Thuốc trị ho có đờm cho người lớn loại nào tốt?

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Neo-codion, Terpin- codein, Ameflu,… là những loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn khá phổ biến. Để lựa chọn được loại thuốc phù hợp, bạn nên cân nhắc mức độ triệu chứng và thành phần cụ thể của từng loại thuốc.

ho có đờm uống thuốc gì
Bị ho có đờm nên uống thuốc gì?

Một số loại thuốc trị ho có đờm cho người lớn

Ho có đờm là triệu chứng thường gặp do cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm thanh quản và viêm phế quản gây ra. Triệu chứng này phát sinh khi đờm ứ tại cổ họng, gây ngứa ngáy, từ đó kích thích trung tâm hành não gây ho để loại bỏ dịch nhầy và chất kích thích tồn đọng bên trong cơ quan hô hấp.

Các loại thuốc trị ho có đờm thường chứa ít nhất 2 hoạt chất, trong đó bao gồm hoạt chất làm loãng/ long đờm và hoạt chất tác động đến não bộ nhằm giảm ho. Ngoài ra một số loại thuốc còn được bổ sung Paracetamol (giảm đau, hạ sốt), vitamin C (tăng cường miễn dịch), thuốc kháng histamine (giảm dị ứng, giãn phế quản,…),… 

Một số loại thuốc trị ho có đờm được dùng phổ biến như:

1. Thuốc giảm ho, long đờm Terpin- codein

Thuốc ho Terpin – codein chứa Codein và Terpin. Codein có tác dụng tương tự như morphin nên có khả năng giảm ho và giảm đau. Thành phần này có khả năng giảm ho do tác động đến trung khu ho ở hành não. Ngoài ra, thuốc được kết hợp với Terpin – thành phần có tác dụng làm loãng và long đờm.

thuốc trị ho có đờm cho người lớn
Thuốc trị ho có đờm Terpin – codein chứa codein nên chỉ được sử dụng cho người lớn
  • Hàm lượng: Terpin – codein 100 (Terpin 100mg, Codein 5mg), Terpin – codein 200 (Terpin 200mg, Codein 10mg)
  • Chỉ định: Loại thuốc này thường được sử dụng cho người bị ho có đờm do viêm phế quản cấp và mãn tính.
  • Chống chỉ định: Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ dưới 5 tuổi và không dùng chung với đồ uống chứa cồn.

2. Thuốc ho Neo-codion

Thành phần Codein camphosulfonat trong thuốc Neo-codion có tác dụng giảm ho, trong khi đó Sulfogaiacol có khả năng làm lỏng dịch tiết từ các cơ quan hô hấp.

thuốc trị ho có đờm cho người lớn
Neo-codion phù hợp với tình trạng ho khan và ho có đờm
  • Hàm lượng: Codein camphosulfonat 25mg, Sulfogaiacol 100mg
  • Chỉ định: Thuốc được sử dụng với cả trường hợp ho khan và ho có đờm.
  • Chống chỉ định: Không sử dụng thuốc Neo-codion cho phụ nữ đang cho con bú, ho suyễn, suy hô hấp.

3. Thuốc Cedipect giảm ho có đờm, ho khan, ho kích ứng

Thuốc Cedipect chứa hoạt chất Glyceryl guaiacolat – có tác dụng thúc đẩy quá trình loại bỏ dịch đờm ra khỏi cơ quan hô hấp. Ngoài ra, thành phần này còn có khả năng làm trơn đường hô hấp bị kích ứng.

Bên cạnh đó, thuốc còn được bổ sung Codein – thành phần gây nghiện có khả năng giảm đau và giảm ho.

  • Hàm lượng: Codein 10mg, Glyceryl guaiacolat 100mg
  • Chỉ định: Làm giảm ho khan, ho có đờm và ho kích ứng cho người trên 12 tuổi.
  • Chống chỉ định: Phụ nữ cho con bú, trẻ dưới 12 tuổi, người mang gen chuyển hóa thuốc qua CYP2D6 nhanh hơn bình thường, người bệnh gan, suy hô hấp hoặc người dưới 18 tuổi vừa nạo VA, cắt amidan.

4. Thuốc Atussin giãn phế quản, long đờm và giảm ho

Hoạt chất Dextromethorphan trong thuốc Atussin có khả năng tác động lên trung tâm ho ở hành não. Glyceryl guaiacolat giúp thúc đẩy dẫn lưu đờm ra khỏi cơ quan hô hấp, trong khi đó Clopheniramine lại có tác dụng giảm dị ứng, giãn phế quản và cải thiện hiện tượng sưng ở ống dẫn khí.

Thuốc Atussin phối hợp 3 thành phần trên nên có khả năng giảm nhanh cơn ho có đờm, ho khan và ho dị ứng.

thuốc trị ho có đờm cho người lớn
Thuốc Atussin phối hợp giữa 3 thành phần Glyceryl guaiacolat, Clopheniramine và Dextromethorphan
  • Hàm lượng: Dextromethorphan 5mg, Clopheniramine 1.33mg, Glyceryl guaiacolat 50mg
  • Chỉ định: Ho do viêm phế quản, ho gà, viêm phổi, viêm họng, viêm khí quản, màng phổi bị kích ứng, cúm, cảm lạnh, hen suyễn, viêm thanh quản,…
  • Chống chỉ định: Không có chống chỉ định tuyệt đối với loại thuốc này.

5. Thuốc Ameflu giảm ho do cảm cúm

Hoạt chất Pseudoepherin trong thuốc tác động vào hệ thần kinh giao cảm nhằm giảm đau xoang và mũi do kích thích hoặc dị ứng. Dextromethorphan tác động lên trung tâm hành não nhằm giảm ho, trong khi đó thành phần Guaifenesin có khả năng dẫn lưu và loại bỏ dịch nhầy ở đường hô hấp.

Ngoài ra, thuốc trị ho Ameflu còn chứa Paracetamol có tác dụng hạ sốt, giảm đau và vitamin C giúp tăng cường miễn dịch của cơ thể.

ho có đờm uống thuốc gì
Thuốc Ameflu có tác dụng giảm ho do cảm cúm và cảm lạnh gây ra
  • Hàm lượng: Paracetamol 500mg, Vitamin C 100mg, Guaifenesin 200, Pseudoepherin 30mg, Dextromethorphan 15mg
  • Chỉ định: Giảm ho, sổ mũi, chảy nước mắt và sốt do cảm lạnh, dị ứng đường hô hấp trên và sốt rơm (sốt mùa hè).
  • Chống chỉ định: Người thiếu gụt men G6PD, suy gan/ thận nặng, tắc cổ bàng quang, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị phì đại tuyến tiền liệt, loét dạ dày, glocom góc hẹp, tắc môn vị – tá tràng, người đang dùng thuốc ức chế MAO,…

6. Thuốc Toplexin – giảm ho do dị ứng và ho có đờm

Thuốc Toplexin có tác dụng giảm ho có đờm và ho dị ứng. Ngoài ra thuốc còn có khả năng cải thiện tình trạng sốt nhẹ.

  • Hàm lượng: Oxomemazin 1.65mg, Guaifenesin 33mg, Paracetamol 33mg, Natribenzoat 33mg
  • Chỉ định: Điều trị triệu chứng ho do kích ứng, dị ứng và có đờm ở trẻ trên 1 tuổi và người lớn.
  • Chống chỉ định: Bí tiểu do bệnh ở tiền liệt tuyến, mất bạch cầu hạt, suy gan, suy hô hấp và tăng nhãn áp.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho có đờm cho người lớn

Ho có đờm, ho khan đều là biểu hiện của các tình trạng sức khỏe ở đường hô hấp như viêm phế quản, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,…. Chính vì vậy điều quan trọng nhất vẫn là xác định nguyên nhân gây ra triệu chứng. Tình trạng phụ thuộc và làm dụng thuốc trị ho có thể khiến bệnh kéo dài và chuyển biến nặng nề.

ho có đờm uống thuốc gì
Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc trị ho có đờm cho người lớn

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc trị ho có đờm cho người lớn bạn cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Người có tình trạng sức khỏe đặc biệt (đang mang thai, cho con bú, hen suyễn, suy thận/ gan nặng,…) cần thông báo với dược sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Triệu chứng ho có thể biểu hiện cho những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tràn dịch màng phổi, lao phổi,… Nếu nhận thấy ho kéo dài, bạn cần tránh tình trạng lạm dụng thuốc. Với những trường hợp này, nên thăm khám để được chẩn đoán chính xác.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi có thể sử dụng thuốc trị ho có đờm tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thời gian sử dụng thuốc kéo dài khoảng 3 – 5 ngày. Nếu ho kéo dài hơn 7 ngày hoặc đi kèm với triệu chứng đau đầu, phát ban và sốt cao, cần chủ động tìm gặp bác sĩ chuyên khoa.
  • Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể xông hơi, tắm nước ấm hoặc tận dụng các thảo dược tự nhiên như mật ong, chanh, gừng,… để giảm ho và loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng.

Thuốc điều trị ho có đờm cho người lớn có thể giảm nhanh triệu chứng và loại bỏ cảm giác khó chịu do đờm ứ tại cổ họng. Tuy nhiên để triệu chứng này được điều trị dứt điểm, bạn nên thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể.

Ngày đăng 09:18 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 08:49 - 09/02/2023
Chia sẻ:
Khi bị ho, chúng ta có thể ăn một số loại thực phẩm có khả năng chữa trị hết bệnh ho. Ăn gì chữa ho hiệu quả, giảm nhanh triệu chứng? TƯ VẤN CỦA CHUYÊN GIA
Ho nhiều là dấu hiệu của bệnh về đường hô hấp. Một số thực phẩm, món ăn giúp giảm nhanh triệu chứng ho, chữa ho hiệu quả là trái cây…
10+ bài thuốc nam trị ho hiệu quả hơn dùng thuốc tây [THAM KHẢO NGAY]

Các bài thuốc nam trị ho được áp dụng phổ biến trong dân gian. Tuy hiện nay các bài thuốc…

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ – Hướng dẫn A-Z [BỐ MẸ THAM KHẢO]

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian.…

Siro Ho Cảm Ích Nhi – Đối tượng sử dụng, giá bán & cách dùng

Siro Ho - Cảm Ích Nhi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe của Công ty TNHH Nam Dược. Sản…

Hướng dẫn cách điều trị ho không kháng sinh cho trẻ. Lời khuyên từ chuyên gia

Do sức đề kháng chưa hoàn thiện và hệ miễn dịch còn yếu nên trẻ em trở thành đối tượng…

Trị ngứa cổ ho có đờm kéo dài bằng những mẹo đơn giản, hiệu quả

Ngứa cổ và ho có đờm là những triệu chứng thường gặp khi bị nhiễm trùng đường hô hấp. Tình…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua