VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Đau dây thần kinh tọa sau sinh và những điều mẹ bỉm cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Đau dây thần kinh tọa sau sinh là tình trạng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Bệnh lý này khiến mẹ bỉm thường xuyên bị đau nhức trên diện rộng từ vùng hông chạy dọc xuống chân theo chiều dài của dây thần kinh tọa.

Mặc dù là tình trạng thường gặp nhưng các chị em không nên chủ quan với chứng đau dây thần kinh tọa sau sinh. Bởi nếu không sớm can thiệp và khắc phục, bệnh rất dễ chuyển thành mãn tính, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động.

đau dây thần kinh tọa sau sinh
Đau dây thần kinh tọa sau sinh là vấn đề rất nhiều mẹ bỉm gặp phải

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa sau sinh

Sau khi sinh, cơ thể phụ nữ sẽ phải cần một khoảng thời gian nhất định để hồi phục hoàn toàn. Đây là thời kỳ rất dễ phát sinh các vấn đề sức khỏe, điển hình là chứng đau dây thần kinh tọa.

Phụ nữ sau sinh thường dễ mắc bệnh đau dây thần kinh tọa do một số nguyên nhân sau đây:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

1. Cấu trúc xương thay đổi

Trong quá trình mang thai hệ thống xương khớp nhất là vùng xương chậu của phụ nữ sẽ phải giãn ra để tạo không gian cho bé phát triển. Tuy nhiên, sau khi sinh, khung xương sẽ dần trở lại trạng thái ban đầu trong thời gian ngắn. 

Điều này đã khiến cho các khớp xương phải chuyển dịch, rất dễ và vào nhau. Đôi khi có thế tác động và chèn ép lên hệ thống thần kinh nói chung và dây thần kinh tọa nói riêng.

2. Thừa cân sau sinh

Thừa cân sau sinh là nỗi ám ảnh của không ít mẹ bỉm. Thực trạng này không chỉ khiến chị em bị ảnh hưởng về tâm lý mà còn tác động xấu đến sức khỏe xương khớp.

Cân nặng dư thừa sẽ khiến cho cột sống, các khớp xương cũng như dây thần kinh tọa phải chịu nhiều áp lực, nhất là khi vận động. Điều này cũng là yếu tố làm kích hoạt tình trạng đau nhức.

3. Thiếu hụt dinh dưỡng

Đây cũng chính là thực trạng mà rất nhiều mẹ bỉm gặp phải khi trải qua kỳ sinh nở. Tromg thời kỳ cho con bú mẹ bỉm thường phải bổ sung rất nhiều dinh dưỡng để sản xuất sữa non. Chính vì thế, nhu cầu dinh dưỡng của các mẹ trong thời gian này sẽ tăng vọt.

Nếu cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng sẽ khiến cho hệ thống xương khớp không được chăm sóc tốt. Điều này sẽ khiến xương khớp suy yếu và gây chèn ép dây thần kinh tọa.

4. Thói quen xấu

Chế độ chăm sóc con nhỏ sẽ khiến cho các mẹ bỉm bắt đầu hình thành những thói quen sinh hoạt thất thường. Điển hình nhất là tình trạng thức khuya hay ngủ không đủ giấc.

Những yếu tố này sẽ khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, căng thẳng. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến tình trạng đau dây thần kinh tọa xuất hiện.

Những điều mẹ bỉm cần lưu ý khi bị đau dây thần kinh tọa sau sinh

Bệnh đau dây thần kinh tọa ở phụ nữ sau kỳ sinh nở thường chỉ xuất hiện dưới dạng cấp tính. Tình trạng bệnh có thể sớm cải thiện nếu được chăm sóc kịp thời. Ngược lại, nếu không sớm khắc phục, bệnh sẽ rất dễ chuyển biến thành mãn tính.

Mẹ bỉm nên chú ý đến một số vấn đề dưới đây để ngăn ngừa tình trạng đau dây thần kinh tọa khởi phát.

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Sau khi sinh, thời gian nghỉ ngơi của mẹ bỉm thường phụ thuộc rất nhiều vào giờ giấc sinh hoạt của bé. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến mẹ bầu không có thời gian để nghỉ ngơi. Điều này khiến cơ thể suy nhược và làm tăng nguy cơ gặp phải các vấn đề sức khỏe, trong đó có chứng đau dây thần kinh tọa.

Chính vì thế, để có sức khỏe tốt, mẹ bỉm cần điều chỉnh và phân bổ thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Nên san sẻ việc trông con với người thân để giải tỏa áp lực căng thẳng và cải thiện sức khỏe tốt hơn. Từ đó, góp phần ngăn ngừa chứng đau dây thần kinh tọa.

2. Bổ sung dinh dưỡng

Trong thời gian cho con bú, mẹ bỉm cần dung nạp nguồn dinh dưỡng dồi dào hơn so với bình thường để có thể sản xuất đủ sữa. Nếu không bổ sung đủ dưỡng chất, thể trạng sẽ suy nhược và hệ thống xương khớp cũng trở nên yếu đi.

khắc phục đau dây thần kinh tọa sau sinh
Mẹ bỉm cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tránh gặp tình trạng đau dây thần kinh tọa

Để ngăn ngừa tình trạng đau dây thần kinh tọa và tăng cường sức khỏe cho xương khớp, mẹ bỉm cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho phù hợp. Đặc biệt, cần tăng cường các nhóm thực phẩm giàu canxi và vitamin D.

Bên cạnh đó, nên tránh những thực phẩm thiếu lành mạnh như thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp. Và mẹ bỉm nên nhớ bổ sung cho cơ thể đủ 2 lít nước mỗi ngày để luôn có một thể trạng khỏe mạnh.

3. Thay đổi thói quen sinh hoạt

Tháng đầu tiên sau khi sinh, mẹ bỉm thường có thói quen ở cữ và rất ít vận động. Nhiều người còn giữ thói quen nằm than mà không biết rằng khí CO từ than rất độc hại. Hơn nữa, nhiệt độ cao từ than sẽ khiến cho đốt sống thắt lưng giãn ra. Điều này sẽ rất dễ tổn thương đến hệ thống xương khớp và kích hoạt những cơn đau dây thần kinh tọa.

Để ngăn ngừa tình trạng đau nhức, mẹ bỉm nên thay đổi các thói quen không tốt:

  • Nên vận động ở mức độ cho phép để gân cổ giãn ra
  • Tránh thức khuya, dậy sớm
  • Không nên nằm một chỗ quá lâu
  • Tránh các tư thế xấu

4. Rèn luyện thân thể

Ngoài ra, để ngăn ngừa và khắc phục tình trạng đau dây thần kinh tọa sau sinh, mẹ bỉm cũng nên quan tâm nhiều hơn đến việc luyện tập để rèn luyện thân thể. Mẹ bỉm nên tránh những bài tập có cường độ mạnh. Thay vào đó nên lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng để cơ thể làm quen dần với việc tập luyện.

Đi bộ nhẹ nhàng hay những tư thế yoga đơn giản là những lựa chọn rất hữu ích cho mẹ bỉm lúc này. Việc tập luyện sẽ giúp điều hòa thân thể và tăng cường lưu thông máu. Điều này không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn giúp cải thiện tốt sức khỏe xương khớp.

Đau dây thần tọa là vấn đề thường gặp ở phụ nữ sau kỳ sinh nở. Mẹ bỉm tuyệt đối không được chủ quan với hiện trạng này. Tốt nhất hãy sớm tìm đến bác sĩ để nhận tư vấn chuyên môn về cách khắc phục cũng như ngăn ngừa tình trạng bệnh tái diễn.

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 08:52 - 25/04/2023 - Cập nhật lúc: 15:35 - 26/04/2023
Chia sẻ:
Đau dây thần kinh hông – Dấu hiệu và cách chữa

Đau dây thần kinh hông (đau dây thần kinh hông to) đặc trưng bởi cơn đau khởi phát từ thắt…

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa – vật lý trị liệu

Phục hồi chức năng đau thần kinh tọa bằng vật lý trị liệu là cách giúp tăng cường tuần hoàn…

đau dây thần kinh tọa sau sinh Đau dây thần kinh tọa sau sinh và những điều mẹ bỉm cần biết

Đau dây thần kinh tọa sau sinh là tình trạng rất nhiều phụ nữ gặp phải. Bệnh lý này khiến…

Đau thần kinh tọa có tập yoga được không? Đau thần kinh tọa có tập yoga được không? Những điều cần lưu ý

Hiện nay, bộ môn yoga đang được rất nhiều người lựa chọn để vận động và cải thiện sức khỏe.…

Bệnh đau thần kinh tọa có chữa khỏi được không?

Đau thần kinh tọa có chữa khỏi không? Đây là thắc mắc mà rất nhiều người đưa ra khi mắc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua