Trẻ nổi rôm sảy khắp người – Nguyên nhân và cách xử lý an toàn

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Trẻ nổi rôm sảy khắp người tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu do bệnh gây ra thường tác động không nhỏ đến giấc ngủ và đời sống sinh hoạt hàng ngày của trẻ.

I. Nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy khắp người

Theo các chuyên gia da liễu, rôm sảy là tình trạng viêm da hay gặp ở trẻ vào mùa hè khi thời tiết chuyển sang nóng đột ngột. Nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy khắp người có thể là do các yếu tố sau đây:

  • Mồ hôi bị ứ đọng, không thoát ra được: Nổi rôm sảy khắp người ở trẻ em có thể là do trẻ mặc quá nhiều quần áo hoặc tã lót vào mùa hè nóng bức. Ngoài ra, các mẹ thường kiêng không cho con tiếp xúc với gió và thường xuyên đặt con trong phòng kín, làm tăng khả năng mắc bệnh rôm sảy ở con. Nguyên nhân là do mồ hôi điều tiết ra nhiều nhưng bị ứng đọng trên da và không thoát ra ngoài được. Từ đó dẫn đến hiện tượng kích ứng da, gây ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ.
Trẻ nổi rôm sảy khắp người
Nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy khắp người chủ yếu là do thời tiết

  • Di truyền: Đối với trẻ nhỏ hơn 2 tuổi nếu sinh ra trong gia đình có tiền sử cơ địa bị dị ứng thường có nguy cơ trẻ nổi rôm sảy khắp người thường khá cao.
  • Do vấn đề vệ sinh: Trẻ em sống vùng nông thôn, ít tắm rửa thường có tỷ lệ mắc bệnh rôm sảy cao hơn những đứa trẻ ở vùng miền khác. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tắm rửa cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ nổi rôm sảy khắp người. Vì tắm rửa quá nhiều lần trong ngày sẽ làm mất đi chất ceramide giúp bảo vệ da dẫn đến tình trạng da bị nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy. Đặc biệt nếu trẻ gãi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ xuất hiện mụn nước và các sẩn đỏ.
  • Thiếu nước: Thời tiết càng nóng, cơ thể sẽ bị mất nước. Và nếu không được bù đắp đủ nước, gan và thận sẽ hoạt động kém dẫn đến việc đào thải chất độc ra ngoài cơ thể giảm dần, sinh ra ngứa ngáy và nổi rôm sảy trên da.
  • Môi trường: Trẻ nổi rôm sảy khắp người có thể là do sống ở môi trường ô nhiễm, nhiều bụi bặm.

Ngoài các nguyên nhân nêu trên, trẻ nổi rôm sảy khắp người cũng có thể do dị ứng với các chất như sữa tắm, xà phòng,…

II. Triệu chứng trẻ nổi rôm sảy khắp người

Rôm sảy thường gây tổn thương da với các mụn nước và sẩn màu đỏ, nhỏ như đầu đinh ghim hoặc có thể lớn hơn một chút. Thông thường, các mụn nước hoặc đám sẩn đỏ thường tập trung thành từng đám và nổi trên nền da đỏ hoặc đôi khi rải rác toàn thân. Bên cạnh triệu chứng đó, trẻ còn cảm thấy ngứa ngáy trên da. Nếu trẻ gãi ngứa sẽ làm tổn thương da, nặng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da rất nguy hiểm.

Khi nào nên đưa bé đến bệnh viện thăm khám?

Nếu sau 3 – 4 ngày mà các vết mụn đỏ nổi trên da của trẻ không biến mất mà ngày càng nặng thêm kèm theo triệu chứng sốt, phụ huynh nên đưa con đến ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám. 

III. Điều trị triệu chứng trẻ rôm sảy nổi khắp người

Bệnh rôm sảy ở trẻ không gây nguy hiểm và cha mẹ có thể điều trị tại nhà cho con bằng các cách sau đây:

1. Chăm sóc da cho trẻ

Khi trẻ bị rôm sảy nổi khắp người, cha mẹ có thể dùng phấn rôm xoa đều lên vùng da bị bệnh. Trong phấn rôm chứa nhiều thành phần hóa học như bột kẽm oxit, bột talc có tác dụng hút ấm và làm thông thoáng, giúp cải thiện triệu chứng bệnh rôm sảy. Chính vì vậy, các mẹ nên xoa phấn rôm cho con ngày 2 – 3 lần để giúp làm giảm nhanh tình trạng ngứa ngáy và khó chịu ở con. 

Điều trị trẻ rôm sảy nổi khắp người
Sử dụng phấn rôm để làm giảm triệu chứng rôm sảy nổi khắp người ở con trẻ

Tuy nhiên, trong quá trình lựa chọn phấn rôm điều trị rôm sảy nổi khắp người ở trẻ, các bậc phụ huynh nên lựa chọn sản phẩm không chứa chất bảo quản hoặc hóa chất độc hại, tránh tình trạng bệnh không khỏi mà còn làm tăng khả năng kích ứng, gây viêm da. Tốt nhất cha mẹ nên chọn loại phấn có tính se da và sát khuẩn giúp làm giảm nhiễm khuẩn da.

Bên cạnh đó, cha mẹ không nên mua các loại thuốc mỡ kháng sinh về bôi cho trẻ. Bởi mỡ có thể gây bít tắc lỗ chân lông khiến mồ hôi không thoát ra được, rất dễ bị viêm da. Mặt khác, trong quá tình tắm cho con, các mẹ không nên dùng xà phòng hoặc sữa tắm. Chỉ nên tắm nhẹ nhàng bằng nước chanh pha loãng với nước ấm hoặc nước mướp đắng xay nhừ. Hoặc cũng có thể trị rôm sảy cho bé bằng lá tía tô, lá kinh giới. Tuyệt đối không giảm ngứa cho trẻ bằng cách dùng bàn chải, xơ mướp hoặc khăn bông kỳ hay chà mạnh lên da. Bởi cách làm này có thể gây tổn thương và nhiễm trùng da. 

2. Làm mát cơ thể và làm khô da cho bé

Cha mẹ có thể cải thiện triệu chứng rôm sảy nổi khắp người cho trẻ bằng cách cởi bỏ hết quần áo và cho bé vào phòng mát hay nơi có bóng râm. Sau đó dùng khăn ướt lau khắp cơ thể con để loại bỏ chất dầu nhờn và mồ hôi. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể dùng khăn ẩm đắp lên vùng da bị mọc rôm sảy để hạ nhiệt độ, làm giảm ngứa và giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Ngoài ra, để đẩy lùi tình trạng khó chịu do rôm sảy gây ra và làm giảm nguy cơ tổn thương da, thay vì lau khô mình cho trẻ bằng khăn, cha mẹ có thể dùng quạt làm khô. Hoặc cũng có thể sử dụng thuốc calamine hoặc kem trị rôm sảy để điều trị, giúp bé dễ chịu. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên lạm dụng thuốc nếu tình trạng bệnh của con chưa đến mức quá nghiêm trọng.

3. Điều trị rôm sảy nổi khắp người cho trẻ bằng mẹo dân gian

Cha mẹ có thể sử dụng các bài thuốc chữa bệnh rôm sảy bằng dân gian sau đây để khắc phục triệu chứng trẻ rôm sảy nổi khắp người.

  • Bài thuốc số 1: Sử dụng 70 gram gừng tươi đem rửa sạch và giã nát. Sau đó dùng bông gòn thấm dung dịch nước cốt gừng và xoa nhẹ lên vùng da bị rôm sảy của trẻ. Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần và thực hiện liên tục trong 5 ngày để đạt được kết quả tốt nhất. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể dùng 50 gram gừng giã lấy nước và pha với 2 lít nước, đun sôi. Chờ nước nguội dùng tắm cho trẻ. Mỗi ngày tắm 1 lần vào mỗi buổi sáng.
Chữa trẻ rôm sảy nổi khắp người
Điều trị nổi rôm sảy khắp mình ở trẻ bằng tắm nước gừng
  • Bài thuốc số 2: Dùng 50 gram lá nhài, 20 gram lá sài đất và 30 gram lá ngải cứu đem rửa sạch. Tất cả các vị thuốc cho vào ấm, sắc thuốc và chia ra uống 2 – 3 lần trong ngày. Uống liên tục 3 – 5 ngày giúp làm dịu và đẩy lùi triệu chứng ngứa. Bài thuốc chữa trẻ nổi mẩn ngứa khắp người này không áp dụng cho trẻ sơ sinh.
  • Bài thuốc số 3: Dùng một nắm rau sam, rửa sạch đem giã nát và vắt lấy nước cốt. Sau đó hòa tan với nước ấm để nguội và tắm cho trẻ.

Ngoài các cách điều trị nêu trên, để khắc phục và kiểm soát triệu chứng trẻ nổi mẩn ngứa khắp người, cha mẹ nên cởi hết quần áo cho trẻ để da tiếp xúc với không khí. Tuy nhiên, phụ huynh cũng nên chú ý quan sát nhiệt độ cơ thể trẻ. Nếu trẻ bị lạnh thì nên mặc thêm quần áo. Đồng thời để tránh bệnh gây ngứa và bé gãi gây trầy xước da, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm da, cha mẹ nên cắt móng tay cho trẻ thật ngắn hoặc mang bao tay cho bé.

IV. Biện pháp phòng ngừa trẻ nổi rôm sảy khắp người

Cha mẹ có thể áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh trẻ bị nổi rôm sảy khắp người.

  • Nên tắm cho trẻ mỗi ngày bằng nước mát, ít nhất từ 1 – 2 lần
  • Cho bé chơi ở nơi có bóng râm và đảm bảo trẻ uống đủ nước. Tuyệt đối không nên để trẻ ở phòng kín gây cản trở quá tình hô hấp ở da của trẻ
  • Nên cho trẻ mặc những bộ quần áo thoáng mát, rộng rãi được làm bằng chất liệu cotton có khả năng thấm hút nhanh. Không nên cho trẻ mặc quá nhiều tã lót.
  • Giữ da vùng cổ, nếp gấp và bẹn luôn được khô thoáng
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và luôn giữ nhà thoáng gió, mát mẻ
  • Tăng cường chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Nhìn chung, trẻ nổi rôm sảy khắp người thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, nếu việc điều trị bệnh không đúng cách có thể sẽ khiến da bị nhiễm trùng, gây nguy hiểm. Vì vậy, cha mẹ nên hết sức thận trọng, tốt nhất không nên tự ý dùng thuốc chữa trị bệnh mà hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa.

⇒ Có thể bạn quan tâm: 7 Cách trị rôm sảy cho bé bằng thảo dược dễ tìm

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 00:15 - 25/05/2023 - Cập nhật lúc: 00:15 - 26/05/2023
Chia sẻ:
Thủy đậu ngứa không ngủ được nên làm gì hết ngứa?

Thủy đậu ngứa không ngủ được có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể cũng như hiệu suất…

Tắm muối giúp giảm thiểu nguy cơ viêm da nhiễm khuẩn ở người bệnh thủy đậu Bị thủy đậu có nên tắm nước muối?

Bị thủy có nên tắm nước muối không? Các chuyên ra cho biết khi bị thủy đậu, người bệnh có…

Kem trị viêm da cơ địa của Nhật TOP 10 Kem Trị Viêm Da Cơ Địa Của Nhật Tốt Nhất 2023

Các loại kem trị viêm da cơ địa của Nhật được nhiều người bệnh tin tưởng chọn lựa. Bởi thương…

Sữa tắm viêm da cơ địa 7 Sữa Tắm Viêm Da Cơ Địa Tốt Nhất – Không Kích Ứng

Nên chọn sữa tắm viêm da cơ địa phù hợp để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Những sản…

10 loại thuốc trị bệnh chàm tốt nhất hiện nay (Bôi + uống)

Các loại thuốc trị bệnh chàm chủ yếu được điều chế theo dạng bôi hoặc uống. Thuốc chứa những hoạt…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua