VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

Thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay và thông tin cần biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở ngón tay khiến cho người bệnh bị đau, cứng khớp và gặp khó khăn khi cầm nắm đồ vật. Nghiêm trọng hơn, bệnh nhân còn có thể bị tàn phế suốt đời nếu để thoái hóa khớp phát triển nặng. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay cũng như các triệu chứng bệnh để sớm phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp bàn tay

Bàn tay là bộ phận phải đảm nhận hầu hết mọi hoạt động trong sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày. Chính vì vậy mà các khớp ở đây rất dễ bị thoái hóa.

thoái hóa khớp bàn tay
Bệnh thoái hóa khớp bàn tay thường ảnh hưởng đến nhóm đối tượng phải vận động đôi tay nhiều

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay xảy ra khi lớp sụn ở các đốt ngón tay hay khớp cổ tay bị ăn mòn khiến cho cử động ở các khớp thiếu linh hoạt và có thể bị đau. Các nguyên nhân gây thoái hóa khớp ngón tay bao gồm:

  • Bàn tay phải hoạt động nhiều: Các cử động ở khớp bàn tay được lặp đi lặp lại nhiều lần trong thời gian dài có thể gây tổn thương cho khớp và dẫn đến thoái hóa. Nguyên nhân này có liên quan đến nghề nghiệp đặc thù ở một số đối tượng như người đánh máy, nhân viên văn phòng, thợ may…
  • Do tuổi tác: Nguy cơ bị thoái hóa khớp ngón tay tăng dần theo tuổi tác, đặc biệt là khi bước qua ngưỡng 50 tuổi. Lý do bởi vì càng lớn tuổi thì khả năng tái tạo sụn và sản xuất dịch nhầy trong khớp càng bị suy giảm. Cùng với đó, sự lão hóa của tế bào xương, sụn cũng khiến cho khớp bàn tay dần trở nên suy yếu, dễ bị tổn thương và dẫn đến thoái hóa.
  • Ăn uống thiếu chất: Chế độ ăn uống thiếu hụt các dưỡng chất như canxi, vitamin C, D hay kẽm … khiến cho xương khớp ở bàn tay và toàn bộ cơ thể kém phát triển. Đây chính là nguyên nhân phổ biến khiến cho bệnh thoái hóa khớp có cơ hội tấn công vào bàn tay.
  • Do ảnh hưởng của lối sống và sinh hoạt hàng ngày: Ít vận động, lao động tay chân nhiều, thường xuyên bẻ khớp ngón tay, tập luyện quá sức… Tất cả những thói quen trên đều có thể thúc đẩy bệnh thoái hóa khớp bàn tay phát triển.
  • Các nguyên nhân khác: Dị tật bẩm sinh ở khớp bàn tay, di truyền, uống nhiều bia rượu, béo phì, mắc bệnh tiểu đường hay các bệnh lý viêm xương khớp, có chân thương ở khớp bàn tay…

Dấu hiệu của bệnh thoái hóa khớp bàn tay

Tổn thương do thoái hóa khớp gây ra có thể ảnh hưởng đến bất kì khớp nào của bàn tay, bao gồm các khớp nhỏ ở đốt ngón tay hay khớp cổ tay. Khi bệnh nước vào giai đoạn tiến triển mạnh, người bệnh có thể bắt gặp các triệu chứng như:

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó đi lại? Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc tái tạo và phục hồi sụn khớp KHÔNG CÒN nỗi đau nhức do thoái hóa xương khớp. [Tìm hiểu ngay]
  • Đau nhức các khớp nhỏ ở bàn tay. Cơn đau có thể xuất hiện bất cứ lúc nào và thường có khuynh hướng nặng hơn vào ban đêm. Tùy thuộc vào tổn thương ở khớp bàn tay mà có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội.
  • Cứng khớp ngón tay, cổ tay: Do lớp sụn bị ăn mòn và lượng chất dịch trong khớp cũng sụt giảm mà người bị thoái hóa khớp bàn tay sẽ thường xuyên có cảm giác các khớp ở khu vực này bị cứng, khó cử động cổ tay hoặc thực hiện các động tác như nắm, duỗi các ngón tay. Triệu chứng này đặc biệt thường xuất hiện rõ nét nhất vào buổi sáng hoặc sau một thời gian dài nghỉ ngơi. Xoa bóp nhẹ nhàng vài phút có thể thấy đỡ hơn.
  • Sưng đỏ khớp: Một số trường hợp có biểu hiện sưng đỏ khớp bàn tay khi bị thoái hóa. Hoạt động ma sát mạnh giữa hai đầu xương của khớp khi không có lớp sụn bao bọc chẳng những khiến người bệnh bị đau mà còn bị tổn thương trong khớp, từ đó dẫn đến hiện tượng sưng viêm, nóng đỏ tại khớp.
  • Có tiếng kêu khi cử động bàn tay: Một số bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay còn nghe được những âm thanh lục cục phát ra mỗi khi cử động các khớp ở khu vực bị bệnh.
triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay
Khi bị thoái hóa khớp bàn tay, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi thực hiện các cử động thông thường như nắm tay, gập duỗi các ngón tay

Do tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay không nên chủ quan trong việc điều trị bệnh. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, hãy tìm tới bệnh viện thăm khám sớm để được chẩn đoán xác định bệnh và mức độ thoái hóa của khớp để được chữa trị càng sớm càng tốt.

Tác hại của thoái hóa khớp ngón tay

Bệnh thoái hóa khớp bàn tay không chỉ khiến người bệnh đau đớn và khó khăn khi thực hiện các cử động thông thường ở bàn tay mà còn có thể gây ra một số biến chứng nếu để tiến triển nặng.

  • Vôi hóa khớp bàn tay: Tổn thương do thoái hóa khớp gây ra ở lớp sụn có thể dẫn đến sự tích tụ của các tinh thể canxi tạo thành các mấu xương cứng tại khớp. Biến chứng này được gọi là vôi hóa khớp.
  • Rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau do thoái hóa khớp bàn tay thường xuyên diễn ra vào ban đêm khiến cho người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon giấc hoặc thậm chí là mất ngủ.
  • Viêm khớp: Tổn thương do thoái hóa khớp gây ra có thể kích hoạt các đợt viêm khớp phát triển khiến cho khớp ngón tay bị sưng phù.
  • Biến dạng khớp bàn tay, tàn phế: Bệnh thoái hóa khớp trở nặng gây phá hủy, biến dạng khớp nghiêm trọng. Hậu quả là khiến cho bệnh nhân bị tàn phế suốt đời.

Cách điều trị thoái hóa khớp bàn tay

Bệnh thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay có thể được điều trị bằng phương pháp nội khoa hoặc ngoại khoa. Cụ thể như sau:

Điều trị thoái hóa khớp bàn tay bằng nội khoa

Phương pháp nội khoa được áp dụng để điều trị cho hầu hết các trường hợp bị thoái hóa khớp bàn tay và hay các ngón tay. Bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc làm giảm triệu chứng bệnh kết hợp với vật lý trị liệu hay các bài luyện tập.

1. Dùng thuốc trị thoái hóa khớp bàn tay

Khi bị thoái hóa khớp bàn tay, bệnh nhân có thể thường xuyên phải đối mặt với các triệu chứng khó chịu như cứng khớp, đau nhức các khớp ở bàn tay, ngón tay hoặc nặng hơn, khớp có thể bị sưng đỏ. Bác sĩ có thể kê đơn một số loại thuốc giúp bệnh nhân giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh, đồng thời ức chế quá trình thoái hóa khớp bàn tay.

thuốc điều trị thoái hóa khớp bàn tay
Bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay thường được chỉ định thuốc giảm đau, chống viêm

Các loại thuốc có thể được chỉ định bao gồm:

– Thuốc giảm đau, kháng viêm

Thuốc được sử dụng khi cơn đau bùng phát và có tính chất dữ dội, cơn đau nhức làm ảnh hưởng đến các hoạt động thông thường của bàn tay. Sử dụng thuốc giảm đau sẽ giúp người bệnh dễ chịu hơn.

Các thuốc kháng viêm non-steroid ( NSAID) có thể cho hiệu quả giảm đau nhanh đối với phần lớn bệnh nhân. Trong đó có các loại thông dụng như Ibuprofen hay Naproxen… Những dược phẩm này được bào chế ở dạng viên uống. Liều lượng và thời gian sử dụng thuốc tùy thuộc vào mức độ đau của mỗi bệnh nhân nhưng bác sĩ chuyên khoa thường chỉ cho phép người bệnh dùng thuốc giảm đau trong vài ngày chỉ những lúc thực sự cần thiết.

Một số loại thuốc NSAIDs có thể được bào chế ở dạng bôi. Trong đó, thuốc Diclofenac (Voltaren) đã được hiệp hội FDA phê duyệt sử dụng trong điều trị thoái hóa khớp bàn tay và các bệnh viêm xương khớp khác.

– Thuốc chống trầm cảm 3 vòng

Thuốc chống trầm cảm 3 vòng vốn dĩ được sử dụng để điều trị một số vấn đề về tâm lý. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc có thể hữu ích cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay.

Khi sử dụng, thuốc có thể giúp giảm đau bằng cách ức chế chất dẫn truyền thần kinh serotonin và norepinephrine. Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng có thể được chỉ định để điều trị bệnh thoái hóa khớp bàn tay bao gồm Doxepin, Imipramine hay Desipramine…

Nhóm thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như làm giảm huyết áp, tăng nhịp tim, khó đi cầu, tiểu tiện bí, rối loạn chức năng tình dục… Vì vậy, thuốc chỉ được bác sĩ chỉ định khi thật sự cần thiết.

– Thuốc Corticosteroid

Nếu bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay có biểu hiện sưng viêm tại khớp nghiêm trọng và không đáp ứng được với thuốc kháng viêm theo đường uống thì bác sĩ có thể đề nghị tiêm Corticosteroid. Loại thuốc này có tác dụng ức chế miễn dịch, chống lại phản ứng viêm tại khớp. 

Các loại thuốc Corticosteroid dạng tiêm thường được chỉ định gồm:

  • Prednisol acetate
  • Hydrocortison acetate
  • Betamethason
  • Dipropan…

Chúng được sử dụng để tiêm trực tiếp vào khớp bàn tay bị tổn thương. Nhóm thuốc này có tác dụng kháng viêm mạnh nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên không phải bệnh nhân nào cũng được chỉ định tiêm Corticoid vào khớp.

– Thuốc bổ sung Glucosamine và Chondroitin:

Glucosamine và Chondroitin là những chất có khả năng kích thích tái tạo sụn khớp, làm tăng dịch nhầy cho các khớp bị bệnh bớt cứng và có khả năng vận động trơn tru hơn. Vì vậy mà một số bệnh nhân có thể được chỉ định các thuốc hay thực phẩm chức năng bổ sung Glucosamine và Chondroitin phối hợp cùng với những loại thuốc điều trị khác để đẩy nhanh hiệu quả đạt được.

2. Các bài tập chữa thoái hóa khớp bàn tay

Khớp ngón tay bị cứng và đau có thể ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của bàn tay và khiến cho sinh hoạt hàng ngày của người bệnh trở nên khó khăn hơn. Tích cực sử dụng thuốc điều trị kết hợp với một số bài tập đơn giản có thể giúp các khớp bị bệnh vận động linh hoạt hơn.

– Động tác uốn cong đốt ngón tay:

  • Gập các đốt ngón tay lại
  • Sau đó từ từ duỗi thẳng ra
  • Lặp lại động tác này 20 lần liên tục x 2 -3 lần/ ngày

– Động tác nắm tay:

  •  Gập các ngón tay lại tạo thành một nắm đấu
  • Sau đó chậm rãi mở các ngón tay ra để tránh bị đau
  • Thực hiện trong khoảng 5 phút và lặp lại vài lần trong ngày với động tác này
bài tập chữa thoái hóa khớp bàn tay
Tập luyện một số động tác đơn giản có thể giúp chống cứng khớp bị bị thoái hóa khớp bàn tay

– Chạm ngón tay:

  • Dùng ngón cái lần lượt chạm vào các ngón tay còn lại trên bàn 
  • Thực hiện nhiều lần liên tiếp giúp tránh được tính trạng cứng khớp bàn tay do ảnh hưởng của thoái hóa.

3. Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp bàn tay

Cùng với việc sử dụng thuốc điều trị, bác sĩ có thể giới thiệu bệnh nhân tìm đến một chuyên gia vật lý trị liệu để phục hồi chức năng vận động của các khớp ngón tay, bàn tay. Phương pháp vật lý trị liệu còn giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu đến nuôi dưỡng khớp bị thoái hóa, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục tại khớp.

Các phương pháp vật lý trị liệu có thể được áp dụng bao gồm:

  • Xoa bóp, bấm huyệt
  • Châm cứu
  • Chiếu hồng ngoại
  • Điện trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Điều trị bằng laser…

Để thấy được hiệu quả, bệnh nhân sẽ phải trải qua một đợt vật lý trị liệu kéo dài trong ít nhất vài tháng. 

4. Áp dụng các phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp bàn tay tại nhà

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh ở trên, người bị thoái hóa khớp bàn tay có thể áp dụng một số mẹo tự nhiên để cải thiện triệu chứng bệnh, rút ngắn thời gian sử dụng các loại thuốc tây có hại. Dưới đây là một số cách đơn giản người bệnh có thể áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà:

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh:

Để tạm thời xoa dịu cơn đau và tình trạng sưng viêm tại khớp, người bệnh có thể áp dụng liệu pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh. Nếu như chườm nóng giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu đến bàn tay bị thoái hóa để tổn thương nhanh hồi phục thì chườm lạnh lại giúp chống sưng khớp hiệu quả.

Mỗi ngày, người bệnh có thể chườm nóng hoặc chườm lạnh nhiều lần. Khoảng cách giữa hai lần chườm cách nhau tối thiểu là 2 tiếng. 

– Sử dụng nẹp hỗ trợ

Mang nẹp có thể giúp cố định khớp bị thoái hóa ở bàn tay, hạn chế tối đa những tác động từ bên ngoài đến khớp, từ đó giúp cho khớp được nghỉ ngơi và có tốc độ hồi phục nhanh hơn. Bên cạnh đó, mang nẹp tay cũng giúp người bệnh bớt được cảm giác đau nhức, khó chịu.

mang nẹp giảm đau do thoái hóa khớp bàn tay
Mang nẹp có thể giúp hỗ trợ giảm đau, làm nhanh lành tổn thương tại khớp bàn tay khi bị thoái hóa khớp

– Ngâm tay vào nước ấm:

Ngâm tay vào nước ấm mỗi tối trước khi đi ngủ có thể giúp bệnh nhân bớt bị đau hoặc cứng khớp vào buổi sáng và có giấc ngủ ngon hơn. Trong quá trình ngâm, có thể bỏ vào trong chậu nước một miếng bọt biển hoặc quả bóng cao su và bóp nhẹ vào các đồ vật này để ngón tay cử động linh hoạt hơn.

– Sử dụng các bài thuốc từ thảo dược

Một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên có thể giúp giảm đau, chống viêm, lạm chậm tiến trình thoái hóa ở các khớp bàn tay. Chẳng hạn như:

  • Dùng rễ cây xấu hổ: Lấy 1 kg rệ cây xấu hổ đem thái mỏng, ngâm chung với 4 lít rượu trắng có độ cồn từ 40 độ trở lên trong khoảng 2 – 3 tháng. Để trị thoái hóa khớp bàn tay, giảm đau và chống sưng viêm, người bệnh có thể uống rượu ngâm rễ cây xấu hổ với liều lượng khoảng 10ml/lần x 2 lần/ngày.
  • Bài thuốc từ cây đinh lăng: Dùng 30 gram rễ đinh lăng thái nhỏ, bỏ vào chảo nóng sao vàng. Sắc dược liệu với 1 lít nước cho cạn còn 300ml. Chia uống 2 – 3 lần trong ngày cho hết.
  • Dùng cây ngải cứu: Lấy 1 bó ngải cứu đem rửa sạch, giã nát lấy nước cốt rồi trộn chung với 10ml mật ong, uống 2 lần trong ngày. Hoặc lấy ngải cứu tươi đem rang chung với muối hột cho nóng rồi chườm vào bàn tay bị thoái hóa để giảm đau.
  • Bài thuốc từ cây đơn châu chấu: Rễ đơn châu chấu thái mỏng, phơi khô. Mỗi ngày dùng 20 – 30g dưới dạng thuốc sắc. Áp dụng khoảng 1 tháng liên tục để các triệu chứng thoái hóa khớp ngón tay bị đẩy lùi.

2. Cách chữa thoái hóa khớp bàn tay bằng ngoại khoa

Khi các phương pháp điều trị thoái hóa khớp bàn tay bằng ngoại khoa không mang lại hiệu quả và bệnh nhân bị nặng dẫn đến biến chứng thì phẫu thuật ngoại khoa có thể được lựa chọn. Các phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định bao gồm:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp
  • Tái tạo tổn thương dưới sụn bằng nội soi
  • Phẫu thuật ghép xương sụn tự thân
  • Đục xương sửa trục
  • Thay khớp nhân tạo
phẫu thuật chữa thoái hóa khớp bàn tay
Phương pháp phẫu thuật là sự lựa chọn sau cùng cho bệnh nhân bị thoái hóa khớp bàn tay

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp bàn tay khá tốn kém và cũng tiềm ẩn một số rủi ro như: Nhiễm trùng, mất nhiều máu, đau kéo dài ở khu vực điều trị… Sau mổ, bệnh nhân cần tập vật lý trị liệu và tránh sử dụng đôi tay làm việc nặng trong một thời gian nhất định để sớm phục hồi được chức năng vận động.

Chế độ ăn uống, sinh hoạt dành cho người bị thoái hóa khớp bàn tay

Để kiểm soát được bệnh thoái hóa khớp bàn tay và ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng hơn thì trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần lưu ý:

  • Không để cân nặng gia tăng quá mức 
  • Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C, D, Omega 3, beta carotene và canxi trong khẩu phần ăn giúp xương khớp chắc khỏe và có tốc độ hồi phục nhanh hơn. 
  • Bổ sung thêm cá, ngũ cốc, các loại hạt và chất béo lành mạnh trong thực đơn. Chúng cung cấp nguồn protein, canxi và các chất chống oxy hóa tự nhiên có thể giúp cải thiện được các triệu chứng của thoái hóa khớp bàn tay.
  • Tích cực vận động thể dục thể thao và kiên trì thực hành các bài bập vận động cho bàn tay để khôi phục chức năng vận động cho khớp
  • Tránh sử dụng các thực phẩm giàu calo, đồ béo, thức ăn nhanh, các món cay
  • Kiêng sử dụng đồ uống chứa cồn bởi chúng có thể gây hủy hoại xương khớp và làm tăng nặng bệnh thoái hóa khớp bàn tay.
  • Hạn chế làm những việc nặng phải sử dụng sức mạnh của đôi bàn tay

Bạn nên tham khảo thêm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 05:39 - 21/11/2022 - Cập nhật lúc: 16:43 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Hàng ngàn người bệnh đã tìm thấy giải pháp điều trị dứt điểm thoái hóa khớp háng, phục hồi vận động với bài thuốc kết tinh giá trị tinh hoa Y học cổ truyền Việt Nam và nghiên cứu hiện đại. [Đừng bỏ lỡ]
Khớp gối (đầu gối) là gì? Giải phẫu cấu tạo & bệnh lý

Khớp gối (hay đầu gối) là một phần cấu tạo của chi dưới. Đây là khớp lớn nhất trong cơ…

Biến chứng do thoái hóa khớp – Nguy hiểm hơn bạn tưởng

Giảm hiệu suất làm việc, gây mất ngủ, tăng nguy cơ trầm cảm, biến dạng khớp và bại liệt các…

Cứng khớp là gì? Cứng khớp là gì? Nguyên nhân, vị trí gặp và điều trị

Cứng khớp là một trong những triệu chứng xương khớp thoái hóa thường gặp. Triệu chứng gây ra nhiều khó…

Xương Khớp MH – Công dụng, giá bán và cảnh báo từ bộ Y tế

Viên uống xương khớp MH được rất nhiều bệnh nhân sử dụng để giúp hỗ trợ điều trị các căn…

Khớp là gì? Cấu tạo, chức năng của các loại khớp xương

Trong cơ thể người khớp là điểm kết nối vật lý giữa các xương với nhau. Khớp chứa nhiều mô…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua