8 nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật và cách phòng ngừa

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Đỗ Thu Hiền

Bác sĩ điều trị

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều như do bệnh tự miễn, tổn thương thần kinh, di truyền… Việc xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất, vì thế hãy cùng tìm hiểu với bài viết sau.

Nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật

Thần kinh thực vật bị rối loạn khi hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm mất cân bằng. Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều. Tuy nhiên, dưới đây là những tác nhân chủ yếu và phổ biến nhất:

1. Do yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật. Theo đó, nếu bố hoặc mẹ hay cả bố và mẹ đều bị rối loạn thần kinh thực vật thì tỷ lệ con cái mắc bệnh sẽ cao hơn những đứa trẻ khác mà bố mẹ không bị.

2. Do vi khuẩn, vi rút

Một số vi khuẩn, vi rút tấn công và xâm nhập vào cơ thể gây ra tình trạng mất cân bằng hệ vi sinh của cơ thể. Điều này có thể sẽ gây tác động đến hệ thần kinh phó giao cảm và giao cảm. Kết quả là dẫn đến thần kinh thực vật bị rối loạn.

3. Bệnh tiểu đường

Rối loạn thần kinh thực vật rất dễ xảy ra nếu bạn mắc bệnh tiểu đường, nhất là bệnh tiểu đường diễn ra trong thời gian dài mà không được điều trị tận gốc. Bởi căn bệnh này sẽ làm tổn thương các dây thần kinh.

Bệnh tiểu đường - một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật
Bệnh tiểu đường – một trong những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật

4. Tâm lý bị rối loạn

Người bệnh phải đối mặt với sang chấn tâm lý một cách đột ngột hay stress, căng thẳng kéo dài… sẽ khiến dây thần kinh bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, nếu nam và nữ lạm dụng vấn đề thủ dâm cũng có thể gây rối loạn tâm lý. Từ đó, dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

5. Mắc một số loại bệnh

Khi mắc một số loại bệnh như bệnh Parkinson, suy giảm trí nhớ, chấn thương cột sống, chấn thương sọ não, tiến hành phẫu thuật hoặc xạ trị… đều có thể làm cho thần kinh thực vật bị rối loạn. Lý do là vì những căn bệnh này đều tác động và ảnh hưởng đến dây thần kinh, hệ thần kinh. Vì thế, nếu bệnh kéo dài rất dễ gây mất cân bằng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm.

6. Tác dụng phụ của thuốc Tây

Một số loại thuốc tây dùng trong thời gian dài như thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị ung thư, thuốc tim mạch… có thể gây rối loạn, suy giảm chức năng của một số cơ quan, hệ thần kinh. Vì vậy, dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

7. Duy trì những tư thế không tốt cho cơ thể trong thời gian dài

Việc duy trì một số tư thế không tốt cho cơ thể trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến dây thần kinh chịu nhiều áp lực. Từ đó, dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật.

8. Mắc một số bệnh tự miễn

Người bệnh mặc số bệnh tự miễn như Lupus ban đỏ hệ thống hay hội chứng Sjogren… dẫn đến hệ miễn dịch suy giảm. Điều này, dễ dẫn đến những tác động không tốt cho hệ thần kinh và khiến cho thần kinh thựcc vật bị rối loạn.

Người mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ rất dễ gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật
Người mắc một số bệnh tự miễn như lupus ban đỏ rất dễ gặp tình trạng rối loạn thần kinh thực vật

Cách phòng ngừa bệnh rối loạn thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật ảnh hưởng nghiêm trọng đến các chức năng tự động của các cơ quan trong cơ thể vì thế chất lượng cuộc sống sẽ giảm đáng kể. Ngoài ra, khiến tâm lý người bệnh thay đổi, do đó cần lưu ý một số biện pháp phòng ngừa dưới đây.

Về chế độ dinh dưỡng: Hạn chế thức ăn mặn, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ. Nên chia làm nhiều bữa nhỏ trong ngày. Bổ sung nhóm thực phẩm vitamin B như súp lơ, nấm, bí đỏ, hạt sen…

Tạo thói quen sinh hoạt lành mạnh: Nên tập hít thở sâu, luyện tập thể dục thể thao cường độ phù hợp, đi ngủ đúng giờ, tránh thức khuya. Cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, sống vui vẻ, lạc quan.

Bài tập hít thở sâu rất tốt cho người bị rối loạn thần kinh thực vật
Bài tập hít thở sâu rất tốt cho người bị rối loạn thần kinh thực vật

Khi phát hiện bệnh cần được điều trị phù hợp: Hiện nay rối loạn thần kinh thực vật được điều trị bằng nội khoa và ngoại khoa. Bệnh nhân có thể được kê đơn một số thuốc đặc trị như canxi, an thần, chống suy nhược cơ thể, hạ huyết áp… Hoặc điều trị bằng các bài thuốc Đông y kết hợp châm cứu, tắm nóng, tắm lạnh.

Trên đây là những nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật và cách phòng ngừa tình trạng này. Nếu có biểu hiện của bệnh, bạn nên phối hợp tích cực với bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Ngày đăng 08:47 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:51 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Nghệ sĩ ưu tú Hương Dung đã thoát khỏi bệnh mất ngủ kinh niên khi gặp được thầy giỏi, thuốc hay. Cùng tìm hiểu kinh nghiệm ngủ ngon của nghệ sĩ trong bài viết này.
Mệt mỏi là dấu hiệu ban đầu của nhiều bệnh lý trong đó có rối loạn thần kinh tim Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không? – Chuyên gia giải đáp
Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như sức khỏe của người bệnh. Vì thế nhiều người thắc mắc không biết rối…
Bài thuốc chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y hiệu quả

Chữa rối loạn thần kinh thực vật bằng Đông y lành tính, hiệu quả lâu dài đã được áp dụng…

8 nguyên nhân rối loạn thần kinh thực vật và cách phòng ngừa

Nguyên nhân gây rối loạn thần kinh thực vật có rất nhiều như do bệnh tự miễn, tổn thương thần…

11 triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật cần nhận biết sớm

Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động của cơ thể cũng như…

Rối loạn thần kinh thực vật và những thông tin cần biết [Chính xác nhất]

Bệnh rối loạn thần kinh thực vật là sự mất cân bằng trong hoạt động hỗ trợ nhau của hệ…

Top 4 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Một số bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật rất hữu ích giúp giải tỏa căng thẳng, stress,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua