Rối loạn thần kinh thực vật và những thông tin cần biết [Chính xác nhất]

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng trong hoạt động hỗ trợ nhau của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Khái niệm này có thể khá xa lạ nhưng triệu chứng thì rất thường gặp. Nếu không khắc phục có thể dẫn đến nhiều hệ lụy đáng tiếc. Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ về bệnh và có cách điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì? Có nguy hiểm không?

Tất cả các bộ phận thần kinh chi phối các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể có tính chất tự động đều được gọi là hệ thần kinh thực vật. Các cơ quan đó bao gồm: hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, tim…

Trong cơ thể có hai hệ thần kinh chi phối các hoạt động đến não bộ đó là giao cảm và phó giao cảm. Khi hệ thần kinh thực vật bị rối loạn sẽ làm cho sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Điều này chính là rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng trong hoạt động hỗ trợ nhau của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm
Đây là sự mất cân bằng trong hoạt động hỗ trợ nhau của hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm

Thần kinh thực vật bị rối loạn là bệnh lý, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nó gián tiếp làm giảm sút chất lượng cuộc sống. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ dẫn đến thay đổi tâm lý, làm ảnh hưởng đến đời sống sau này. Một số chứng bệnh do thần kinh thực vật bị rối loạn gây nên có thể kể đến như: tăng huyết áp, tim mạch, ảnh hưởng đến các chức năng của hệ tiêu hóa, thần kinh…

Triệu chứng bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Tùy từng loại thần kinh giao cảm hay phó giao cảm bị rối loạn hoặc mức độ rối loạn mà những người bị thần kinh thực vật bị rối loạn sẽ có những biểu hiện khác nhau như:

  • Người bệnh có huyết áp bị thay đổi thất thường, lúc tăng lúc giảm, tim đập loạn xạ, thiểu năng mạch vành và thường hay hồi hộp, đánh trống ngực. Trong người lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, khó ở, thậm chí là tức ngực, khó thở.
  • Người bệnh bị rối loạn tiểu tiện, hay bị són tiểu và không tự chủ được. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng lên thì có thể bị viêm đường tiết niệu.
  • Trong trường hợp thời tiết thay đổi thất thường sẽ bị hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, trí nhớ suy giảm nghiêm trọng và hay bị mất ngủ, đau nhức xương khớp.
Chóng mặt, tim đập nhanh là các triệu chứng điển hình của rối loạn thần kinh thực vật
Chóng mặt, tim đập nhanh là các triệu chứng điển hình
  • Người bệnh rất hay gặp tình trạng co thắt phế quản làm cho khó thở, tức ngực.
  • Về hệ tiêu hóa: Người bệnh thường có cảm giác đầy hơi, khó chịu ăn nhanh no nhưng cũng nhanh đói, có thể có tiêu chảy hay táo bón.
  • Về hệ bài tiết: Các tuyến mồ hôi cũng bị ảnh hưởng, làm rối loạn quá trình bài tiết cặn bã qua tuyến mồ hôi.
  • Ở phụ nữ bị hội chứng này sẽ gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo, không còn hứng thú trong chuyện ấy. Đồng thời, da khô sạm, tóc dễ gãy rụng. Trong khi đó ở nam giới sẽ gặp hiện tượng xuất tinh sớm, giảm ham muốn.

Nguyên nhân gây bệnh

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một số nguyên nhân chính có thể kể đến như:

  • Do di truyền: Theo đó những người có bố mẹ từng bị bệnh thì khả năng mắc bệnh này sẽ cao hơn những đứa trẻ mà bố mẹ không bị.
  • Nguyên nhân là do một số tác dụng phụ của việc sử dụng thuốc tim mạch, thuốc trầm cảm hay thuốc chống ung thư.
  • Thần kinh thực vật bị rối loạn còn do bệnh ung thư làm ảnh hưởng đến một số chức năng của hệ miễn dịch trong cơ thể.
  • Các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ hay sjogren cũng là nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật. Bệnh Parkinson làm thoái hóa hệ thần kinh.
  • Thần kinh thực vật bị rối loạn sau những cuộc phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị trong thời gian kéo dài.
  • Những người có tiền sử đái tháo đường khi bị biến chứng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh thực vật gây rối loạn.
  • Có thể là do tai nạn làm chấn thương sọ não nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến tủy sống…

Cách chữa rối loạn thần kinh thực vật

Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu kéo dài tình trạng này sẽ có nhiều nguy cơ tiềm ẩn. Chính vì thế, chúng ta cần điều trị dứt điểm để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình. Hiện nay có nhiều cách để điều trị hội chứng này gồm thuốc tây y, đông y hay các bài thuốc dân gian. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng. Cụ thể như sau:

Chữa bệnh bằng thảo dược dân gian

Một số bài thuốc được áp dụng nhiều nhất hiện nay bao gồm:

Hợp hoan bì: Hợp hoan bì hay còn được gọi bằng cái tên quen thuộc khác là cây hạnh phúc. Người ta dùng vỏ của cây hợp hoan để làm tăng tuần hoàn máu não và an thần. Nhờ có các thành phần trong vỏ hợp hoan bì mà một số chất trong não bộ được cân bằng như serotonin và catecholamin giúp cho thần kinh thực vật được ổn định trở lại.

Hợp hoan bì được sử dụng để chữa rối loạn thần kinh thực vật thể nhẹ
Hợp hoan bì được sử dụng để chữa bệnh ở thể nhẹ

Trà xanh: Trà xanh từ lâu đã được biết đến với rất nhiều công dụng trong đó có cả việc cải thiện các vấn đề liên quan đến thần kinh thực vật bị rối loạn. Ngoài ra, trà xanh còn giúp giải độc, thanh nhiệt, giảm căng thẳng, bớt mệt mỏi và chống oxy hóa. Mỗi ngày các bạn có thể lấy lá trà xanh rồi đun lấy nước uống nhưng không uống khi đói và không được uống vào buổi tối.

Khổ qua: Trong thành phần của khổ qua có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh thực vật của con người, đồng thời chúng còn có tác dụng bảo vệ các tế bào trong hệ thần kinh. Tuy nhiên, chúng ta nên sử dụng khổ qua với lượng vừa đủ theo cân nặng/ ngày để có hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên, khổ qua không tốt cho phụ nữ mang thai và cho con bú nên trong trường hợp này các bạn nên tìm bài thuốc đông y khác phù hợp hơn.

Lưu ý: Những phương pháp này chỉ sử dụng 1 vị thuốc kể trên chỉ hỗ trợ giảm một số triệu chứng của bệnh. Bên cạnh đó, thuốc cho hiệu quả chậm.

Thuốc tây y

Thuốc tây y chủ yếu là điều trị và cải thiện các triệu chứng của bệnh, cụ thể:

  •       Mất ngủ: Có nhiều loại thuốc tây y chữa mất ngủ hiệu quả có thể kể đến như: seduxen, stilnox, elenium…
  •       Thuốc điều trị giảm đau xương khớp, thiếu canxi, thiếu vitamin B.
  •       Điều trị an thần, chống trầm cảm: amitriptylin, diazepam, stablon…
  •       Trị đau đầu: analgin giúp giảm đau nhẹ…
  •       Điều trị lo âu: librium, seduxen, ananxyl… để có hiệu quả tốt hơn nên kết hợp cùng với một số liệu pháp tâm lý phù hợp.

Lưu ý: Thuốc tây chỉ có tác dụng cải thiện triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, thuốc lại để lại nhiều tác dụng phụ như suy giảm hệ miễn dịch, ảnh hưởng không tốt đến chức năng gan, thận; dễ nhờn thuốc nếu dùng lâu dài…

Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng đông y

Theo y học cổ truyền, rối loạn thần kinh thực vật thuộc phạm vi chứng xung và được chia làm 3 thể gồm Thể tâm huyết hư, thể âm hư hỏa vượng và thể dương hư. Mỗi thể sẽ có những phương pháp điều trị riêng, cụ thể:

Với thể tâm huyết hư với các triệu chứng hay gặp như thiếu máu, suy nhược cơ thể, ăn kém, phụ nữ sau sinh đẻ có biểu hiện tim đập nhanh, hồi hộp, ngủ ít, mạch tế nhược… sẽ dùng phép chữa dưỡng huyết, kiện tỳ, an thần.

Với thể âm hư hỏa vượng với các triệu chứng như huyết áp tăng, rối loạn tiền mãn kinh, tim đập nhanh, hồi hộp, chóng mặt, bàn tay chân nóng, nước tiểu đỏ… sẽ dùng phép chữa tư âm giáng hỏa.

Với thể dương hư hay gặp ở người già suy nhược thần kinh giảm hưng phấn, xơ vữa động mạch, tim đập nhanh, thổn thức, đau lưng, mỏi gối, tiểu nhiều… sẽ dùng phép chữa ôn dương an thần.

Đông y giúp điều trị rối loạn thần kinh thực vật từ căn nguyên
Đông y giúp điều trị từ căn nguyên

Lưu ý: Người bệnh sẽ được khai thác tiền sử tham khám theo quy tắc của y học cổ truyền, bệnh nhân nên trực tiếp đến tại các cơ sở phòng khám Đông y để được chẩn bệnh và bốc thuốc.

Bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật

Có nhiều bài tập để cải thiện thần kinh thực vật bị rối loạn. Có thể kể đến một số giải pháp sau đây:

Bài tập yoga: Việc tập luyện yoga sẽ tác động sâu vào bên trong cơ thể lẫn tâm lý, giúp giải tỏa những căng thẳng, mệt mỏi làm cho cơ thể luôn được thả lỏng… Ngoài ra, duy trì đều đặn yoga mỗi ngày còn giúp giảm huyết áp, ổn định tim mạch và một số chứng bệnh khác liên quan đến tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn.

Tuy nhiên, bạn nên tham gia khóa học yoga và nhờ chuyên viên hướng dẫn các bài tập phù hợp để cải thiện tình trạng thần kinh thực vật bị rối loạn. Bên cạnh đó, trong quá trình tập luyện cần thực hiện đúng kỹ thuật và rèn luyện từ từ để tránh gây ảnh hưởng đến xương khớp.

Bài tập hít thở: Để ổn định hệ thần kinh thực vật, bạn có thể áp dụng bài tập hít thở. Đây là bài tập có tác dụng thư giãn hệ thần kinh giao cảm và hệ phó giao cảm. Từ đó, giúp hạn chế tình trạng rối loạn và điều chỉnh các hoạt động của nhiều cơ quan khác.

Một số bài tập nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sẽ giúp điều hòa cơ thể
Một số bài tập nhẹ nhàng kết hợp với hít thở sẽ giúp điều hòa cơ thể

Bài tập thở được tiến hành như sau:

Bước 1: Hít thật sâu qua đường mũi. Kết hợp với đó, bạn hãy phình bụng ra tối đa nhất có thể.

Bước 2: Nín thở một nhịp để giữ hơi.

Bước 3: Từ từ thở ra bằng đường miệng. Đồng thời, hóp bụng vào sâu nhất có thể.

Bài tập này chúng ta nên thực hiện khoảng từ 10 – 15 nhịp/phút để tăng cường hệ miễn dịch và cải thiện hiệu quả các triệu chứng của bệnh

Thiền – bài tập giảm triệu chứng khi thần kinh thực vật bị rối loạn: Thiền là một trong những giải pháp điều trị bệnh lý này được đánh giá cao. Ngồi thiền giúp tâm lý, tinh thần thoải mái và dễ chịu. Hỗ trợ nhịp tim thở đều và ổn định hơn.

Thiền sẽ giúp giải tỏa căng thẳng, stress và mệt mỏi. Từ đó, giúp cân bằng hệ thần kinh thực vật, khắc phục các triệu chứng của bệnh.

Tập luyện thể dục thể thao: Tham gia luyện tập các bộ môn thể thao cũng là một trong những cách tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy lưu thông máu. Đồng thời, giúp tâm lý thoải mái, tinh thần phấn chấn và không còn lo âu, stress. Nhờ vậy, giúp thần kinh thực vật được cân bằng, ổn định và hạn chế tình trạng rối loạn.

Các bộ môn thể thao nhẹ nhàng như chạy bộ, bơi lội, cầu lông, bóng chuyền, bóng rổ… Chỉ cần duy trì tập luyện đều đặn mỗi ngày 30 phút sẽ rất có lợi cho việc điều trị thần kinh thực vật bị rối loạn.

Ngoài ra, trong suốt quá trình luyện tập, chúng ta nên giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh mọi áp lực, căng thẳng trong cuộc sống.

Như vậy, các bạn vừa tìm hiểu chi tiết về bệnh rối loạn thần kinh thực vật và các cách điều trị phổ biến hiện nay. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp bạn sớm cải thiện tình trạng nhanh chóng, hiệu quả nhất. 

Ngày đăng 14:49 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:49 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý trong đó có rối loạn thần kinh tim Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không? – Chuyên gia giải đáp
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người…
11 triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cần nhận biết sớm
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của cơ thể cũng như…
Chữa rối loạn thần kinh thực vật: Lựa chọn Đông y hay Tây y
Để chữa rối loạn thần kinh thực vật hiện nay y khoa áp dụng 2 phương pháp Tây y và…
Top 4 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Một số bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật rất hữu ích giúp giải tỏa căng thẳng, stress,…

Rối loạn thần kinh thực vật và những thông tin cần biết [Chính xác nhất]

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng trong hoạt động hỗ trợ nhau của hệ…

8 nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật và cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều như do bệnh tự miễn, tổn thương thần…

Bài thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y hiệu quả

Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y lành tính, hiệu quả lâu dài đã được áp dụng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua