Thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng và cách dùng

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Thuốc xịt mũi Flixonase được chỉ định trong điều trị viêm mũi dị ứng. Dùng thuốc đúng cách sẽ giúp cải thiện triệu chứng của bệnh. Cần tìm hiểu rõ các thông tin về thuốc trước khi sử dụng.

Thông tin về thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng

Thông tin về thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng
Thuốc xịt mũi Flixonase được dùng phổ biến trong phòng và điều trị viêm mũi dị ứng

  • Tên thuốc: Flixonase
  • Phân nhóm: Thuốc tai mũi họng
  • Dạng bào chế: Hỗn dịch xịt mũi
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 chai 60 liều xịt
  • Nhà sản xuất: GlaxoSmithKline – Anh

1. Thành phần

Thuốc xịt mũi Flixonase là một hỗn dịch trong nước bao gồm: Tinh thể Fluticasone propionate, Dextrose (dạng khan), Microcrystalline cellulose, Polysorbate 80, Acid hydrochloric loãng, Carboxymethylcellulose sodium (Avicel RC591), Benzalkonium chloride, Phenylethyl alcohol và Nước tinh khiết.

Xem thêm: Viêm Mũi Dị Ứng Mãn Tính –  Điều Trị Như Thế Nào?

2. Công dụng

  • Phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa (bao gồm cả trường hợp sốt cỏ khô) và viêm mũi dị ứng quanh năm.
  • Giúp kiểm soát cả triệu chứng đau và nặng tại vùng xoang.
Công dụng
Thuốc xịt mũi Flixonase giúp khắc phục hiệu quả các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc xịt mũi Flixonase ở những đối tượng người bệnh quá mẫn với bất cứ thành phần nào có trong thuốc.

4. Liều dùng

– Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn:

Xịt 2 nhát vào mỗi bên mũi, thực hiện đều đặn 1 lần/ ngày. Có thể xịt 2 nhát/ bên mũi và thực hiện 2 lần/ ngày nếu trường hợp nặng.

– Trẻ em từ 4 – 11 tuổi:

Xịt 1 nhát/ bên mũi, thực hiện 1 lần/ ngày vào buổi sáng. Trong các trường hợp cần thiết có thể tăng tần suất sử dụng lên 2 lần/ ngày. 

– Người cao tuổi:

Liều dùng tương tự như người lớn.

5. Cách dùng

– Các bước chuẩn bị bình xịt:

  • Lắc bình xịt và tháo nắp chống bụi ra.
  • Giữ cho bình xịt hướng lên và chú ý hướng vòi xịt ra xa cơ thể.
  • Đặt ngón trỏ và ngón giữa lên trên vành ở 2 bên vòi xịt còn ngón cái đặt bên dưới chai thuốc.
  • Trong khi giữ nguyên ngón cái thì dùng ngón trỏ và ngón giữa ấn vòi xịt xuống để giải phóng 1 liều xịt vào không khí.
Cách dùng
Cần chuẩn bị bình xịt trước khi sử dụng thuốc xịt mũi Flixonase

– Sử dụng bình xịt:

  • Xì mũi để loại bỏ bớt dịch nhầy.
  • Dùng ngón tay bịt 1 bên lỗ mũi lại.
  • Hơi nghiêng đầu về phía trước và giữ cho bình xịt hướng lên.
  • Khi hít vào bằng mũi cần dùng các ngón tay để ấn vòi xịt xuống.
  • Thở ra bằng đường miệng.
  • Thực hiện tương tự với bệnh còn lại.

– Vệ sinh bình xịt:

Cần chú ý vệ sinh bình xịt ít nhất 1 lần mỗi tuần để ngăn ngừa tình trạng tắc vòi xịt.

  • Tháo nắp bảo vệ ra.
  • Ngâm vòi xịt và nắp bảo vệ vào nước ấm trong vài phút.
  • Sau đó rửa lại.
  • Vẩy hết nước rồi để khô ở nơi ấm

Đọc thêm: Viêm mũi dị ứng khi mang thai – Cách điều trị hiệu quả 

6. Bảo quản thuốc

Thuốc xịt mũi Flixonase cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, dưới 30°C, tránh ánh nắng. Tuyệt đối không được đông lạnh chai thuốc. Để xa tầm với của trẻ nhỏ.

7. Giá bán tham khảo

Loại thuốc này đang được bán với giá khoảng 149.000 đồng/ chai 60 liều xịt

Lưu ý khi dùng thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng

1. Thận trọng

Cần đặc biệt thận trọng ở những trường hợp ngừng điều trị với steroid toàn thân và chuyển sang sử dụng fluticasone propionate dạng xịt mũi. Nếu đang bị nhiễm khuẩn tại chỗ ở đường mũi thì cần được điều trị thích hợp. 

Thận trọng
Phụ nữ mang thai cần báo cho bác sĩ biết trước khi được chỉ định dùng thuốc xịt mũi Flixonase

Đối với trẻ em cần duy trì liều thấp nhất nhưng vẫn giúp kiểm soát triệu chứng một cách đầy đủ.

Với các trường hợp phụ nữ đang mang thai hay nuôi con bú, bác sĩ cần cân nhắc kỹ lưỡng về lợi ích và rủi ro trước khi chỉ định. 

Gợi ý: Top 6 Loại Máy Trị Viêm Mũi Dị Ứng An Toàn, Hiệu Quả

2. Tác dụng phụ

– Rối loạn hệ miễn dịch:

Rất hiếm: Co thắt phế quản, phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ, ban trên da, phù mặt, lưỡi.

– Rối loạn thị giác:

Rất hiếm: Tăng áp lực nội nhãn, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể.

– Rối loạn hô hấp, trung thất và lồng ngực:

  • Rất phổ biến: Chảy máu cam
  • Phổ biến: Kích thích mũi, khô mũi, kích thích họng, khô họng
  • Rất hiếm: Thủng vách ngăn mũi
Tác dụng phụ
Chảy máu cam là tác dụng phụ khá thường gặp khi sử dụng thuốc xịt mũi Flixonase

Người bệnh nên nhớ rằng, khi nhận thấy các tác dụng ngoại ý xuất hiện hãy nhanh chóng báo cho bác sĩ được biết. 

3. Tương tác thuốc

Đã có báo cáo về tương tác thuốc khi dùng đồng thời fluticasone propionate và ritonavir gây ra tác dụng toàn thân của corticosteroid . Bao gồm suy thượng thận và hội chứng Cushing. 

Một số chất ức chế cytochrome P450 3A4 khác có thể làm tăng sự phơi nhiễm toàn thân với fluticasone nhưng không đáng kể. 

4. Quá liều

Sử dụng liều cao hơn liều được khuyến cáo trong thời gian dài có thể dẫn tới ức chế tạm thời chức năng thượng thận trong khoảng vài ngày. Cần theo dõi bằng cách định lượng cortisol huyết tương.

Trên đây là một số thông tin quan trọng cần biết về thuốc xịt mũi flixonase. Loại thuốc này mang lại hiệu quả tốt trong điều trị viêm mũi dị ứng nhưng người bệnh cần chú ý thận trọng khi dùng.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 14:12 - 01/12/2023 - Cập nhật lúc: 15:32 - 01/12/2023
Chia sẻ:
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa được không? Là câu hỏi được đặt ra ở nhiều người khi mắc phải căn bệnh này. Bài viết dưới đây sẽ giúp…
viêm mũi dị ứng khi mang thai Viêm mũi dị ứng khi mang thai: Cách trị và phòng ngừa hiệu quả

Viêm mũi dị ứng khi mang thai có thể khởi phát do bị các yếu tố dị nguyên tấn công.…

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà 9 Cách Chữa Viêm Mũi Dị Ứng Thời Tiết Tại Nhà Hay Nhất

Cách chữa viêm mũi dị ứng thời tiết tại nhà đem lại sự an toàn, tiết kiệm chi phí và…

Ngứa mũi, ngứa mắt Ngứa Mũi Ngứa Mắt – Có Phải Do Dị Ứng Hay không?

Ngứa mũi, ngứa mắt là những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng…

Ngứa mũi, chảy nước mũi Vì Sao Bị Ngứa Mũi Chảy Nước Mũi? Cách Xử Lý Nhanh

Cảm giác ngứa mũi, chảy nước mũi là triệu chứng rất phổ biến và rất khó chịu. Mặc dù không…

bệnh viêm mũi dị ứng có lây không [Giải đáp] Viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không?

Bệnh viêm mũi dị ứng có lây không? Có thể di truyền từ bố mẹ sang con không? Là vấn…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua