Tai Biến Liệt Nửa Người: Giải Pháp Hồi Phục Từ Bộ Y Tế

Tai biến mạch máu não là bệnh lý có nguy cơ tử vong và tàn tật cao. Một trong những di chứng nghiêm trọng, phổ biến thường xuất hiện ở người mắc căn bệnh này là tình trạng liệt nửa người, cử động khó khăn, bị hạn chế vận động. Dưới đây là một số thông tin về giải pháp phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị tai biến liệt nửa người mà bạn có thể tham khảo. 

Bị tai biến liệt nửa người có hồi phục được không?

Tai biến mạch máu não không phải là bệnh hiếm gặp, ngày càng phổ biến và có xu hướng gia tăng, trẻ hóa độ tuổi mắc bệnh trong những năm gần đây. Người mắc căn bệnh này thường có nguy cơ tử vong cao, nếu có thể sống sót thì thường phải đối mặt với các di chứng từ nhẹ đến nặng do bệnh để lại. Theo thống kê, có 10% các trường hợp sống sót sau tai biến có thể hồi phục gần như hoàn toàn, 25% hồi phục nhưng kèm theo các khiếm khuyết nhẹ, các trường hợp còn lại thường có các di chứng ở mức độ trung bình đến nặng.

Tai biến liệt nửa người là di chứng thường gặp ở bệnh nhân từng bị tai biến mạch máu não
Tai biến liệt nửa người là di chứng thường gặp ở bệnh nhân từng bị tai biến mạch máu não

Sau cơn tai biến mạch máu não, có đến 90% người bệnh gặp phải di chứng liệt nửa người, 40 – 60% nói khó hoặc không nói được, 60 – 80% trường hợp liệt các dây thần kinh sọ não. Liệt nửa người sau tai biến là hiện tượng suy yếu, đau tê ở một bên cơ thể, người bệnh có thể gặp phải tình trạng khó hoặc không thể cử động được do não bộ tổn thương. Nếu tổn thương não trái thì sẽ bị liệt nửa người phải, nếu tổn thương não phải thì sẽ bị liệt nửa người trái. Người bệnh cũng thường có các triệu chứng như cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, suy giảm khả năng cầm nắm, giảm khả năng vận động hoặc mất khả năng vận động…

Theo các chuyên gia, tình trạng liệt nửa người sau tai biến có thể hồi phục được hay không là phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời gian xảy ra đến khi được cấp cứu, điều trị; nguyên nhân gây tai biến, loại tổn thương não (là xuất huyết hay nhồi máu não), mức độ, vị trí tổn thương; khả năng đáp ứng với điều trị; phương pháp phục hồi sau tai biến và sự phối hợp của bệnh nhân và người nhà với bác sĩ…

Nếu bệnh nhân được cấp cứu kịp thời trong 6 giờ đầu sau khi xuất hiện triệu chứng bệnh, đáp ứng tốt với việc điều trị, áp dụng vật lý trị liệu – hồi phục chức năng sớm thì khả năng hồi phục sau tai biến liệt nửa người là rất cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chậm trễ điều trị, sau 3 tháng đầu chưa được điều trị phục hồi chức năng, kèm theo đó là thái độ điều trị không tích cực, không phối hợp điều trị thì sẽ rất khó có cơ hội phục hồi. 

Nguyên tắc điều trị liệt nửa người do tai biến

Tai biến mạch máu não gây liệt nửa người cần được điều trị càng sớm càng tốt để tăng khả năng phục hồi. Thời gian tốt nhất để phục hồi chức năng cho bệnh nhân là trong 1 – 6 tháng đầu, sau 6 tháng, khả năng phục hồi vận động sẽ chậm dần, sau 1 – 2 năm thì cơ hội phục hồi là rất ít, tức là người bệnh có thể phải đối mặt với di chứng này suốt đời. 

Ở bệnh nhân bị liệt nửa người, khi các khớp ít được vận động hoặc không được vận động đúng kỹ thuật sau vài tuần sẽ dễ bị cứng khớp, teo cơ dẫn đến vận động khó khăn, đau cứng khớp, thậm chí có những trường hợp không thể vận động được. Nguyên tắc điều trị  liệt nửa người do tai biến thường là:

  • Tích cực điều trị vùng tế bào tổn thương, có thể điều trị bằng thuốc hoặc bằng các kỹ thuật chuyên sâu, nên tiến hành các sớm các tốt, đúng tình trạng tổn thương để giúp bệnh nhân phục hồi tốt nhất và dự phòng tái phát. 
  • Bệnh nhân cần được phục hồi chức năng sớm nhất có thể, tùy vào dạng tai biến, mức độ bệnh mà áp dụng biện pháp phục hồi chức năng phù hợp. Chương trình phục hồi nên được bắt đầu sau 24 tiếng tính từ khi cơn đột quỵ do nhồi máu não xảy ra. Trường hợp tai biến do xuất huyết não thì cần phục hồi chức năng sau 2 – 3 ngày Vận động sớm sau tai biến là hết sức cần thiết, nên được tiến hành càng sớm càng tốt, được chứng minh là có hiệu quả trong phục hồi chức năng cho người bệnh. 
  •  Ngoài vận động sớm để phục hồi khả năng vận động, tránh biến chứng muộn như teo cơ, cứng khớp, đau ở các khớp, cần kết hợp với các phương pháp điều trị như xoa bóp giúp lưu thông khí huyết, châm cứu, bấm huyệt để kích thích hồi phục thần kinh
  • Song song với việc điều trị thể chất, cần quan tâm hơn đến tinh thần của người bệnh. Nên chú ý chăm sóc, động viên người bệnh vì khi gặp phải các di chứng thể nặng, người bệnh rất dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cao, hao mòn thể trạng, suy kiệt tâm lý, làm ảnh hưởng đến khả năng dung nạp thuốc và khả năng hồi phục. 

Giải pháp hồi phục tai biến liệt nửa người từ Bộ Y Tế

Bệnh nhân bị tai biến liệt nửa người cần được phục hồi tại các trung tâm phục hồi chức năng chuyên nghiệp với sự hướng dẫn, giám sát của các chuyên gia trị liệu, nhân viên y tế và bác sĩ chuyên khoa. Mỗi người bệnh sẽ có một chương trình hồi phục riêng biệt, không ai giống ai, tùy vào tình trạng bệnh, mức độ tổn thương mà bác sĩ, chuyên gia trị liệu sẽ đưa ra kế hoạch phục hồi và điều chỉnh sao cho phù hợp với từng giai đoạn. Thông thường, giải pháp hồi phục tai biến liệt nửa người như sau:

1.  Luyện tập hồi phục chức năng

Vận động sớm được đưa vào chương trình hồi phục sau tai biến cho người bệnh tại nhiều quốc gia trên thế giới. Người bệnh cần được vận động càng sớm càng tốt, tuy nhiên phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, dạng tổn thương. Được biết 6 tháng đầu tiên là khoảng thời gian vàng, được đánh giá là phù hợp nhất để hồi phục chức năng cho bệnh nhân. Nếu có điều kiện, bệnh nhân nên được luyện tập phục hồi tại các bệnh viện, trung tâm phục hồi chức năng. Nếu không có điều kiện, có thể tham vấn ý kiến bác sĩ, sau khi được bác sĩ đưa ra chương trình điều trị phù hợp thì cho bệnh nhân luyện tập tại nhà.

Các bài tập vận động sau tai biến thường là:

Kỹ thuật vị thế

Cần bố trí cho người bệnh nằm phía bên liệt sát tường, nằm nghiêng bên liệt để ngừa co cứng, co rút và thay đổi tư thế nằm thường xuyên 2 – 4 giờ/lần, không cho bệnh nhân nằm nửa ngồi…

Tiếp đó tiếng hành các bài tập vận động chung như tập vận động thụ động nửa người liệt có sự giúp đỡ của bác sĩ, điều dưỡng, chuyên viên trị liệu; bài tập vận động trợ giúp và bài tập vận động tự do

Bài tập vận động ở tư thế nằm

Bệnh nhân cần bắt đầu bằng các bài tập thay đổi tư thế nằm, bắt đầu với tư thế nằm cao đầu, nằm ngửa kê gối cao, nằm nghiêng sang bên liệt, nằm nghiêng sang bên lành. Tiếp đó là tập lăn về bên lành, lăn về bên liệt, khi thực hiện một phần vận động nào đó thành thạo thì nên chuyển đổi sang phương pháp khác cho phù hợp. Sau đó, thực hiện các bài tập khác như:

  • Tập cài các ngón tay hai bên vào nhau, dùng bàn tay lành nắm cổ tay liệt
  • Tập chuyển dần từ tư thế nằm sang tư thế ngồi
  • Tập vận động riêng từng khớp để giúp bệnh nhân có thể vận động các khớp, biết cách phối hợp với nhau để thực hiện chức năng phù hợp.
Người bệnh nên được bắt đầu tập vận động ở tư thế nằm trước tiên
Người bệnh nên được bắt đầu tập vận động ở tư thế nằm trước tiên

Bài tập vận động ở tư thế ngồi 

Sau khi đã có thể tự thực hiện các bài tập ở tư thế, nằm, điều chỉnh vận động của khớp, người bệnh sẽ được chuyển sang luyện tập ở tư thế ngồi. Các bài tập vận động lần lượt gồm:

  • Tập lăn trở rồi chuyển sang tập chuyển từ tư thế nằm sang ngồi
  • Sau đó tập ngồi thẳng lưng có hỗ trợ, tập thăng bằng bằng cách ngồi với bóng
  • Tập di chuyển từ giường sang ghế hoặc sang xe lăn và ngược lại
  • Sau khi người bệnh đã có thể tập độc lập thì bắt đầu tập dồn trọng lượng lên chân lành, dồn trọng lượng lên chân liệt có người trợ giúp
  • Tập dồn trọng lượng độc lập, tập giữ thăng bằng, tập làm mạnh cơ bằng cách nghiêng phải, nghiêng trái, gập duỗi, xoay người 
  • Tập phục hồi chức năng cho bên liệt bằng cách tăng áp lực lên bàn chân liệt, ức chế co cứng ở tay, cổ tay, kiểm soát vận động ở bàn tay liệt bằng cách gập, duỗi, nghiêng cổ tay, gập duỗi khép các ngón tay và gập duỗi bàn tay. 

Bài tập vận động ở tư thế đứng 

Sau khi người bệnh đã luyện tập ở tư thế ngồi và có khả năng vận động phù hợp, lúc này sẽ chuyển sang các bài tập vận động ở tư thế đứng. Các bài tập vận động cần tiến hành lần lượt từ:

  • Tập chuyển từ từ từ tư thế ngồi sang tư thế đứng
  • Tập đứng thăng bằng có hỗ trợ, tập đứng thăng bằng độc lập không có hỗ trợ
  • Tiếp đó sẽ tập dồn trọng lượng lên 2 chân, dồn trọng lượng lên chân lành và chân liệt ở tư thế đứng

Tập đi cho người sau tai biến 

Theo các chuyên gia phục hồi chức năng, người bệnh chỉ được tập đi khi đã được luyện tập các vận động cơ bản đã đề cập trên. Tuyệt đối không nên tập đi khi mà các vận động trên chưa thực hiện được, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc luyện tập phục hồi dáng đi bình thường cho bệnh nhân. Việc tập đi cần được tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, người bệnh cần được hỗ trợ di chuyển chân yếu giai đoạn chống và giai đoạn đu. Trong quá trình tập đi, cần bảo vệ, giữ vững khung chậu, kiểm soát tốt đầu gối, hướng dẫn người bệnh kiểm soát bàn chân khi di chuyển. Khi bước đi có thể sử dụng các dụng cụ như gậy chống, thanh song song, nẹp, khung tập đi thang tường. Cần tập đi sớm để có thể hồi phục tốt hơn. 
  • Tiếp đó, cho bệnh nhân tập đi với thang tường, không cho bệnh nhân dựa vào thanh ngang, bệnh nhân cần cố gắng điều chỉnh thân mình, một tay bám vào thanh ngang, bên bị liệt sẽ được kỹ thuật viên hỗ trợ để có thể dồn đều trọng lực vào hai bên chân. 
  • Sau khi tập đi với thang tường, người bệnh sẽ lần lượt tập đi với thanh song song, tập đi với hai người hỗ trợ chân liệt, tập đi với nẹp hỗ trợ, tập đi trên đường thẳng, tập đi trên máy chạy bộ… 
  • Sau đó sẽ tập lên xuống cầu thang, tập bước lên với chân lành trước rồi tập bước xuống cầu thang với chân liệt trước, luyện tập đi bằng thang bộ cho người rối loạn nhận thức. Thực hiện theo trình tự đi bằng khung tập, rồi đến đi bằng gậy và cuối cùng là tự đi. 

2. Phục hồi bằng Vật lý trị liệu với y học cổ truyền

Bên cạnh việc phục hồi bằng cách luyện tập vận động, người bệnh cũng cần kết hợp y học cổ truyền để hỗ trợ điều trị liệt nửa người, tăng cường chức năng vận động. Tốt nhất nên thăm khám, tập vật lý trị liệu ở những cơ sở uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn, hiệu quả. 

Theo TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh, Trưởng khoa Nội, khoa Châm cứu và Trị liệu Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc, người bệnh cần đến trung tâm có chuyên môn để được bắt mạch, lên phác đồ điều trị chi tiết sau khi được chẩn đoán bệnh. Đối với tình trạng liệt nửa người liên quan đến tai biến, cách điều trị hiệu quả nhất vẫn là châm cứu và bấm huyệt. Tùy vào tình trạng của mỗi người mà xây dựng liệu trình chuyên biệt.

Quy trình châm cứu tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc
Quy trình châm cứu tại Trung tâm Thuốc Dân Tộc

Châm cứu, bấm huyệt sẽ giúp tác động trực tiếp lên các huyệt mạch, từ đó giúp giãn cơ, thông kinh, hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết. Châm cứu cần kết hợp với các bài tập vận động, phương pháp này sẽ giúp người bệnh thoải mái, dễ chịu hơn, giảm cảm giác đau đớn do cứng khớp, lưu thông máu bị hạn chế. Nếu người bệnh tích cực điều trị, có thể phục hồi chức năng vận động tốt, khả năng phục hồi lên đến 90%. 

3. Chăm sóc, hỗ trợ người bệnh phục hồi sau tai biến

Bên cạnh việc điều trị bằng vận động sớm theo nghiên cứu hiện đại, vật lý trị liệu với các phương pháp của y học cổ truyền, người bệnh cũng cần được chăm sóc, hỗ trợ đúng mức để có thể phục hồi tốt hơn sau bệnh. Người bệnh cần được chăm sóc bằng cách:

  • Xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, nên ăn uống đa dạng, cân bằng giữa các nhóm chất gồm chất béo, đạm và carbohydrate.  Lượng năng lượng nạp vào cơ thể cần ở mức từ 30 – 35 kcal/kg theo cân nặng mỗi ngày. Lượng cholesterol cần được hạn chế tối đa, phải dưới 300mg/ngày. Đồng thời hạn chế sử dụng muối, tăng cường bổ sung vitamin, khoáng chất, kali cho cơ thể. 
  • Khi bệnh nhân luyện tập tại nhà, cần tích cực hỗ trợ bệnh nhân vận động, ngừng ngay nếu người bệnh có các dấu hiệu như hụt hơi, đánh trống ngực, cảm giác quá sức
  • Về vấn đề chăm sóc vệ sinh cá nhân, người bệnh cần được đánh răng đều đặn 2 lần/ngày, dùng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không cồn để làm sạch miệng đều được. Bệnh nhân cần được tắm nước ấm từ 37 – 45 độ, ở phòng kín gió, không tắm quá 7 phút. 
  • Về tâm lý, nên chú ý đến các dấu hiệu bất thường về tâm lý cho người bệnh, không nên xem họ là một đứa trẻ, cần thường xuyên lắng nghe, động viên, khích lệ để người bệnh có tâm lý vui vẻ, lạc quan, không có cảm giác mình là gánh nặng. 

Phục hồi tai biến liệt nửa người là cả một quá trình, người bệnh sẽ có cơ hội hồi phục tốt nhất nếu được vận động sớm, can thiệp vật lý trị liệu trong 6 tháng đầu tiên. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn và người thân hiểu hơn về tình trạng này và có cách hỗ trợ người bệnh hồi phục hợp lý, hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 16:08 - 23/09/2022 - Cập nhật lúc: 08:58 - 30/09/2022
Chia sẻ:
Tắc nghẽn mạch máu não xảy ra rất phổ biến, thường có liên quan đến mảng xơ vữa động mạch Tắc nghẽn mạch máu não là do đâu? Làm sao phòng tránh?
Tắc nghẽn mạch máu não là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não dạng nhồi máu não, chiếm 80% các trường hợp tai biến…
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân tai biến Chăm Sóc Người Bị Tai Biến Mạch Máu Não Cần Làm Gì?

Tai biến mạch máu não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, để lại nhiều di chứng nặng nề cho…

Người bị tai biến mạch máu não cần được sơ cứu kịp thời để giảm nguy cơ tàn tật, tử vong Sơ Cứu Tai Biến: Cách Xử Lý Tại Chỗ Cứu Lấy Người Bệnh

Tai biến mạch máu não là bệnh lý vô cùng nguy hiểm, người bệnh cần được phát hiện, sơ cứu…

Tai biến mạch máu não là căn bệnh có thể xảy ra ở người trẻ và rất trẻ Tai Biến Mạch Máu Não Ở Người Trẻ Chớ Nên Xem Thường

Tai biến mạch máu não không chỉ là căn bệnh người già mà còn có thể xảy ra ở người…

Tai biến lần 2 thường nguy hiểm, gây biến chứng nghiêm trọng hơn so với lần đầu tiên rất nhiều Tai biến mạch máu não lần 2 khắc phục, ngăn ngừa làm sao?

Người từng bị tai biến mạch máu não cần được chăm sóc, điều trị kịp thời, đúng cách để hồi…

Tai biến liệt nửa người là di chứng thường gặp ở bệnh nhân từng bị tai biến mạch máu não Tai Biến Liệt Nửa Người: Giải Pháp Hồi Phục Từ Bộ Y Tế

Tai biến mạch máu não là bệnh lý có nguy cơ tử vong và tàn tật cao. Một trong những…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua