Tiểu buốt tiểu rắt – Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tiểu buốt tiểu rắt là hiện tượng người bệnh bị đau đớn, nóng rát, khó chịu khi đi tiểu, tiểu nhiều lần trong ngày. Vậy nguyên nhân nào khiến bệnh nhân gặp phải hiện tượng này? Cách chữa trị nào giúp cải thiện bệnh hiệu quả nhất? Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

tiểu buốt tiểu rắt
Tiểu buốt tiểu rắt ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh

Nguyên nhân khiến người bệnh bị tiểu buốt tiểu rắt

Tiểu buốt tiểu rắt có thể gặp phải ở cả nam và nữ giới. Hầu hết bệnh nhân mắc phải căn bệnh này đều vô cùng mệt mỏi, cơ thể suy nhược trầm trọng, mất ngủ thường xuyên,… Đây là bệnh lý do rất nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh cần phải biết để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh tiểu rắt tiểu buốt.

1. Viêm bàng quang

Căn bệnh này là do tình trạng nhiễm khuẩn gây ra. Trong quá trình đi tiểu hoặc sinh hoạt hàng ngày, các loại vi khuẩn có điều kiện thuận lợi dễ xâm nhập vào bàng quang. Chúng nhanh chóng phát triển và khiến cho niêm mạc bàng quang bị kích ứng.

Thời gian dài, bàng quang bị tổn thương nghiêm trọng và gây viêm ở đường tiết niệu. Bệnh nhân sẽ có cảm giác đái dắt và buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, đau nhiều trên xương mu, tiểu ra máu,…

Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm niệu đạo do vi khuẩn xâm nhập gây ra với các triệu chứng như tiểu rắt, tiểu buốt, đau bụng dưới. Áp dụng các cách chữa viêm đường tiết niệu tại nhà là một trong những phương pháp hỗ trợ điều trị mang lại những dấu hiệu tích cực mà người bệnh có thể sử dụng.

2. Phì đại tuyến tiền liệt

Stress, ô nhiễm môi trường, tiếp xúc với các hóa chất độc hại,… là hàng loạt nguyên nhân khiến bạn bị phì đại tiền liệt tuyến. Bệnh lý này có thể khiến bệnh nhân mắc phải một số căn bệnh về đường tiết niệu như viêm niệu đạo, viêm bàng quang,… Bệnh nhân sẽ gặp phải triệu chứng đái buốt đái rắt, đôi khi nóng bức trong người, khiến cho việc sinh hoạt hàng ngày trở nên khó khăn.

3. Lao thận, lao bàng quang (lao hệ tiết niệu)

Những căn bệnh này xuất phát từ nguyên nhân do sự lan truyền theo đường máu và đường bạch huyết của vi khuẩn lao. Bệnh gây ra tình trạng tổn thương lao sơ nhiễm. Thông thường, phổi là cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất. Căn bệnh này sẽ khiến cho bệnh nhân bị đái dắt và buốt trong khoảng thời gian dài nếu người bệnh không có biện pháp kiểm soát.

4. Viêm niệu đạo

tiểu buốt tiểu rắt
Viêm niệu đạo là nguyên nhân gây ra tình trạng đái buốt đái rắt

Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến người bệnh bị tiểu buốt tiểu rắt. Bệnh nhân mắc phải căn bệnh này có thể là do lây truyền qua đường tình dục. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất kích thích như bọt xà bông tắm, thuốc sát trùng,… cũng khiến người bệnh bị viêm niệu đạo, tiểu nhiều lần, đau rát khi tiểu.

5. Sỏi bàng quang hay niệu đạo

Tình trạng ứ động nước tiểu trong bàng quang do bệnh sỏi bàng quang hay niệu đạo gây ra cũng sẽ khiến cho người bệnh bị đái dắt và buốt. Khi sỏi sinh ra ở bàng quang sẽ khiến cho các bộ phận như túi thừa bàng quang, đầu ống thông nước tiểu bị ảnh hưởng. Nếu bênh diễn ra trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ đối diện với nguy cơ khó tiểu, tiểu buốt.

6. Viêm tuyến tiền liệt ở nam giới

Một số nam giới mắc các bệnh lý như viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, viêm tuyến tiền liệt,… sẽ khiến các loại liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn trực tràng, đại tràng phát triển. Chúng nhanh chóng tấn công vào những bộ phận khác ở bàng quang gây bí tiểu, tiểu buốt tiểu rắt, ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

7. Niệu đạo bị thắt hẹp

Căn bệnh này xuất hiện ở nam giới phổ biến hơn. Người bệnh bị thắt hẹp niệu đạo có thể do bị chấn thương từ tai nạn, khiến niệu đạo, bàng quang, viêm bao quy đầu, dị tật bẩm sinh ở niệu đạo, ung thư đường tiết niệu,…. Ngoài ra, những bệnh nhân thực hiện một số thủ thuật như phẫu thuật, ống thông niệu, nội soi bàng quang,… cũng rất dễ bị tiểu buốt tiểu rắt.

8. Phụ nữ mang thai

Với những phụ nữ mang thai, áp lực ở ổ bụng sẽ khiến cho bàng quang và niệu đạo bị căng tức. Mỗi khi đi tiểu, mẹ bầu bị tiểu rắt tiểu buốt, tiểu rất ít, chỉ vài giọt nhưng tiểu nhiều lần. Cuối thai kỳ nếu các mẹ vận động mạnh sẽ càng khiến cho thai nhi xuống thấp và đè nặng lên bàng quang và gây bí tiểu nhiều hơn. Tình trạng này kéo dài sẽ gây tâm lý ức chế, khó chịu cho mẹ bầu trong suốt thai kỳ và ảnh hưởng đến thai nhi.

Tiểu buốt tiểu rắt và cách chữa hiệu quả

Với căn bệnh tiểu buốt tiểu rắt, việc tiến hành điều trị bệnh dứt điểm là rất cần thiết. Đây là bệnh lý có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm và hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác nên bệnh nhân cần phải thận trọng. Dưới đây là một số cách chữa trị bệnh đái dắt và buốt, bệnh nhân nên biết để trang bị thêm cho mình những kiến thức hữu ích trong việc điều trị bệnh.

1. Sử dụng thuốc Tây

Thông thường, người bệnh sẽ được yêu cầu xét nghiệm nước tiểu và thực hiện một số kiểm tra cần thiết khác để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Sau khi tiến hành thăm khám do bị tiểu buốt tiểu rắt, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất.

tiểu buốt tiểu rắt
Sử dụng thuốc Tây chữa đái buốt đái rắt

Nếu bệnh nhân bị viêm nhiễm sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Loại thuốc này có tác dụng giảm nhanh triệu chứng sưng tấy phù nề và làm tổn thương, giảm đau cho bệnh nhân trong trường hợp cần thiết.

Ngoài ra, các loại thuốc giúp hạn chế bài tiết nước tiểu cũng được kê đơn để người giảm bớt tình trạng tiểu buốt, ngăn ngừa nhiễm trùng bàng quang, chứng són tiểu (tiểu không tự chủ)

2. Áp dụng các bài thuốc dân gian

Với những trường hợp bệnh nhân bị đái buốt đái rắt ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị dân gian. Những cách này thực hiện khá dễ dàng nhưng lại có tác dụng cải thiện bệnh rất hiệu quả. Một số cách chữa trị dưới đây sẽ giúp mọi người kiểm soát được tình trạng đái buốt đái rắt.

# Bí xanh

Loại quả này có tính mát, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể. Người bệnh tiểu rắt tiểu buốt có thể sử dụng bí xanh gọt vỏ và rửa sạch. Tiếp đến, bạn cắt chúng thành từng khúc và xay nhuyễn lấy nước cốt uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể ăn bí xanh sống hoặc luộc chín trong vòng 10 ngày. Đây là cách giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng bí tiểu, tiểu ít.

# Rau mồng tơi

Loại rau này có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người bệnh, giúp giải độc cơ thể, thông tiểu, chữa đái dắt và buốt. Sau khi đã chuẩn bị lá mồng tơi, bạn đem rửa sạch và để ráo nước. Người bệnh sử dụng rau mồng tơi nấu lấy nước uống thay cho nước trà. Tuy nhiên, với những người bị lạnh bụng hoặc đại tiện lỏng thì không nên sử dụng.

# Bèo cái

Nhiều người bất ngờ với cách chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng bèo cái. Tuy nhiên, phương pháp này đã được rất áp dụng khá phổ biến trong dân gian. Đầu tiên, người bệnh lấy một nắm bèo cái và cắt bỏ rễ. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm lá thài lài, lá mã đề, nắm rễ gianh.

tiểu buốt tiểu rắt
Cách chữa tiểu rắt tiểu buốt bằng bèo cái

Tiếp đến, bạn đem chúng rửa thật sạch. Sau đó, bạn cho chúng vào chảo sao vàng và để nguội. Mỗi lần uống, bạn sẽ lấy một nắm to cho vào ấm để sắc lấy nước. Khi uống, người bệnh có thể pha thêm một thìa đường để dễ uống hơn.

# Củ sắn dây

Đây là nguyên liệu khá quen thuộc với nhiều người. Sau khi cạo sạch vỏ sắn dây, người bệnh tiến hành thái chúng thành từng miếng mỏng và đem phơi khô. Tiếp đến, bạn cho sắn dây vào chảo và sấy giòn. Giã nhỏ sắn đây và rây cho thật mịn. Sử dụng sắn dây để chế nước uống hàng ngày. Mỗi lần uống, người bệnh dùng khoảng 10 g để pha cùng với nước nóng. Để dễ uống, bạn có thể cho thêm đường và uống liên tục trong vòng 10 ngày.

LƯU Ý:

Khi bị tiểu buốt tiểu rắt, ngoài những phương pháp điều trị được hướng dẫn bên trên, người bệnh nên thực hiện một số yêu cầu dưới đây để bệnh nhanh chóng khỏi.

  • Uống đủ nước mỗi ngày. Để đào thải các độc tố trong cơ thể ra ngoài, người bệnh nên uống 1,5 – 2 lít nước để đảm bảo hệ bài tiết hoạt động bình thường.
  • Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh và trái cây nhằm giúp thanh lọc cơ thể, tăng sức đề kháng.
  • Tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,… gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.
  • Người bệnh không được nhịn tiểu mà phải cố gắng đi tiểu để tránh tình trạng ứ đọng nước tiểu nhiều ở bàng quang.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, để tránh viêm nhiễm bộ phận sinh dục
  • Trước và sau khi quan hệ, người bệnh cần phải đi tiểu để đẩy các loại vi khuẩn ra ngoài cơ thể
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức. Điều này sẽ không tốt cho quá trình điều trị bệnh
  • Thường xuyên tập thể dục bằng các bài tập đơnn giản để cải thiện sức khỏe

Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh tiểu buốt tiểu rắt và cách chữa. Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, nếu nhận thấy bản thân có dấu hiệu trên, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc điều trị mà không có bất cứ sự chỉ định nào của bác sĩ chuyên khoa. Việc chữa trị bệnh tùy tiện có thể gây hậu quả nghiêm trọng mà bệnh nhân không thể kiểm soát được.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 09:32 - 24/05/2022 - Cập nhật lúc: 13:54 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Thận ứ nước độ 3 Thận ứ nước độ 3 chữa được không? Thông tin cần biết

Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn trung bình của bệnh nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh…

Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất 2020? Khám chữa, mổ sỏi thận ở bệnh viện nào tốt nhất ?

Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu dễ gặp nhưng khó trị. Để chữa bệnh triệt để, bệnh nhân…

Nhiễm Trùng Đường Tiết Niệu – Nguyên nhân, dấu hiệu & cách chữa

Nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo, bàng quang, niệu quản hoặc…

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp Protein niệu trong viêm cầu thận cấp – Điều cần biết

Protein niệu trong viêm cầu thận cấp là tình trạng xuất hiện protein trong nước tiểu và là một trong…

Các loại thuốc kháng sinh trong điều trị viêm đường tiết niệu

Kháng sinh điều trị viêm đường tiết niệu có thể bao gồm Amoxicillin (Amoxillarocin), Penicillin hoặc Ceftriaxone (Rocephin),... Tuy nhiên,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Từng sử dụng rất nhiều biện pháp loại bỏ sỏi nhưng không thành công, ông chú U50 đã loại bỏ hoàn toàn viên sỏi 20mm chỉ sau 1 liệu trình- KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT. Xem Ngay!
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua