Bệnh ho là gì? Các loại thường gặp, dấu hiệu và cách điều trị

Thuốc ho Atussin – Công dụng, cách dùng, giá bán và lưu ý

8 cách trị ho cho trẻ dưới 1 tuổi nhạy (có đờm, sổ mũi) CHUYÊN GIA TƯ VẤN

Lá trị ho: Đây là 5 loại tốt nhất, có cách làm cho người lớn và bé [ĐỪNG BỎ QUA]

Thuốc ho Astex giá bao nhiêu, có tốt không, có tác dụng phụ?

Thuốc ho Prospan có mấy loại, giá bao nhiêu, có tốt không?

Cách dùng rau diếp cá trị ho đơn giản HIỆU QUẢ NHANH

Thuốc ho Prospan có dùng được cho bà bầu?

Cách làm bông khế chưng đường phèn trị ho theo dân gian HIỆU QUẢ NHẤT

Hậu Covid gây ho: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

Bị ho có đờm nên ăn gì, kiêng gì nhanh khỏi? CHUYÊN GIA TƯ VẤN CỤ THỂ

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn Phòng khám đa khoa Thuốc Dân Tộc – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở Mỹ Đình – Hà Nội

Rất nhiều người dù bị ho có đờm nhiều nhưng vẫn duy trì thói quen ăn uống bừa bãi như thường ngày khiến cho bệnh kéo dài mãi không dứt. Chính vì vậy, việc tìm hiểu bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì cũng rất cần thiết bởi nó sẽ giúp người bệnh xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học, góp phần rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

Khi bị ho có đờm, chất nhầy bám dính nhiều trong cổ họng và đường thở dưới làm cản trở sự lưu thông của không khí. Điều này khiến người bệnh có cảm giác vướng víu, khó thở và dễ bị nôn ói, đặc biệt là sau khi ăn. 

Hiện tượng ho có đờm chủ yếu xảy ra do các vấn đề ở đường hô hấp như viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi. Ngoài thuốc, một số thực phẩm có thể giúp giảm ho, đánh tan đàm và chống viêm nhiễm ở đường thở một cách tự nhiên. Người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm có lợi trong thực đơn và tránh các thức ăn có hại để hỗ trợ đẩy nhanh hiệu quả điều trị, rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.

Bị ho có đờm nên ăn gì?

Theo Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT Trung ương, khi bị ho có đờm, người bệnh nên thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm dưới đây:

1. Mật ong 

Mật ong giàu vitamin C, E có tác dụng làm dịu, sát khuẩn cổ họng và cải thiện hệ miễn dịch của cơ thể. Bên cạnh đó, theo y học cổ truyền thực phẩm này còn có khả năng làm loãng đờm, loại bỏ chất nhầy và giảm tắc nghẽn ở đường thở.

bị ho có đờm nên ăn gì
Người bị ho có đờm nên ăn mật ong hàng ngày để làm dịu cơn ho, tiêu chất nhầy, chống viêm nhiễm đường thở

Nuốt trực tiếp 2 – 3 thìa cà phê mật ong mỗi ngày để thấy được hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng có thể pha mật ong với nước ấm uống vào mỗi buổi sáng để giảm ho đờm, chống mệt mỏi, tăng cường chức năng tiêu hóa, bổ sung năng lượng cho cơ thể hoạt động trong suốt cả ngày dài.

>> Bạn đã biết chưa: Hướng dẫn chữa ho có đờm bằng mật ong đúng cách

2. Cà rốt

Bác sĩ Nhuần cho biết cà rốt là một trong những thực phẩm hữu ích nhất đối với người bị ho có đờm. Nghiên cứu khoa học cho thấy, cà rốt chứa nhiều falcarinol – hợp chất có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện các vấn đề ở đường hô hấp như ho khan, ho có đờm, hen phế quản, viêm phổi.

Ngoài ra, loại củ này còn giàu chất xơ, các vitamin và khoáng chất giúp cải thiện sức đề kháng của cơ thể trước sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đồng thời bổ sung cà rốt trong thực đơn cũng giúp thúc đẩy tiêu hóa, mang lại cảm giác ăn uống ngon miệng cho người bệnh khi bị ho có đờm.

3. Thực phẩm giàu vitamin A và C

Hai loại vitamin này đóng vai trò quan trọng đối với hệ miễn dịch. Bổ sung chúng đầy đủ sẽ giúp hệ thống tế bào bạch cầu hoạt động hiệu quả hơn để tiêu diệt sạch virus, vi khuẩn gây ho đờm, viêm nhiễm đường thở. Ngoài ra, vitamin A và C còn có chức năng kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, giúp kích thích tái tạo các tế bào mới thay thế cho tế bào bị tổn thương, sưng viêm trong đường hô hấp.

Vitamin A và C được tìm thấy nhiều trong các loại rau quả có màu xanh, đỏ. Chẳng hạn như:

  • Cam
  • Quýt
  • Bưởi
  • Đu đủ
  • Khoai lang
  •  Rau cải xanh
  • Súp lơ xanh…

4. Hành, tỏi, gừng, nghệ

Nếu vẫn đang thắc mắc không biết bị ho có đờm nên ăn gì thì các loại củ gia vị ở trên chính là gợi ý cho bạn. Chúng chúng được sử dụng như những loại thuốc kháng sinh tự nhiên nhờ đặc tính kháng viêm, diệt khuẩn, chống virus. Sử dụng thường xuyên trong bữa ăn sẽ giúp ngăn ngừa và làm giảm viêm trong đường thở, ức chế tiết đờm nhầy. Nhờ vậy hiện tượng ho có đờm cũng sẽ thuyên giảm.

5. Các món súp, cháo

Đờm vướng víu ở cổ họng gây kích thích ho nhiều và khiến họng khô rát, khó chịu. Để không làm niêm mạc họng bị tổn thương, viêm nhiễm nặng hơn, người bệnh nên ưu tiên lựa chọn các món ăn lỏng, mềm như súp, cháo. Chúng rất dễ nuốt và có thể đi vào dạ dày dễ dàng mà không bị ma sát với cổ họng. 

ho có đờm nên ăn cháo
Cháo là món dễ nuốt, lại giúp bổ sung nước cho cơ thể chống khô rát cổ họng, giảm ho có đờm

Đặc biệt, súp cháo còn bổ sung nhiều nước giúp làm dịu cổ họng, chống khô đường thở, giảm tiết đờm và làm loãng chất nhầy. Sừ dụng các món ăn này trong thời gian bị bệnh sẻ thúc đẩy tổn thương nhanh bình phục hơn.

6. Ho có đờm nên ăn quả lê

Đông y ghi nhận, quả lê vị ngọt, tính lạnh, có khả năng quy vào các kinh Phế, Vị giúp giáng đờm, bổ phổi, giảm sốt, trị ho đờm do viêm họng hay viêm phổi.

Để cải thiện tình trạng ho có đờm, mỗi ngày người bệnh nên ăn 1 – 2 quả lê. Ngoài ra có thể uống nước ép lê hoặc sử dụng món lê hấp đường phèn để tăng công hiệu điều trị.

7. Thực phẩm chứa nhiều omega 3

Omega 3 là một loại axit béo có tác dụng tích cực trong việc chống lại các phản ứng viêm nhiễm ở đường thở, giảm tiết chất nhầy, qua đó ngăn chặn các cơn ho đờm khiến người bệnh mệt mỏi. 

Thực phẩm chứa nhiều omaga 3 nhất là các loại cá béo như cá hồi, cá thu hay cá ngừ. Ngoài ra, chất này còn được tìm thấy trong:

  • Dầu gan cá tuyết
  • Hàu
  • Hạt óc chó
  • Hạt lanh
  • Hạt chia
  • Đậu nành…

Hãy thêm chúng vào thực đơn mỗi ngày để chống lại tình trạng ho có đờm tại nhà hiệu quả hơn.

Các món người bị ho có đờm nên ăn

Từ các thực phẩm có lợi ở trên, người bệnh có thể chế biến ra nhiều món ăn vừa tốt cho sức khỏe lại giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm tại nhà. Dưới đây là một số món ăn lạ miệng, dễ chế biến:

1. Món canh cải cúc nấu với phổi lợn giảm ho, long đờm

  • Chuẩn bị: Thịt lợn và phổi lợn mỗi thứ 100g, 1 bó rau cải cúc
  • Cách chế biến: Thịt bằm nhỏ, phổi lợn thái miếng vừa ăn, trần qua nước sôi. Rau cải cúc nhặt sạch, thái nhỏ. Phi thơm hành, xào xịt và phổi lợn cho đến khi chín tái rồi đổ thêm một tô nước vào. Đun sôi, nêm chút gia vị cho vừa ăn, sau đó thả rau vào nấu cho nước sôi trở lại là có thể tắt bếp. Dọn ăn trong bữa cơm mỗi ngày 1 lần có tác dụng tiêu đờm, giảm viêm ở cổ họng.

2. Món cháo la hán quả giảm ho đờm, kích thích tiêu hóa

  • Chuẩn bị: 100g gạo tẻ, 50g thịt lợn bằm và 1 trái la hán quả.
  • Cách chế biến: Gạo vo sạch, bỏ vào nồi chung vợi thịt lợn nấu khoảng 30 phút. Sau đó tiếp tục cho ruột ra hán quả vào nấu cho đến khi cháo chín nhừ. Chia ăn 2 – 3 lần trong ngày khi cháo còn nóng. 
món ăn cho người bị ho có đờm
La hán quả có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm nên được dùng nấu cháo cho người bị ho có đờm

Món cháo la hán quả có tác dụng tiêu đờm, giảm ho, chống khô cổ họng, kích thích tiêu hóa. Dùng thích hợp cho những người bị ho có đờm do viêm họng mãn tính.

3. Mướp đắng hấp củ súng trị ho có đờm

  • Chuẩn bị: 100g mướp đắng, 50g củ súng, 20g rau mùi
  • Cách chế biến: Mướp đắng cắt làm đôi, móc bỏ ruột. Củ súng gọt vỏ, băm nhỏ. Rau mùi cũng đem thái nhỏ. Dùng củ súng và rau thơm làm nhân nhồi vào bên trong mướp đem hấp cách thủy cho chín. Chia món ăn làm 2 lần dùng trong ngày. Khi dùng chỉ cần cắt mướp đắng thành miếng nhỏ, chấm với nước tương hay nước mắm ăn kèm với cơm.

4. Món canh lá hẹ đậu hủ non hạ sốt, tiêu đờm, trị ho

  • Chuẩn bị: Lá hẹ tươi 100g, đậu hũ non và thịt lợn bằm mỗi thứ 50g. 
  • Cách chế biến: Nhặt lá hẹ rồi rửa sạch, cắt khúc ngắn vừa ăn. Đậu hũ cắt miếng vuông nhỏ. Trước tiên xào thịt bằm cho chín rồi thêm lượng nước vừa đủ ăn vào, đun sôi. Tiếp tục cho đậu hũ non và lá hẹ vào nấu thêm vài phút nữa. Nêm các gia vị cần thiết rồi tắt bếp. 

Món canh lá hẹ đậu hũ non khi còn nóng có tác dụng giảm ho, trừ đờm, tiêu độc, giữ ấm cho đường thở rất hữu ích khi bị bệnh trong những ngày thời tiết trở lạnh.

Bị ho có đờm nên kiêng ăn gì?

Nếu đang bị ho có đờm, lương y Tuấn khuyên bạn nên hạn chế tiêu thụ các thực phẩm sau:

1. Thức ăn chiên rán

Các món ăn chiên rán chứa nhiều dầu mỡ. Chúng không chỉ gây khó tiêu mà còn khiến cho cổ họng tăng tiết dịch đờm. Nếu ăn nhiều trong thời gian bị ho đờm chỉ khiến tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

2. Các thực phẩm cay nóng

Chẳng hạn như ớt, tiêu, nhãn, vải, đồ nếp…Khi được tiêu thụ, chúng khiến cơ thể sinh nhiệt, gây kích ứng niêm mạc họng và mất nước. Điều này làm cho đờm tiết ra nhiều và đặc quánh, kích thích cơn ho trở nên dữ dội.

3. Các loại hạt chứa nhiều dầu

Chẳng hạn như lạc (đậu phộng), hạt hướng dương, hạt dưa hay hạt điều. Chúng chứa nhiều dầu nên có thể làm tình trạng ho đờm diễn biến phức tạp hơn.

4. Các món ngọt

Dung nạp quá nhiều đồ ngọt khiến cho sức đề kháng suy giảm, làm đường huyết tăng cao và cản trở quá trình tuần hoàn máu đến khu vực bị tổn thương trong đường thở. Điều này có thể gây bất lợn nếu bạn bị ho đờm do viêm đường hô hấp dưới. Vì vậy, một khi đã bị ho có đờm, bạn nên hạn chế ăn các món ngọt như bánh quy, kẹo, nước ngọt có ga.

Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ về vấn đề bị ho có đờm nên ăn gì và kiêng gì. Việc tuân thủ một chế độ kiêng cữ nhất định trong ăn uống sẽ góp phần rất lớn trong việc đẩy lùi triệu chứng khó chịu này. Việc chú trọng chế độ ăn uống khi bị ho có đờm rất cần thiết, tuy nhiên, trong trường hợp ho lâu dài, đặc biệt là ho trên 4 tuần, người bệnh cần dùng kết hợp với thuốc điều trị. Với ho mạn tính (trên 4 tuần) ưu tiên dùng thuốc Nam để điều trị từ gốc, hạn chế việc dùng kháng sinh dài ngày.

Tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc đã ứng dụng thành công vị thuốc bổ phế NỔI TIẾNG ‘phổi ngựa bạch ngâm mật ong bạc hà trong 10 năm’ để điều trị ho có đờm, ho gió, ho khan…

Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Giám đốc chuyên môn Trung tâm Thuốc dân tộc, Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT Trung ương cho biết: “Ho có đờm trong Đông y gọi là khái thấu dễ gặp vào mùa thu đông. Là triệu chứng thuộc đường hô hấp, sưng phổi, phổi kết hạch, viêm phế quản… 

Nguyên nhân gồm ngoại cảm (do cảm nhiễm) và nội thương (do tạng phủ – cơ quan nội tạng không điều độ). 

  • Ho có đờm do ngoại cảm được chia là 3 thể gồm Phong hàn, Phong nhiệt, Khô táo.
  • Ho có đờm do nội thương cũng thường thấy ở 3 thể Thấp đờm khái thấu, Can hỏa phạm phế và Phế hư khái thấu.

Bài thuốc Ích Phế Nam với sự thăm khám của bác sĩ sẽ được kê đơn với liều lượng gia giảm phù hợp với thể trạng, đồng thời được hướng dẫn cụ thể về cách dùng thuốc. Ngoài ra, người bệnh cần uống nhiều nước để dịch đờm được làm loãng, tiêu đờm, nên ăn thức ăn mềm, dạng loãng giúp dễ nuốt, không làm đờm đặc thêm. Người bệnh cần chú ý giữ ấm cơ thể và dùng thuốc đều đặn để tăng cường đề kháng“.

ÍCH PHẾ NAM – Khỏi hẳn HO CÓ ĐỜM chỉ với 1 liệu trình 

Được bào chế từ hơn 50 thành phần quý hiếm trong đó phải kể đến chủ dược ‘phổi ngựa bạch ngâm mật ong bạc hà trong 10 năm’ cùng các vị thuốc được ví là ‘kháng sinh tự nhiên’ như Kha tử, Trần bì, Kim ngân hoa, La hán quả… 

  • Thành phần hoàn toàn tự nhiên được thu hái, sản xuất bản địa tại Vị Xuyên, Hà Giang nhằm đảm bảo dược tính cao nhất.
  • Công thức được phối chế theo tỷ lệ vàng đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm suốt 2 năm
  • Được nghiên cứu lâm sàng và thử nghiệm trên 500 bệnh nhân tự nguyện

Đội ngũ y bác sĩ tham gia nghiên cứu và bào chế Ích Phế Nam là các chuyên gia đầu ngành trong ngành y học cổ truyền đứng đầu như:

  • BS CKII Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT Trung ương
  • Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương
  • Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ phụ trách Trung tâm Công nghệ cao BV YHCT Trung ương
  • BS CKII Trần Thị Hương Lan – Phó trưởng Khoa Nội – Viện Y dược học dân tộc
  • TS.BS Nguyễn Thị Thư – Nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. HCM

… 

Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Ích Phế Nam được bào chế với 3 chế phẩm tương ứng với 3 gốc điều trị TRIỆU CHỨNG – CĂN NGUYÊN – DỰ PHÒNG TÁI PHÁT gồm CAO BỔ PHẾ – CAO GIẢI ĐỘC – THUỐC NGẬM ÍCH PHẾ THẦN HIỆU PHƯƠNG.

Với bệnh ho có đờm, Ích Phế Nam lấy nguyên tắc điều trị KIỆN TỲ ÍCH PHẾ thông qua 3 giai đoạn điều trị gồm:

  • Giai đoạn 1 từ 3 – 10 ngày: Các thành phần của bài thuốc sẽ thẩm thấu qua niêm mạc họng giúp tiêu diệt vi khuẩn, virus làm giảm viêm, sưng đau và đào thải đờm ra khỏi họng.
  • Giai đoạn 2 từ 10 – 15 ngày tiếp theo: Bài thuốc sẽ giúp làm lành các ổ viêm, tái tạo niêm mạc họng.
  • Giai đoạn 3 tối thiểu thêm 10 ngày kế tiếp: Bài thuốc phát huy tác dụng tăng sức đề kháng, tạo ‘hàng rào bảo vệ tự nhiên’ cho cơ thể tự kháng lại vi khuẩn, virus.
Số liệu về hiệu quả điều trị của Ích Phế Nam trên bệnh nhi tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Ích Phế Nam giúp điều trị cho hơn 10.000 bệnh nhân mắc các chứng ho mãn tính chỉ trong 1 liệu trình (từ 15 – 30 ngày tùy tình trạng bệnh nhân). Bài thuốc đã được chương trình VTV2 Social giới thiệu là giải pháp tối ưu cho bệnh viêm họng, ho, viêm amidan mùa lạnh, quý bệnh nhân có thể tìm hiểu thêm TẠI ĐÂY

Bài thuốc cũng đã nhận được nhiều phản hồi tích cực từ những bệnh nhân tham gia điều trị ở nhiều lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ mang thai – sau sinh và người cao tuổi như:

>> Bé Quang Huy (Bốp, 2 tuổi tại Hoài Đức, Hà Nội) đã điều trị khỏi do dai dẳng với 1 liệu trình

>> Nhiều bệnh nhân để lại phản hồi ở phần chát và trên internet

Lưu ý: Bệnh nhân chỉ dùng thuốc khi có sử chỉ định của bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc. Quý bệnh nhân có thể tham khảo thêm về bài thuốc ÍCH PHẾ NAM tại đường LINK

ĐỪNG BỎ QUA:

Siro trị ho cho bé bị ho đờm, ho khan HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại Siro trị ho cho bé có tác dụng long đờm, giảm…

Hướng dẫn chữa ho có đờm bằng mật ong đúng cách [ĐỪNG BỎ QUA]

Chữa ho có đờm bằng mật ong là phương pháp dân gian rất an toàn, hiệu quả và được rất…

5 cách chữa bệnh ho gió tại nhà hiệu quả, an toàn nhất [ĐỪNG BỎ QUA]

Ho gió thường xảy ra khi thời tiết thay đổi thất thường, khiến cơ thể mệt mỏi suy nhược, tạo…

Cách trị ho bằng mật ong giúp bệnh giảm hẳn sau 3 ngày

Bệnh ho xảy ra khá phổ biến vào những thời điểm thời tiết thay đổi thất thường. Trước khi nghĩ…

Trung tâm Thuốc dân tộc – Địa chỉ chữa bệnh ho uy tín

Theo báo cáo y tế hằng năm, bệnh ho bùng phát mạnh mẽ nhất vào thời điểm giao mùa. Đặc…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *