Bị tê chân là bệnh gì? Triệu chứng nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Tê chân đôi khi là biểu hiện sinh lý bình thường và không cần điều trị. Tuy nhiên, đây cũng có thể là triệu chứng báo động căn bệnh nguy hiểm có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí gây liệt tứ chi và đe dọa đến tính mạng. Do đó, khi thấy cơ thể xuất hiện biểu hiện này, bệnh nhân không nên chủ quản, tốt nhất nên thăm khám chuyên khoa sớm.

tê chân là bệnh gì
Tê chân xảy ra thường xuyên rất có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh nguy hiểm

Dấu hiệu nhận biết tê chân

Thông thường, bệnh tê chân thường khởi phát với triệu chứng nhẹ nhàng như tê nhức đầu ngón chân hoặc có cảm giác tê buốt, châm chích như kiến bò, đôi khi chuột rút khó chịu. Và theo thời gian đau nhức ngày càng tăng lên. Hiện tượng tê nhức ở chân lan rộng và gây tê buốt nhiều hơn, nhất là vào ban đêm khiến người bệnh hay giật mình tỉnh giấc. Nếu tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ mất ngủ kinh niên, gây suy nhược thần kinh và cơ thể.

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà triệu chứng kèm theo tê chân ở mỗi người khác nhau. Do đó, để kiểm soát triệu chứng tê chân, bệnh nhân cần thăm khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp.

Khi nào người bệnh cần đến gặp bác sĩ?

Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ khi triệu chứng tê chân kèm theo các biểu hiện dưới đây:

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.
  • Tê chân kéo dài trong thời gian dài, hơn 5 tuần
  • Bệnh xuất hiện kèm theo triệu chứng mãn tính khác
  • Người bệnh dễ nhầm lẫn và hay quên
  • Chóng mặt
  • Co giật
  • Khó thở
  • Đau đầu dữ dội
  • Mất kiểm soát ở ruột và bàng quang

Nguyên nhân gây bệnh tê chân

Theo các chuyên gia, tê chân là bệnh lý phổ biến và ai cũng có nguy cơ mắc bệnh, từ nam đến nữ và từ người già đến người trẻ. Có rất nhiều nguyên nhân gây tê chân, chủ yếu như:

1. Tê chân tay do cơ học

Những đối tượng lười vận động cơ thể hoặc người làm việc với tính chất công việc đứng nhiều hoặc ngồi lâu ở một tư thế như nhân viên văn phòng, giáo viên, tài xế,… thường có nguy cơ mắc tê chân cao. Nguyên nhân là do hệ thống dây thần kinh bị chèn ép khiến máu lưu thông khó khăn dẫn đến tình trạng ức trệ và gây tê chân.

Ngoài ra, ngồi làm việc hoặc học tập với tư thế sai trong thời gian dài hoặc thường xuyên mang vác vật nặng gây áp lực lên cột sống. Nếu tình trạng này tiếp diễn trong thời gian dài sẽ gây tổn thương cột sống và làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp dẫn đến triệu chứng tê chân.

Tê chân phải
Ngồi làm việc không đúng tư thế dẫn đến triệu chứng tê chân

Mặt khác, tê chân xảy ra cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc hoặc do yếu tố thời tiết thay đổi khiến sức đề kháng suy giảm dẫn đến khí huyết lưu thông đến chân kém, gây rối loạn cảm giác và tê bì chân. Bên cạnh đó, căng thẳng và stress cũng là yếu tố kích thích tế bài thần kinh gần bề mặt da chân gây tê và ngứa. Ngoài các nguyên nhân này, chấn thương do va chạm hoặc tại nạn cũng là yếu tố tác động dẫn đến tình trạng tê nhức ở chân.

2. Tê chân do bệnh lý

Bên cạnh nguyên nhân gây tê chân là do sinh lý, căn bệnh này hình thành cũng có thể là do các bệnh lý sau đây gây nên.

  • Bệnh tiểu đường: Nguyên nhân dẫn đến chứng tê chân rất có thể là do bệnh tiểu đường gây nên. Khi lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương dây thần kinh ngoại biên từ đó dẫn đến chứng tê bì tay chân
  • Thoái hóa cột sống: Là căn bệnh khiến các khớp xương và sụn bị bào mòn gây cọ xát vào rễ dây thần kinh khiến người bệnh cảm thấy đau nhức và tê bì ở vùng cổ. Theo thời gian, đau tăng dần lên và lan rộng xuống tay, thắt lưng rồi xuống hai chân. Triệu chứng tê chân do bệnh gây ra thường xuất hiện chủ yếu vào ban đêm hoặc khi thời tiết thay đổi đột ngột
  • Bệnh thoát vị đĩa đệm: Một khi nhân nhầy trong đĩa đệm bị thoát ra khỏi vị trí vốn có ban đầu, chúng sẽ chèn ép vào tủy sống và rễ dây thần kinh. Ban đầu bệnh khởi phát với triệu chứng đau tại vị trí đĩa đệm bị thoát. Tuy nhiên, về lâu dần, cơn đau tăng lên rồi an rộng xuống vùng thắt lưng và hai chân, gây tê bì ở chân, đồng thời hạn chế vận động
  • Viêm đa khớp dạng thấp: Bệnh xuất hiện với các triệu chứng như sưng đỏ, tê bì và đau nhức ngay tại vị trí khớp bị tổn thương và viêm. Vì vậy, nguyên nhân gây tê chân rất có thể là do mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp ở chân gây nên.
  • Thoái hóa khớp: Nguyên nhân tê chân có thể là do thoái hóa khớp gối hoặc khớp háng gây nên. Các khớp bị bào mòn gây ảnh hưởng đến dây chằng, rễ dây thần kinh xung quanh dẫn đến hiện tượng tê bì và mất cảm giác ở chân
  • Hẹp ống sống: Là một trong những dạng bệnh bẩm sinh với cột sống bị biến dạng và thu nhỏ. Khi đó, rễ dây thần kinh chạy qua ống sống bị chèn ép dẫn đến hiện tượng tê chân. Bệnh nếu để lâu và không chạy chữa kịp thời có thể gây tắc nghẽn lưu thông máu và gây khó khăn cho việc vận động về sau
  •  Đa xơ cứng: Là bệnh rối loạn tự miễn gây tác động đến hệ thần kinh trung ương và làm tổn thương màng bọc Myelin dẫn đến tình trạng co thắt cơ bắp khiến tay chân tê nhức và mệt mỏi
  • Viêm đa rễ dây thần kinh: Căn bệnh này xảy ra khi hệ thống dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương gây rối loạn cảm giác dẫn đến hiện tượng tê chân và giảm khả năng vận động
Tê chân trái
Nguyên nhân gây tê chân có thể là do bệnh thoái hóa khớp gối gây nên

3. Tê chân do thiếu chất 

Nguyên nhân gây tê chân có thể là do cơ thể người bệnh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin B, acid folic,… Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh tê chân do thiếu chất cao như phụ nữ mang thai, trẻ đang phát triển ở tuổi dậy thì, bệnh nhân bị suy nhược cơ thể hoặc vừa mới ốm dậy,… Nếu tê chân là do cơ thể thiếu chất, bệnh nhân cần thăm khám để xem cơ thể thiếu những dưỡng chất thiết yếu nào, từ đó bổ sung đầy đủ.

Bị tê chân phải làm sao?

Để xác định chính xác nguyên nhân gây tê chân, từ đó có biện pháp điều trị thích hợp, bệnh nhân cần thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng. Bên cạnh các câu hỏi liên quan, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán bệnh như:

  • Chụp x – quang
  • Chụp cộng hưởng từ MRI
  • Chụp cắt lớp vi tính CT Scan
  • Điện cơ để đo lường mức độ của cơ bắp

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh các biện pháp điều trị bệnh sau đây:

1. Điều trị bệnh bằng thuốc Tây

Dưới đây là một số loại thuốc chữa tê chân thường tìm thấy ở toa thuốc của người bệnh:

  • Thuốc giảm đau và kháng viêm: Các loại thuốc này có tác dụng làm giảm đau và giảm tê chân nhanh chóng. Đồng thời, chúng còn giúp kháng viêm, hỗ trợ điều trị bệnh và ngăn ngừa viêm nhiễm
  • Thuốc chống trầm cảm: Bao gồm milnacipran và duloxetine. Hai loại thuốc này có tác dụng điều trị tê chân do bệnh đau cơ xơ hóa gây nên
  • Thuốc hướng tâm thần: Pregabalin và Gabapenti là những loại thuốc có tác dụng làm giảm và ngăn chặn triệu chứng tê chân do bệnh đa xơ cứng, đau cơ xơ hóa và thần kinh tiểu đường
  • Bổ sung vitamin B: Để đẩy lùi tê nhức, ngươi bệnh nên sử dụng thêm viên uống vitamin B1 Fursultiamine và B6 Chondroitin
bị tê chân phải làm sao
Chữa bệnh tê chân bằng thuốc tân dược hoặc thuốc nam

2. Các cách trị tê chân tại nhà

Ngoài dùng thuốc, bệnh nhân có thể cải thiện hiện tượng tê chân bằng các động tác hỗ trợ như xoa bóp chân. Chẳng hạn như trước khi đi ngủ, người bệnh dùng bàn tay nắm lấy cổ chân và chà xát nhẹ nhàng. Thực hiện lặp đi lặp lại động tác vài lần cho đến khi cảm thấy chân thoải mái và triệu chứng tê bì ở chân giảm dần thì dừng lại. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày để có kết quả điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể cải thiện triệu chứng bệnh bằng cách chườm nóng và chườm lạnh. Hoặc cũng có thể chữa tê chân bằng các cây thuốc Nam sau đây:

  • Cây cỏ xước: Sử dụng 500 gram cây cỏ xước đem phơi khô và băm nhỏ. Mỗi ngày dùng 20 gram cây cỏ xước nấu nước và uống
  • Dùng cây lá lốt: Dùng 30 gram cây cỏ xước và 30 gram lá lốt cùng với cây dền gai, cây chìa vôi và cỏ ngươi, mỗi vị 30 gram đem rửa sạch. Sắc chung với 2 lít nước cho đến khi cạn còn 1,5 lít, tắt bếp và lọc lấy nước uống thay nước lọc hàng ngày

Trên đây là tất cả các thông tin về hiện tượng tê chân, dấu hiệu cũng như cách điều trị. Hy vọng bài viết sẽ giúp người bệnh có thêm kiến thức về bệnh, từ đó có biện pháp phòng tránh và chữa trị thích hợp. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên thường xuyên tái kiểm tra sức khỏe theo lịch hẹn của bác sĩ. Có như vậy, nhân viên y tế mới giúp chẩn đoán và có cách xử lý phù hợp nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển xấu và gây biến chứng.

⇒ Có thể bạn quan tâm: Tê tay trái – phải là bện gì? Điều trị như thế nào?

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 13:00 - 14/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:40 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Chèn dây thần kinh gây tê tay: Triệu chứng & điều trị
Chèn dây thần kinh gây tê tay là tình trạng dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài gây đau nhức dữ dội. Để kiểm soát triệu chứng…
Hay bị tê chân tay do thiếu chất gì là thắc mắc chung của nhiều người Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì và giải pháp bổ sung

Hay bị tê tay chân là thiếu chất gì là một trong những thắc mắc chung của rất nhiều người.…

Tê bì chân tay là bệnh gì? Biểu hiện và thuốc điều trị

Tê bì chân tay là tình trạng rất nhiều đối tượng mắc phải, nếu xảy ra thường xuyên gây ảnh…

Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết? Tê chân tay nên ăn gì, tránh gì để nhanh hết?

Tình trạng tê chân tay có thể xuất phát từ những tổn thương ở hệ thần kinh, bệnh mạch máu…

10 địa chỉ thăm khám chứng tê tay chân tốt nhất

Chứng tê tay chân có liên quan đến nhiều bệnh lý trong cơ thể. Chính vì vậy, bạn cần tìm…

Bị tê tay khi mang thai: Đây là điều mẹ bầu cần chú ý

Mẹ bầu bị tê tay khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, nhất là vào thời điểm 3…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua