Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ – Hướng dẫn A-Z [BỐ MẸ THAM KHẢO]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Phạm Thị Minh Dương

Bác sĩ phụ trách chuyên môn

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là biện pháp chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian. Áp dụng mẹo chữa này đúng cách có thể cải thiện tình trạng ho, ngứa rát cổ họng và chảy nước mũi.

cách chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ
Dùng lá hẹ chữa ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là cách chữa bệnh có nguồn gốc từ dân gian

Chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ có tốt không?

Lá hẹ là loại rau gia vị quen thuộc với người Việt. Bên cạnh đó, thảo dược này còn có công dụng chữa ho, viêm mũi dị ứng và đau rát cổ họng.

Việc dùng thuốc tiêu đờm, giảm ho cho trẻ thường không khuyến khích vì có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn. Trong khi đó, mẹo chữa từ các loại thảo dược tự nhiên có độ an toàn, ít gây kích ứng và có thể cải thiện triệu chứng như ho, nghẹt mũi, đau cổ họng,…

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương – Phó Giám đốc chuyên môn Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, lá hẹ là dược liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên, tính ấm và không có độc nên có thể sử dụng để chữa ho cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. 

Ngoài ra thảo dược này còn có công dụng tiêu đờm, giúp loại bỏ đờm ứ đọng, gây ra cảm giác vướng nghẹn và khó chịu ở cổ họng. Thực hiện mẹo chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ có thể giảm triệu chứng sau 4 – 5 ngày áp dụng.

Tuy nhiên, cách chữa này chỉ có tác dụng đối với các trường hợp ho do virus. Nếu ho nhiễm vi khuẩn, bạn nên cho trẻ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu không kịp thời kiểm soát, vi khuẩn gây bệnh có thể lây lan và gây nhiễm trùng ở những cơ quan lân cận.

5 Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ

1. Giảm ho bằng lá hẹ và đường phèn

Bài thuốc chữa ho bằng lá hẹ và đường phèn là cách chữa khá phổ biến. Đường phèn có vị ngọt thanh, tác dụng giải nhiệt, trị chứng ho và viêm họng ở trẻ nhỏ.

cách chữa ho cho trẻ bằng lá hẹ
Ngoài tác dụng của lá hẹ, đường phèn cũng có khả năng tiêu đờm, giảm ho và cải thiện đau rát họng

Thực hiện:

  • Dùng 1 nắm lá hẹ vừa phải, đem rửa sạch và để ráo nước
  • Cắt nhỏ thành từng đoạn và cho vào chén
  • Thêm 1 ít đường phèn vào và đem hấp cách thủy cho đến khi đường tan hoàn toàn
  • Để nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống

Nên dùng bài thuốc này 2 lần/ ngày và dùng sau khi ăn để giảm nhanh tình trạng ho. Với những trẻ lớn, có thể khuyến khích trẻ ăn cả lá hẹ để tăng tác dụng điều trị.

2. Hỗ trợ giảm ho với nghệ tươi, lá hẹ và chanh

Với những trẻ bị ho lâu ngày và dễ tái phát, bạn có thể áp dụng công thức chữa ho bằng lá hẹ, chanh và nghệ tươi. Trong đó, chanh có tác dụng giảm ngứa họng và long đờm. Nghệ tươi giúp tăng cường sức đề kháng, phục hồi niêm mạc hầu họng và ức chế virus/ vi khuẩn gây nhiễm trùng.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 10g lá hẹ, ½ quả chanh tươi và 10g nghệ tươi.
  • Nướng chín nghệ và bóc vỏ, dùng ruột giã nát và chắt lấy nước.
  • Vắt chanh lấy nước cốt, đồng thời luộc chín lá hẹ và vắt lấy nước.
  • Trộn các nước cốt chanh, nghệ tươi và nước hẹ lại với nhau, sau đó cho trẻ uống.

Lưu ý: Không nên cho quá nhiều nước cốt chanh vì hàm lượng axit trong nguyên liệu này có thể khiến trẻ khó chịu và nôn ói sau khi uống.

3. Lá hẹ và mật ong giảm nhanh cơn ho

Ngoài ra, bạn cũng có thể chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ và mật ong. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, long đờm, làm dịu niêm mạc cổ họng và tăng cường sức đề kháng.

Cho trẻ dùng đều đặn hỗn hợp mật ong và lá hẹ có thể đẩy lùi cơn ho, giảm ngứa rát cổ họng và nâng cao sức khỏe. Bên cạnh đó, mẹo chữa này còn giúp cải thiện miễn dịch và phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp thường gặp.

chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Hấp cách thủy lá hẹ và mật ong cho trẻ uống giúp đẩy lùi cơn ho nhanh chóng

Thực hiện:

  • Rửa sạch và để ráo 1 nắm lá hẹ vừa đủ
  • Cắt lá hẹ thành từng khúc và để vào chén
  • Thêm 3 thìa mật ong vào chén và đem hấp cách thủy
  • Đợi nguội và chắt lấy nước cho trẻ uống

Nếu trẻ hay bị ho vào đêm, bạn nên cho trẻ uống bài thuốc này trước khi ngủ và sáng sớm – ngay sau khi thức dậy.

4. Bài thuốc đắp giảm ho từ lá hẹ

Ngoài các bài thuốc uống, bạn có thể áp dụng bài thuốc đắp để giảm ho. Bài thuốc này có tác dụng làm ấm cổ họng và trừ phong hàn xâm nhập.

Thực hiện:

  • Hơ nóng 1 nắm lá hẹ
  • Dùng vải bọc lại và chườm lên cổ cho trẻ
  • Khi lá hẹ hết nóng thì lấy ra
  • Thực hiện 2 lần/ ngày

5. Kết hợp lá hẹ với hoa đu đủ đực và hạt chanh

Hoa đu đủ đực cũng là loại thảo dược có tác dụng trị ho và tiêu đờm. Do đó kết hợp lá hẹ với hoa đu đủ đực và hạt chanh có thể giảm nhanh các triệu chứng do cảm mạo gây ra.

chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Phối hợp lá hẹ và hoa đu đủ đực giúp cải thiện tình trạng ho dai dẳng và hay tái phát

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 15g hoa đu đủ đực, 20g hạt chanh và 15g lá hệ
  • Rửa sạch các nguyên liệu và để ráo nước
  • Sau đó cho tất cả vào chén và thêm 1 ít đường phèn vào
  • Hấp cách thủy, để nguội và chắt lấy nước cho trẻ

Có nên dùng lá hẹ chữa ho cho trẻ sơ sinh?

Lá hẹ là loại rau, vị thuốc nam quen thuộc. Thảo dược này không có độc, tính ấm nên có độ an toàn và phù hợp với cả trẻ nhỏ. Các bài thuốc chữa ho từ lá hẹ có thể đem lại cải thiện ở người trưởng thành và trẻ trên 7 tuổi. Tuy nhiên việc áp dụng các bài thuốc này cho trẻ dưới 3 tuổi có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, tiêu chảy,…

Hơn nữa, một số bài thuốc từ lá hẹ chỉ được lưu truyền trong dân gian và chưa được chứng minh trên cơ sở khoa học. Vì vậy bạn không nên tùy tiện áp dụng các mẹo chữa này cho con trẻ.

Thay vào đó nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám và được hướng dẫn các phương pháp điều trị phù hợp. Nếu có ý định áp dụng mẹo chữa này, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Trước khi áp dụng cách chữa ho bằng lá hẹ, nên cho trẻ đến bệnh viện để thăm khám

Ngoài ra khi dùng lá hẹ chữa ho cho trẻ, bạn nên chú ý:

  • Lựa chọn nguyên liệu có nguồn gốc rõ ràng và an toàn. Ngoài ra trước khi thực hiện, nên ngâm rửa với nước muối loãng để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Nên để thuốc nguội bớt trước khi cho trẻ uống.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu dị ứng, đau bụng hoặc tiêu chảy, cần ngưng áp dụng và thông báo với bác sĩ trong trường hợp cần thiết.
  • Để giảm ho hiệu quả, nên phối hợp cách chữa bằng thảo dược với chế độ chăm sóc đúng cách.
  • Xác định nguyên nhân gây ho để tiến hành các biện pháp điều trị từ căn nguyên.

Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ là bài thuốc được lưu truyền trong dân gian. Do đó bạn không nên tùy tiện áp dụng cho con trẻ. Để đảm bảo tác dụng điều trị và hạn chế những rủi ro phát sinh, nên tham vấn y khoa trước khi thực hiện.

“Việc điều trị cho trẻ sơ sinh dù ở thể bệnh nào cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là việc lạm dụng kháng sinh gây nhiều biến chứng nặng nề. Do đó, rất nhiều phụ huynh lựa chọn những phương pháp dân gian truyền miệng. Lựa chọn này tưởng chừng an toàn nhưng liều lượng, cơ địa bé có dị ứng với thành phần đó hay không, nguyên liệu cách sơ chế có phù hợp chưa… Nếu thiếu kiến thức về y học cổ truyền, phụ huynh vô tình sẽ khiến tình trạng của bé nặng hơn do bỏ lỡ giai đoạn vàng điều trị bệnh”, Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần – Trưởng khoa Khám bệnh Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cho biết.

ÍCH PHẾ NAM – Đặc trị ho cho trẻ sơ sinh HIỆU QUẢ, LÀNH TÍNH

Với bảng thành phần hơn 50 dược liệu quý có tính sát khuẩn, kháng viêm Ích Phế Nam được ví là ‘lá chắn miễn dịch cho hệ hô hấp’ của trẻ, trong đó có trẻ sơ sinh. Bài thuốc được phối chế theo tỷ lệ VÀNG an toàn với trẻ từ 2 tháng tuổi trở lên do đội ngũ bác sĩ đầu ngành y học cổ truyền gồm:

  • BS CKII Nguyễn Thị Nhuần – Nguyên Phó Giám đốc chuyên môn kiêm Trưởng khoa khám bệnh BV YHCT Trung ương
  • Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan – Nguyên trưởng khoa khám bệnh bệnh viện YHCT Trung ương
  • Thầy thuốc ưu tú – Bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ phụ trách Trung tâm Công nghệ cao BV YHCT Trung ương
  • BS CKII Trần Thị Hương Lan – Phó trưởng Khoa Nội – Viện Y dược học dân tộc
  • TS.BS Nguyễn Thị Thư – Nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. HCM

Đội ngũ y bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc

Bài thuốc đặc trị ho cho trẻ sơ sinh mắc các bệnh lý cảm lạnh, cảm cúm, viêm amidan, viêm phế quản, viêm phổi từ 100% thuốc Nam. Trong đó, nổi bật là chủ dược Phổi ngựa bạch ngâm mật ong 10 năm – LẦN ĐẦU TIÊN được ứng dụng và đưa vào điều trị các bệnh lý về hô hấp bằng y học cổ truyền.

Phổi ngựa bạch trong Đông y có vị nhạt, tính hàn, tác dụng nổi bật làm mát phổi. Mật ong có tính ấm, kháng khuẩn cao. Hai vị thuốc này có tính dung hòa, bổ trợ cho nhau làm tăng hiệu quả điều trị.

Ngoài ra, Ích Phế Nam còn được phối chế dựa trên 3 nhóm thuốc đem lại hiệu quả cao, lành tính với trẻ sơ sinh như sau:

  • Nhóm BỔ PHẾ gồm Trần bì, bạch linh, cam thảo, mạch môn, huyền sâm, sa sâm… có tác dụng làm mát phổi, tái tạo niêm mạc đường hô hấp.
  • Nhóm GIẢI ĐỘC gồm Bồ công anh, đơn đỏ, ké đầu ngựa, rau má, nhân trần… có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, đào thài đốc tố, trừ phong tán hàn.
  • Nhóm DƯỠNG ngoài phổi ngựa bạch ngâm mật ong có tầm cây gửi gạo, kha tử, tầm gửi cây móc, sâm quản trọng… có tác dụng trị ho, tiêu đờm, kiện tỳ.

3 nhóm thuốc này tác động theo cơ chế ‘3 MŨI NHỌN’ độc quyền có trong 3 bài thuốc nhỏ gồm CAO BỔ PHẾ – CAO GIẢI ĐỘC- THUỐC NGẬM ÍCH PHẾ THẦN HIỆU PHƯƠNG loại bỏ các triệu chứng gồm:

  • Ho do viêm Amidan, viêm họng
  • Viêm thanh quản
  • Viêm phế quản, hen phế quản
  • Ho gió, ho khan, ho có đờm, ho mãn tính
  • Đau, ngứa rát cổ họng
  • Khản giọng
  • Mất tiếng
  • Hơi thở có mùi 

Thời gian điều trị phụ thuộc vào thể trạng, mức độ của từng bệnh nhi tuy nhiên, theo số liệu thống kê tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc, 95% trẻ sẽ khỏi các triệu chứng chỉ với 1 liệu trình từ 7 – 15 ngày. Và trải qua 3 giai đoạn điều trị quan trọng sau đây:

  • Giai đoạn SÁT KHUẨN – TIÊU VIÊM (từ 3 – 10 ngày): Thuốc sẽ thẩm thấu vào thành niêm mạc hệ hô hấp phát huy công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, giảm phù nề, giảm phù nề, đau rát họng, long đờm.
  • Giai đoạn TÁI TẠO – PHỤC HỒI (từ 5 – 10 ngày): Thuốc tiếp tục làm lành tổn thương, phục hồi niêm mạc hệ hô hấp, chống co thắt, ho giảm rõ rệt.
  • Giai đoạn BỒI BỔ – CHỐNG TÁI PHÁT: Đây là liều dự phòng có thời gian điều trị tối thiểu là 10 ngày. Các triệu chứng đã chấm dứt, tuy nhiên, thuốc sẽ có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sức đề kháng, làm ‘hàng rào chắn’ để những tác nhân, vi khuẩn không xâm nhập được, hạn chế tái phát tối đa.

Trong số các bệnh nhi điều trị tích cực có bé Nguyễn Quang Huy (2 tuổi, Hà Nội) đã điều trị tích cực ho kéo dài, cải thiện được thể chất sau khi dùng Ích Phế Nam, cùng xem phản hồi của phụ huynh bé Huy.

Bài thuốc cũng đã được nhiều phụ huynh đã có phản hồi tích cực về bài thuốc:

Trong chương trình phóng sự về các bệnh hô hấp mùa lạnh, Ích Phế Nam cũng được kênh VTV2 Social giới thiệu và được đông đảo bệnh nhân quan tâm, cùng xem lại TẠI ĐÂY.

Lưu ý: Với trẻ sơ sinh trên 2 tháng tuổi, liều dùng được chỉ định bởi các bác sĩ đang công tác tại Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc. Phụ huynh không tự ý sử dụng, tăng/giảm liều. Tìm hiểu thêm về Ích Phế Nam TẠI ĐÂY.

Ngày đăng 10:47 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 15:24 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Cách dùng rau diếp cá trị ho đơn giản HIỆU QUẢ NHANH

Rau diếp cá vừa là thực phẩm vừa là thảo dược lành tính có công dụng chữa nhiều bệnh, trong…

Hậu Covid gây ho: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

Theo thông tin cập nhật từ Bộ Y tế, có tới 50 -70% bệnh nhân mắc Covid gặp di chứng…

Ích phế Nam – Giải pháp vàng chữa bệnh ho cho bé

Bệnh ho ở trẻ nhỏ thường diễn biến phức tạp, dai dẳng và khó chữa dứt điểm hơn người lớn.…

Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ chữa ho: Giá bán – Cách dùng

Bổ Phế Nam Hà Chỉ Khái Lộ thường được bào chế dưới hai dạng là siro uống và viên ngậm.…

Cách chữa ho cho trẻ sơ sinh 5-6 tháng tuổi HIỆU QUẢ NHẤT HIỆN NAY

Trong giai đoạn từ 5 tháng tuổi trở đi, trẻ sơ sinh bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với môi…

Bình luận (1)

  1. Nguyễn Thị Nữ
    Nguyễn Thị Nữ says: Trả lời

    Cu nhà cháu 1tháng 10 ngày cháu thấy bị ngạt mũi đờm nhiều cứ dụi vào mặt khó chịu lắm ạ ..cháu có thể chưng lá hẹ củ nén ,đường phèn,và quả quất chung vào chưng uống đc không ạ..con cảm ơn bs

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua