Phân Độ Thận Ứ Nước Trên Siêu Âm – Thông Tin Cần Biết

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Phân độ thận ứ nước trên siêu âm là căn cứ quan trọng để bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi bệnh nhân. Căn bệnh này được chia thành 4 giai đoạn phát triển được phân độ dựa trên tình trạng giãn nở của thận – đài bể thận và độ teo của nhu mô thận.

Siêu âm thận ứ nước là gì?

Thận ứ nước là tình trạng ứ đọng, tắc nghẽn nước tiểu bên trong thận khiến cho cơ quan này bị giãn nở, sưng to. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến một hoặc cả hai bên thận và có thể gây suy giảm chức năng thận. Bệnh kéo dài và không được điều trị tốt thậm chí còn gây biến chứng suy thận. 

Mọi đối tượng đều có thể bị thận ứ nước, trẻ em cũng không ngoại lệ. Nguyên nhân gây bệnh phổ biến là do lạm dụng nhiều bia rượu, uống thuốc bổ thận sai cách, thói quen nhịn tiểu hoặc do ảnh hưởng của các bệnh lý như sỏi thận, trào ngược bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt hay hẹp lỗ niệu đạo…

Phân độ thận ứ nước trên siêu âm
Siêu âm có thể giúp phân độ thận ứ nước

Siêu âm là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh có thể giúp phát hiện sớm bệnh thận ứ nước. Phương pháp này sử dụng sóng âm để thu lại hình ảnh cấu trúc thực tế bên trong thận, giúp xác định tình trạng ứ nước, mức độ ứ nước và nhiều vấn đề khác phát sinh ở thận.

Chắc chắn bệnh thận, hay thận ứ nước sẽ khỏi hoàn toàn nếu bạn biết tới 7 cách trị ngay tại nhà sau đây. Hiệu quả bất ngờ nhất đến từ cách thứ 7.

Bạn nên đến bệnh viện siêu âm thận ứ nước khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ như:

  • Đau bụng
  • Đau ở vùng thắt lưng từng cơn hoặc dữ dội. Cơn đau có thể khởi phát từ bên sườn hay hông lưng và lan sang tới vùng bẹn.
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Vã mồ hôi
  • Các bất thường trong hoạt động tiểu tiện, chẳng hạn như tiểu buốt tiểu rắt, đi tiểu ra máu hay tiểu buốt…
  • Thận từ từ giãn to
  • Mệt mỏi
  • Rối loạn điện giải.

Hình ảnh thận bình thường và thận ứ nước trên siêu âm

Hình ảnh siêu âm cho phép bác sĩ có thể phân biệt được thận của bạn bình thường hay bị ứ nước.

– Thận bình thường: 

  • Hai quả thận có hình dáng tương tự như hạt đậu, rốn thận nằm phía trong
  • Kích thước hai bên thận thường không đồng đều, có thể chênh lệch từ 1 – 1,5 cm. Chiều dài mỗi thận dao động từ 9 – 12cm, chiều rộng từ 4 – 6 cm và dày khoảng 3 – 4 cm.
  • Đường bờ thận đều. Do bị lách đè nên bên phía nhu mô thận trái giống hình tam giác.
  • Khi siêu âm không thấy niệu quản. Nếu có thì chỉ thấy một niệu quản dị dạng hay niệu quản bị phình giãn to.
  • Thấy rõ hệ thống động mạch, tĩnh mạch của thận.

– Thận ứ nước: 

Tùy vào mức độ thận ứ nước mà siêu âm có thể thấy các đặc điểm sau:

  • Bể thận và đài thận có thể không giãn, giãn vừa hoặc giãn lớn như quả bóng
  • Teo nhu mô thận
  • Phần phễu hay dẹt của nhú thận có dấu hiệu tù, mỏng vỏ nhẹ.
  • Ở người bị thận ứ nước nặng, siêu âm có thể không thấy được ranh giới giữa đài – bể thận, vỏ thận mỏng, teo thận.

Cần chuẩn bị gì trước khi đi siêu âm thận ứ nước?

Để kết quả siêu âm thận ứ nước được chính xác, trước khi làm siêu âm người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau:

  • Uống nhiều nước và nhịn tiểu trước khi siêu âm xong để để thu được hình ảnh rõ ràng hơn về cấu trúc của thận. Bàng quang căng to còn được xem như là cửa sổ phản âm, giúp so sánh, phát hiện ra những bất thường ở nhu mô thận.
  • Nên siêu âm thận ứ nước khi đang đói bụng, nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng trước đó để thức ăn được tiêu hóa hết và không gây nhiễu hình ảnh trong quá trình siêu âm. Tốt nhất, người bệnh nên sắp xếp thời gian tới bệnh viện siêu âm thận vào lúc sáng sớm.
  • Sau khi siêu âm thận ứ nước, một số trường hợp có thể được yêu cầu thực hiện thêm một số xét nghiệm khác, chẳng hạn như kiểm tra nước tiểu, chụp x-quang hay xét nghiệm máu… Vì vậy, trước ngày đi khám người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm hay thức uống có màu đỏ hay màu sắc khác lạ có thể gây chẩn đoán nhầm lẫn bệnh. Thông báo cho bác sĩ biết tất cả các loại thuốc đang sử dụng.
  • Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoải mái để thuận tiện cho quá trình siêu âm.
Cần chuẩn bị gì trước khi đi siêu âm thận ứ nước?
Người bệnh nên mặc trang phục rộng rãi để thuận tiện cho quá trình siêu âm phân độ thận ứ nước

Phân độ thận ứ nước trên siêu âm

Để phân độ thận ứ nước trên siêu âm, các bác sĩ thường dựa vào tình trạng giãn nở của đài bể thận cũng như mức độ teo của nhu mô thận. Đi từ nhẹ đến nặng, căn bệnh này được chia thành 4 cấp độ phát triển như sau:

Thận ứ nước độ 1

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh thận ứ nước. Nước tiểu ứ đọng trong đài bể thận nhưng không nhiều nên chưa gây ra tổn thương nghiêm trọng cho thận.

– Dấu hiệu trên siêu âm:

  • Bể thận giãn sưng và giãn nhẹ
  • Đo chỉ số dA-P có giá trị dao động từ 5 – 10mm.
  • Đài thận không giãn
  • Nhu mô thận không teo.

– Triệu chứng lâm sàng:

  • Hay mót tiểu về đêm dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon giấc
  • Tăng huyết áp

Cách điều trị:

Ở giai đoạn 1, bệnh thận ứ nước chưa gây ra nhiều triệu chứng rõ ràng và không quá nguy hiểm. Nếu được điều trị đúng cách có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại chủ quan, không tích cực chữa trị bệnh từ sớm khiến cho tình trạng ứ nước trong thận ngày càng nghiêm trọng và dẫn đến thận ứ nước độ 2.

Người mắc bệnh thận ứ nước độ 1 được khuyên nên điều chỉnh lối sống, chế độ ăn uống kết hợp dùng thuốc để giảm nhẹ các triệu chứng bệnh và loại bỏ hết nước tiểu ứ đọng trong thận. Cụ thể như sau:

  • Uống nhiều nước, từ 2 – 3 lít mỗi ngày để thông tiểu, tăng cường đào thải nước tiểu tích tụ trong đài bể thận ra ngoài.
  • Ăn nhạt, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu giúp tổn thương trong thận nhanh được chữa lành.
  • Không nhịn tiểu
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ trơn niệu quản hay các loại thuốc khác để điều trị triệu chứng bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thận ứ nước độ 2

Bệnh thận ứ nước độ 2 chưa phải là quá nặng nhưng người bệnh cũng không nên xem nhẹ. Lúc này, thận bắt đầu bị tổn thương nhiều hơn và dần suy giảm chức năng nên các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đều xuất hiện rõ ràng hơn.

Triệu chứng cận lâm sàng trên siêu âm:

  • Bể thận và đài thận đều giãn nhẹ
  • Kích thước thận có thể to thêm từ 10 – 15mm
  • Nhu mô thận không có dấu hiệu teo

Dấu hiệu lâm sàng:

  • Đi tiểu liên tục
  • Đau dữ dội ở bên hông hoặc mạn sườn
  • Tiểu buốt
  • Tiểu khó
  • Tiểu không hết
  • Đái máu
  • Thường xuyên có cảm giác căng tức ở bàng quang
  • Tăng huyết áp
  • Một số trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu, chẳng hạn như sốt, rét run.

Cách điều trị:

Ở giai đoạn này, các phương pháp điều trị bảo tồn được ưu tiên lựa chọn. Chẳng hạn như thay đổi lối sống, dùng thuốc Đông y, thuốc Tây y. Người bệnh cần chú ý duy trì chế độ ăn nhạt, tránh sử dụng các thực phẩm độc hại, kiêng uống bia rượu để giảm bớt gánh nặng cho thận, giúp tổn thương nhanh phục hồi.

Điều trị bằng tia laser được áp dụng cho các trường hợp bị thận ứ nước độ 2 có liên quan đến sỏi thận. Tia laser có thể giúp tán nhỏ viên sỏi, tạo điều kiện cho các mảnh vỡ có thể trôi ra ngoài theo đường tiết niệu. Điều này có thể giúp làm thông đường tiểu, ngăn chặn tình trạng ứ nước trong thận.

phân độ thận ứ nước trên siêu âm chính xác
Dựa trên hình ảnh siêu âm, bệnh thận ứ nước được chia thành 4 giai đoạn phát triển

Thận ứ nước độ 3

Một số trường hợp được xác định mắc bệnh thận ứ nước giai đoạn 3 khi phân độ thận ứ nước trên siêu âm. Trong trường hợp này, bệnh đã bắt đầu tiến triển mạnh và bước vào giai đoạn nặng, có thể gây ra nhiều triệu chứng nghiêm trọng.

– Dấu hiệu nhận biết trên siêu âm:

  • Đài bể thận đều bị giãn to. Cầu thận có thể bị giãn trên 15mm
  • Phễu thận tù
  • Nhú thận dẹt
  • Vỏ mỏng, nhẹ.

– Triệu chứng lâm sàng:

  • Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi
  • Thiếu máu do chức năng thận suy giảm
  • Phù chân do ứ nước
  • Tăng huyết áp 
  • Khó thở
  • Sốt cao
  • Buồn nôn, chán ăn
  • Đau dữ dội ở vùng hông hoặc hai bên mạn sườn
  • Các bất thường khi đi tiểu như tiểu buốt, tiểu khó, bí tiểu, đi tiểu ra máu

– Cách điều trị:

Bệnh thận ứ nước độ 3 có thể gây suy giảm chức năng thận nghiêm trọng và ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe. Khả năng phục hồi chức năng thận là không thể. Trong chế độ ăn uống hàng ngày, người bệnh cần chú ý cắt giảm muối, chất béo và chất đạm và tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ thải độc cho thận.

Bên cạnh thuốc điều trị triệu chứng, người bị suy thận độ 3 có thể được chữa trị bằng các phương pháp khác như:

  • Tán sỏi bằng laser
  • Đặt ống thông bàng quang để đưa nước tiểu tồn ứ trong thận ra ngoài đối với các trường hợp bị hẹp niệu quản bẩm sinh.
  • Phẫu thuật lấy sỏi thận…

Bệnh thận ứ nước độ 4

Giai đoạn 4 chính là mức độ nặng và nguy hiểm nhất của bệnh thận ứ nước. Chức năng thận gần như bị mất hoàn toàn khiến sức khỏe của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng.

– Hình ảnh thận ứ nước độ 4 trên siêu âm:

  • Cầu thận bị sưng to, có thể bị giãn từ 15 – 20mm
  • Bể thận cũng bị giãn to
  • Kích thước thận tăng
  • Có biến dạng thận một cách rõ ràng
  • Teo thận
  • Vỏ thận mỏng
  • Không nhìn rõ ranh giới giữa đài thận và bể thận
  • Khoảng 75 – 90% thận bị tổn thương

– Triệu chứng lâm sàng:

  • Phù nề tay chân hoặc phù toàn thân
  • Tiểu ra máu, tiểu nhiều vào ban đêm, tiểu buốt hoặc đau rát khi đi tiểu
  • Tăng huyết áp khó kiểm soát
  • Đau bụng nhiều, cơn đau có thể lan rộng tới vùng hông, háng
  • Buồn nôn hoặc nôn ói
  • Cơ thể bị mất nước
  • Rối loạn nhịp tim
  • Cơ bắp bị co thắt…

Cách điều trị

Bệnh thận ứ nước độ 4 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, suy thận, yếu sinh lý… Bên cạnh việc khắc phục triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định nhiều phương pháp khác nhau để điều trị biến chứng. Bao gồm:

  • Sử dụng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, thuốc hạ huyết áp…
  • Tán sỏi bằng laser hoặc phẫu thuật lấy sỏi đường tiết niệu để làm thông đường tiểu.
  • Đặt ống thông bàng quang để đưa nước tiểu trong thận ra ngoài.
  • Phẫu thuật ghép thận cho các trường hợp bị suy thận nặng.

Khi có ý định làm siêu âm phân độ thận ứ nước, bạn nên lựa chọn các cơ sở y tế uy tín, được trang bị máy móc hiện đại để kết quả chẩn đoán được chính xác. Căn bệnh này kéo dài sẽ ngày càng phát triển nặng hơn và ở mức độ nặng nhất, thận sẽ bị tổn thương hoàn toàn đe dọa đến tính mạng. Vì vậy, bạn nên tích cực điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc để kiểm soát bệnh ngay từ giai đoạn 1.

Bạn nên tham khảo thêm

Ngày đăng 11:15 - 16/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:20 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh thận, thận ứ nước khiến bạn khó chịu, mệt mỏi? Nhưng với bài thuốc số 7 - gia truyền 150 năm dòng họ ĐỖ bạn sẽ hoàn toàn chấm dứt căn bệnh khó chịu này. CLICK xem ngay.
Thận ứ nước độ 3 Thận ứ nước độ 3 chữa được không? Thông tin cần biết

Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn trung bình của bệnh nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh…

Các thuốc trị thận ứ nước và lưu ý khi sử dụng

Ngoài thuốc Tây, các bài thuốc trị thận ứ nước từ thảo dược dân gian hay thuốc Đông y cũng…

Thận ứ nước khi mang thai Thận ứ nước khi mang thai: Triệu chứng, cách khắc phục

Thận ứ nước khi mang thai là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng rất đáng lo ngại trong…

Thận ứ nước độ 4 nguy hiểm không? Cần làm gì?

Thận ứ nước độ 4 gây tổn thương  cho thận nghiêm trọng và có thể mang đến nhiều biến chứng…

Phân Độ Thận Ứ Nước Trên Siêu Âm – Thông Tin Cần Biết

Phân độ thận ứ nước trên siêu âm là căn cứ quan trọng để bác sĩ xây dựng phác đồ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Được đánh giá là bài thuốc gia truyền lâu đời nhất, có hiệu quả trị bệnh từ GỐC tới NGỌN, dùng được cho nhiều đối tượng người bệnh. Đó là bài thuốc BỔ THẬN ĐỖ MINH - Giải pháp vàng giúp bạn tránh xa bệnh thận.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua