào ung thư đã di căn tới những cơ quan ở xa

Phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày này có khả năng triệt căn tốt. Mặc dù vậy, nó cũng tiềm ẩn nguy cơ tử vong cao. Do dạ dày đã bị cắt bỏ nên chức năng tiêu hóa bị ảnh hưởng nặng nề khiến người bệnh bị rối loạn dinh dưỡng sau mổ.

– Các phương pháp phẫu thuật khác:

Bên cạnh phương pháp phẫu thuật cắt một phần hay toàn bộ dạ dày, người bệnh có thể được chỉ định một số hình thức phẫu thuật khác để giảm nhẹ triệu chứng bệnh. Bao gồm:

  • Phẫu thuật newman
  • Mổ nối vị tràng
  • Phẫu thuật mở thông hỗng tràng ra da để nuôi ăn…

Cần chuẩn bị gì trước khi làm phẫu thuật ung thư dạ dày?

Thực hiện tốt công tác chẩn đoán sẽ giúp ca mổ diễn ra thuận lợi và thành công hơn. Thông thường, trước khi làm phẫu thuật ung thư dạ dày, bệnh nhân sẽ được yêu cầu khám tiền mê trước đó vài ngày. Ngoài ra, cần làm xét nghiệm công thức máu và kiểm tra sức khỏe tổng quát. Chỉ những bệnh nhân đủ điều kiện về sức khỏe mới được làm phẫu thuật.

phẫu thuật ung thư dạ dày bao nhiêu tiền
Bệnh nhân được khám sức khỏe tổng quát trước khi làm phẫu thuật ung thư dạ dày

Vào đêm trước cũng như buổi sáng của ngày mổ, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ bằng dung dịch Betadine để sát trùng toàn thân nhằm giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chú ý:

  • Nhịn ăn uống bắt đầu từ đêm trước ngày mổ
  • Nếu bác sĩ có chỉ định dùng thuốc thì có thể uống với một ít nước
  • Trường hợp bị hẹp môn vị, cần tiến hành rửa dạ dày trước khi làm phẫu thuật

Biến chứng sau phẫu thuật ung thư dạ dày

Phẫu thuật ung thư dạ dày triệt căn có thể mang đến nguy cơ tử vong cho 1 – 2% bệnh nhân. Ngoài ra, người bệnh cũng phải đối mặt với một số biến chứng nhất định như:

  • Xuất huyết nội (chảy máu miệng nối)
  • Viêm tuỵ cấp
  • Nhiễm trùng vết mổ
  • Đường mật bị tổn thương
  • Xì dò ở miệng nối hoặc mỏm tá tràng
  • Tụ dịch trong xoang bụng
  • Áp-xe tồn lưu
  • Suy dinh dưỡng
  • Hội chứng trào ngược,
  • Lao phổi,
  • Hội chứng quai đến
  • Hội chứng Dumping,
  • Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, tiêu lỏng, đau bụng, ợ nóng

Bệnh nhân phẫu thuật ung thư dạ dày sống được bao lâu?

  • Phẫu thuật điều trị tạm thời: Bệnh nhân có thời gian sống trung bình từ 4 – 18 tháng
  • Phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn II: Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 30 – 50%
  • Phẫu thuật ung thư dạ dày ở giai đoạn III: Tỷ lệ sống sau 5 năm khoảng 10 – 20%

Phẫu thuật ung thư dạ dày hết bao nhiêu tiền?

Trung bình, chi phí cho một ca phẫu thuật ung thư dạ dày có thể dao động từ 25 tới 40 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng chi phí bệnh nhân phải trả còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Tính chất phức tạp của ca mổ
  • Cơ sở y tế nơi tiến hành phẫu thuật
  • Phương pháp phẫu thuật
  • Bệnh nhân có tham gia bảo hiểm y tế hay không
  • Các dịch vụ khác đi kèm…

Trên đây là những thông tin liên quan đến phương pháp phẫu thuật ung thư dạ dày. Để giảm thiểu rủi ro phát sinh sau mổ, người bệnh nên tìm đến các bệnh viện chuyên khoa ung bướu uy tín để làm phẫu thuật. Sau mổ, cần nghỉ ngơi nhiều và tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng được bác sĩ khuyến nghị để sức khỏe nhanh hồi phục.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:38 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 16:47 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hóa trị ung thư dạ dày: Liệu trình và thông tin cần biết

Hóa trị ung thư dạ dày là phương pháp thường được chỉ định kết hợp với phẫu thuật hoặc xạ…

Ung thư dạ dày sống được bao lâu Ung thư dạ dày sống được bao lâu theo từng giai đoạn?

Hầu hết người bệnh đều rơi vào trạng thái hoảng loạn và lo sợ ngay khi nhận được kết quả…

Phẫu thuật ung thư dạ dày khi nào? Điều cần biết

Phẫu thuật ung thư dạ dày là phương pháp điều trị chính được áp dụng cho hầu hết các giai…

Tầm soát ung thư dạ dày Tầm soát ung thư dạ dày là gì? Các thông tin cần biết

Tầm soát ung thư dạ dày là việc làm cần thiết và nên thực hiện càng sớm càng tốt. Đây…

Phác đồ điều trị ung thư dạ dày (hướng dẫn Bộ Y tế)

Xây dựng được phác đồ điều trị ung thư dạ dày phù hợp chính là một bước quan trọng góp…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua