Thận ứ nước khi mang thai: Triệu chứng, cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Thận ứ nước khi mang thai là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng rất đáng lo ngại trong thai kỳ. Bệnh trải qua nhiều giai đoạn và nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của cả người mẹ và thai nhi. 

Thận ứ nước khi mang thai
Thận ứ nước khi mang thai là một trong những bệnh lý về thận xảy ra phổ biến trong thai kỳ

Thận ứ nước khi mang thai là gì?

Thận ứ nước khi mang thai là tình trạng tích tụ nhiều nước tiểu bên trong thận do đường tiết niệu bị tắc nghẽn và khiến nước tiểu không được lọc và đào thải như bình thường. Bệnh gây ra nhiều tổn thương và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ bầu lẫn thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. 

Tình trạng thận ứ nước khi mang thai thường chỉ xảy ra ở một bên thận, nhưng vẫn có một số ít mẹ bị thận ứ nước ở cả hai bên. Các chuyên gia cảnh báo đây có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về thận đáng lo ngại. Bởi thận vốn có chức năng lọc máu, lọc thải nước tiểu để duy trì sự hoạt động của toàn bộ cơ thể. Do đó, chỉ có khi chức năng thận có vấn đề mới gây ra tình trạng này. 

Thông thường, thai phụ bước vào tuần thứ 20 của thai kỳ là lúc dễ mắc bệnh thận ứ nước nhất. Theo một thống kê thì có đến 75% phụ nữ mang thai bị bệnh thận ứ nước ở mọi cấp độ từ nhẹ đến nặng và hầu hết đều bị thận ứ nước bên thận phải cao hơn bên thận trái. 

Dấu hiệu của bệnh thận ứ nước khi mang thai 

Cũng tương tự như bệnh thận ứ nước ở những đối tượng khác, mẹ bầu bị thận ứ nước cũng phát triển qua 4 giai đoạn với các triệu chứng điển hình như:

Chắc chắn bệnh thận, hay thận ứ nước sẽ khỏi hoàn toàn nếu bạn biết tới 7 cách trị ngay tại nhà sau đây. Hiệu quả bất ngờ nhất đến từ cách thứ 7.
Thận ứ nước khi mang thai
Tình trạng thận ứ nước trong thai kỳ khiến mẹ bầu đau nhức, phù nề, mệt mỏi… thường xuyên
  • Giai đoạn đầu: Đây là giai đoạn bệnh vừa khởi phát, lượng nước ứ đọng trong thận chỉ vừa mới chớm nên mẹ bầu vẫn có thể đi tiểu bình thường và rất khó để phát hiện bệnh. 
  • Giai đoạn 2: Những triệu chứng trong giai đoạn này sẽ rõ ràng hơn. Kết quả thăm khám cho thấy cầu thận bị sưng lên khoảng 10 – 15mm kèm theo các triệu chứng đau nhức hông, đau vùng mạn sườn, cơn đau có lúc âm ỉ có lúc dữ dội và có thể lan xuống cả vùng háng. 
  • Giai đoạn 3: Tình trạng nhức sưng và ứ nước nặng hơn. Kích thước cầu thận khoảng 15mm, thận giãn nở lớn. Lúc này, người mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc tiểu tiện, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu nhưng mỗi lần đi tiểu chỉ có ít kèm theo đau rát, khó chịu và thỉnh thoảng có kèm theo máu. Các cơn đau nhức ngày càng tăng dần về mức độ và tần suất khiến mẹ buồn nôn, choáng váng do thận ứ nước làm giảm khả năng điều hóa máu lên não. 
  • Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh khi tình trạng ứ nước không được điều trị dứt điểm trong thai kỳ khiến chức năng thận bị tổn thương nặng nề. Lúc này, thận sưng rất to và không còn khả năng lọc máu, lọc nước tiểu, tay chân mẹ bầu cũng phù nề nặng, đi lại và tiểu tiện rất khó khăn. Kèm theo đó là tình trạng mẹ bị tăng huyết áp đột ngột và dẫn đến rối loạn nhịp tim. 

Nguyên nhân gây thận ứ nước khi mang thai 

Có thể nói cơ thể của phụ nữ mang thai luôn có sự biến đổi thất thường và liên tục qua các tuần thai. Trong đó, đến tuần thứ 20 là thời điểm dễ khởi phát bệnh thận ứ nước nhất. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu là do sự phát triển vượt trội về cân nặng và kích thước của thai nhi trong tuần thai này. Điều này vô tình gây ra sự chèn ép đến các cơ quan xung quanh, trong đó bao gồm bàng quang và hệ tiết niệu của người mẹ. Hậu quả là làm cho thận bị suy giảm chức năng lọc thải và gây ra tình trạng ứ nước. 

Ngoài nguyên nhân sinh lý là do sự phát triển của thai nhi thì thận ứ nước khi mang thai cũng có thể được khởi phát nếu người mẹ mắc phải một trong những bệnh lý sau đây:

  • Sỏi thận: Việc mắc một số bệnh lý về thận, trong đó có sỏi thận là nguyên nhân phổ biến hàng đầu gây ra thận ứ nước. Những viên sỏi thận có kích thước lớn nhỏ khác nhau di chuyển từ thận xuống đường tiết niệu và gây ra tắc nghẽn các đường ống dẫn, dòng nước tiểu đã được lọc không được chảy xuống bàng quang và lâu dần sẽ ứ đọng tích tụ tại đây gây ra những triệu chứng khó chịu cho mẹ. 
  • Hẹp đường niệu quản: Đây là tình trạng xảy ra do mẹ bầu mắc bệnh viêm đường tiết niệu khi mang thai hoặc do bẩm sinh từ khi sinh ra. Hiện tượng này sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải chất cặn bã, độc tố trong nước tiểu của thận. Lúc này, nước tiểu không được lọc sẽ bị ứ đọng lại tại cơ quan này không thể đi ra ngoài. 
  • Ung thư: Một số căn bệnh ung thư như ung thư bàng quang hay trào ngược niệu quản, u xơ cổ tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng, sự phát triển của các khối u vùng chậu… cũng là nguyên nhân gây ra thận ứ nước. 
  • Các nguyên nhân khác: Với những mẹ bầu gặp phải tình trạng xuất hiện các cục máu đông bên trong thận hay thường xuyên bị bí tiểu cũng có thể gây ra thận ứ nước. 
Thận ứ nước khi mang thai
Thận ứ nước khi mang thai có thể xuất phát từ nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý tùy theo từng trường hợp

Bệnh thận ứ nước khi mang thai có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia y tế, đối với người bình thường thì mắc bệnh thận ứ nước được đánh giá không quá nguy hiểm như những căn bệnh về thận khác như viêm thận hay suy thận. Tuy nhiên, đối với phụ nữ mang thai bị bệnh thận ứ nước thì ngược lại. 

Trường hợp bị thận ứ nước khi mang thai không phải do bệnh, tức là bị thận ứ nước tạm thời do thai nhi phát triển quá lớn thì sau khi sinh xong thận sẽ trở về trạng thái và chức năng bình thường. Tuy nhiên, việc triệu chứng bệnh quá mức cũng có thể ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của người mẹ. Còn trường hợp thận ứ nước xuất phát từ bệnh thì cần chủ động tiếp nhận điều trị để tránh gây biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Thực tế thì chỉ có khoảng 3% thai nhi bị nhiễm khuẩn do mẹ bị thận ứ nước sau sinh, việc ảnh hưởng đến thai nhi ở đây xuất phát từ việc mẹ bầu phát hiện bệnh muộn và không điều trị kịp thời. Vì vậy, chỉ cần có phương pháp điều trị xử lý bệnh kịp thời thì sẽ hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. 

Trường hợp mẹ chủ quan lơ là trong việc xử lý khắc phục triệu chứng thì về lâu dài, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

  • Người mẹ mệt mỏi, đau đớn quá mức có thể gây mất nước, dễ chóng mặt và ngất xỉu bất kỳ lúc nào. 
  • Mẹ bầu bị thận ứ nước rất dễ tăng huyết áp, nếu tần suất diễn ra quá thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, dễ tai biến, đột quỵ. 
  • Tăng nguy cơ bị nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc suy thận nếu không được điều trị kịp thời và tình trạng thận ứ nước chuyển sang mạn tính. 

Phương pháp chẩn đoán bệnh thận ứ nước khi mang thai

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp để chẩn đoán bệnh thận ứ nước khi mang thai, chính xác giai đoạn mà mẹ bầu đang mắc phải (từ độ 1 đến độ 4) để đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả. 

Thận ứ nước khi mang thai
Siêu âm là một trong những phương pháp chẩn đoán cho kết quả khá chính xác về tình trạng và chức năng thận
  • Xét nghiệm nước tiểu: Đây là phương pháp quan trọng mà mẹ bầu bị bệnh thận ứ nước bắt buộc thực hiện khi thực hiện khi mắc các bệnh lý đường tiết niệu. Thông qua việc phân tích nước tiểu, có thể kết luận mẹ bầu có đang bị nhiễm vi khuẩn đường tiết niệu hay không hay chỉ đơn thuần là bị thận ứ nước sinh lý. 
  • Xét nghiệm máu: hay còn được gọi là xét nghiệm sinh hóa máu giúp đánh giá bạch cầu máu cũng như chức năng thận của mẹ bầu. 
  • Siêu âm: Đây là một trong những biện pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến, đem lại hiệu quả cao, dễ thực hiện và chi phí không quá đắt. Siêu âm giúp bác sĩ dễ dàng quan sát các cơ quan bên trong và chẩn đoán nguyên nhân gây ra tắc nghẽn thận, niệu quản, khảo sát chức năng các cơ quan lân cận ở vùng bụng và sự phát triển của thai nhi.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Đây là một trong những phương pháp chẩn đoán tiên tiến được các chuyên gia đánh giá là an toàn cho thai nhi. Thường thì được chỉ định thực hiện ngay sau khi siêu âm để xác định mức độ ứ nước gây tắc nghẽn và nguyên nhân là gì (do thai nhi phát triển quá mức, sỏi thận hay bị hẹp niệu quản…)

Biện pháp điều trị bệnh thận ứ nước khi mang thai

Bệnh thận ứ nước khi mang thai được đánh giá là căn bệnh không quá nguy hiểm cho cả sức khỏe của mẹ và thai nhi khi được thăm khám tìm hiểu nguyên nhân và điều trị đúng cách. Theo các chuyên gia, phương pháp điều trị bệnh thận ứ nước khi mang thai sẽ phụ thuộc chủ yếu vào nguyên nhân gây bệnh. 

Điều trị thận ứ nước khi mang thai do sinh lý

Nếu nguyên nhân bị thận ứ nước khi mang thai là do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể hoặc do ảnh hưởng từ sự phát triển của thai nhi thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng vì bệnh hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. 

Đồng thời, các triệu chứng của bệnh sẽ tự cải thiện và biến mất sau khi mẹ sinh xong. Vì vậy, điều mẹ cần làm lúc này chính là giữ cho mình một tâm lý thoải mái, thả lỏng thư giãn và tập trung bồi dưỡng sức khỏe, ăn uống đủ chất và vận động phù hợp để thai nhi phát triển khỏe mạnh, mẹ bầu có sức khỏe trong thai kỳ và cho quá trình sinh nở. 

Lưu ý thăm khám định kỳ thường xuyên theo lịch hẹn với bác sĩ để sớm phát hiện những bất thường và có hướng xử lý kịp thời. 

Điều trị thận ứ nước khi mang thai do bệnh lý

Nếu nguyên nhân gây ra thận ứ nước là do bị tắc đường ống dẫn thì bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ thực hiện một số thủ thuật nhỏ giúp khai thông đường ống tiểu. Hoặc nếu mẹ bầu mắc bệnh thận ứ nước do nhiễm khuẩn thì bắt buộc phải nhập viện để được theo dõi, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Lúc này, việc điều trị cần có sự phối hợp giữa bác sĩ sản khoa và bác sĩ niệu khoa. 

Thận ứ nước khi mang thai
Điều trị bệnh thận ứ nước khi mang thai do bệnh lý bắt buộc thai phụ phải nhập viện theo dõi và điều trị dài ngày

Việc điều trị cho phụ nữ mang thai thường khó khăn hơn so với người bình thường do bị hạn chế trong việc sử dụng một số loại thuốc tây cũng như các thủ thuật y khoa có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lúc này, thai phụ sẽ được tiêm kháng sinh và thuốc giảm đau với liều an toàn dành cho phụ nữ mang thai để cải thiện triệu chứng bệnh. 

Trường hợp mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu kèm theo tắc đường tiểu thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nội soi bàng quang đặt ống thông double – J từ vị trí bàng quang lên cơ quan thận để xử lý tình trạng nhiễm khuẩn và tình trạng tắc đường tiết niệu. Sau khi sinh xong khoảng 1 tháng, mẹ phải đến bệnh viện để lấy ống này ra. 

Lưu ý quá trình điều trị thận ứ nước của phụ nữ mang thai diễn ra hoàn toàn tại bệnh viện và kéo dài từ khoảng 7 – 14 ngày tùy theo mức độ nặng hay nhẹ của bệnh. Tại đây, thai phụ sẽ được làm xét nghiệm, siêu âm để kiểm tra sức khỏe, sự phát triển của thai nhi cũng như đánh giá chức năng thận từng ngày để có hướng xử lý tốt nhất. Sau đó liên tục tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ cho đến khi sinh. 

Một số biện pháp khác điều trị bệnh thận ứ nước khi mang thai 

Bên cạnh những biện pháp điều trị chuyên khoa theo y học hiện đại thì còn có một số cách điều trị thận ứ nước khi mang thai khác đơn giản hơn. Những phương pháp này thường được áp dụng trong các trường hợp hạn sử dụng thuốc Tây cùng các thủ thuật y khoa do sức khỏe của mẹ bầu không cho phép cũng như sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

1. Chữa bệnh thận ứ nước khi mang thai bằng mẹo dân gian

Trong dân gian lưu truyền mọt số mẹo chữa bệnh thận ứ nước phổ biến và được đánh giá cao về mặt hiệu quả như:

  • Quả đu đủ

Đây là loại quả được truyền miệng trong dân gian vì đem lại hiệu quả cao trong việc điều trị bệnh thận ứ nước cho cả phụ nữ mang thai và người bình thường. Nhiều người sợ rằng sử dụng đu đủ trong thai kỳ dễ khiến mẹ bị sảy thai, nhưng thực tế thì nếu làm sạch nhựa đu đủ thì hoàn toàn không xảy ra tình trạng này. 

Cách thực hiện

      • Chuẩn bị quả đu đủ sống, sơ chế kỹ lưỡng, gọt vỏ, cắt làm đôi, bỏ hết hạt bên trong, ngâm muối, rửa lại nhiều lần bằng nước sạch, tráng qua nước sôi để loại bỏ hết chất nhựa. 
      • Cho một ít muối vào trong ruột quả đu đủ rồi cho vào nồi hấp cách thủy khoảng nửa tiếng. 
      • Ăn khi còn ấm nóng để đạt được hiệu quả tốt hơn. 
  • Quả khóm

Sử dụng nước ép khóm cũng là một trong những cách giúp hỗ trợ điều trị thận ứ nước khi mang thai hiệu quả. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, dễ làm.

Thận ứ nước khi mang thai
Uống nước ép khóm giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh thận ứ nước hiệu quả

Cách thực hiện:

    • Chuẩn bị một quả khóm, không gọt vỏ, cắt phần đầu khóm và nạo một ít ruột khóm ra ngoài.
    • Cho vào một ít muối vào trong và dùng phần đầu khóm đã cắt đậy lại. 
    • Cho lên bếp nướng đến khi nghe dậy mùi thơm và lớp vỏ bên ngoài cháy xém là được.
    • Sau đó, gọt bỏ vỏ và cho vào máy say sinh tố thành nước ép để uống. Lưu ý phương pháp này không sử dụng cho những mẹ bầu trong tam cá nguyệt đầu tiên vì khóm có khả năng kích thích cổ tử cung co thắt và dễ gây sảy thai. 

2. Các vị thuốc nam điều trị thận ứ nước cho bà bầu

Theo các chuyên gia Đông y, trong tự nhiên tồn tại những loại thực vật có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh thận ứ nước cho bà bầu khá hiệu quả. Những bài thuốc từ các loại dược liệu này vừa hiệu quả trong điều trị vừa an toàn, lành tính không gây ra tác dụng phụ và giúp cải thiện sức đề kháng, kích thích khí huyết lưu thông tốt hơn. Bằng chứng là đã có nhiều chị em áp dụng thực hiện và đem lại hiệu quả tích cực. 

Bài thuốc 1: Lá kim tiền thảo

Trong Đông y, kim tiền thảo là một trong những vị thuốc thảo dược tốt và được sử dụng phổ biến trong những bài thuốc liên quan đến bệnh lý thận tiết niệu. Với nguồn gốc từ thiên nhiên cùng các chất có dược tính hiệu quả nên rất an toàn cho phụ nữ mang thai. Sử dụng kim tiền thảo còn giúp hỗ trợ cải thiện chức năng thận cho mẹ bầu, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 100g kim tiền thảo khô và rửa sạch trước khi sử dụng.
  • Cho vào siêu đun thuốc và sắc cùng 2 lít nước trong vòng 30 phút. 
  • Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã và chia làm 3 phần nhỏ uống hết trong ngày. Có thể uống đều đặn hằng ngày hoặc uống 1 – 2 ngày thì ngưng rồi uống tiếp để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. 

Bài thuốc 2: Hồng hoa

Hồng hoa được biết đến là một loại thảo dược quý có tác dụng tốt trong hỗ trợ chữa trị những bệnh lý, tổn thương thận và đặc biệt rất lành tính, an toàn nên phụ nữ mang thai đang bị thận ứ nước cũng có thể sử dụng. 

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị đầy đủ các dược liệu gồm hồng hoa, đương quy, sích thược, sài hồ… với liều lượng bằng nhau.
  • Cho hết vào siêu thuốc và sắc thành nước thuốc để uống hằng ngày để đạt được hiệu quả nhanh chóng.
  • Tuy nhiên, mẹ bầu đang trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu cần hết sức lưu ý không nên sử dụng hồng hoa vì có thể làm ảnh hưởng đến giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi. 

Bài thuốc 3: Lá đại bi

Trong y học cổ truyền, lá đại bi được xem là một trong những loại thảo dược quý được thiên nhiên ban tặng để chữa bệnh. Loại dược liệu này được đánh giá cao khi đem lại hiệu quả rõ rệt và an toàn trong trường hợp trị bệnh thận ứ nước khi mang thai. 

Thận ứ nước khi mang thai
Lá đại bi trong Y học cổ truyền có tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh lý về thận hiệu quả, lành tính và an toàn đối với phụ nữ mang thai

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị lá đại bi, ngâm muối và rửa sạch nhiều lần bằng muối. 
  • Cho lá vào nồi nước và sắc cho đến khi thấy nước cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp lọc lấy nước thuốc uống ngày từ 1 – 2 lần. 
  • Kiên trì thực hiện vài ngày sẽ cảm nhận được sự hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ thì không nên sử dụng để tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. 

Lưu ý: Việc áp dụng các biện pháp dân gian chữa thận ứ nước khi mang thai cần có sự đồng ý của bác sĩ để đảm bảo không gây ra rủi ro ngoài ý muốn nào. Ngoài ra, các biện pháp này chỉ đem lại hiệu quả với những trường hợp bệnh thận ứ nước giai đoạn sớm, triệu chứng chưa phức tạp. 

Những vị thuốc nam kể trên chỉ giúp người bệnh khắc  phục 1 phần triệu chứng nhẹ hoặc hỗ trợ lợi tiểu, tiêu sưng. Đây đều là các bài thuốc đơn kẻ, dược tính không cao nên hiệu quả điều trị thấp. Tốt nhất, mẹ bầu nên tìm đến các bài thuốc ĐẶC TRỊ, được nghiên cứu kỹ lưỡng, bài bản để điều trị tận gốc, dứt điểm chứng bệnh này, đồng thời đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. 

Đáp ứng được cả 2 yêu cầu kể trên, bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh gia truyền 150 năm của Đỗ Minh Đường hiện được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Đây là công trình nghiên cứu độc quyền đến từ các lương y, bác sĩ nhà thuốc Đỗ Minh Đường – TOP 20 thương hiệu nổi tiếng nhất 2020. 

Liệu trình bài thuốc: 

  • Bổ thận đỗ minh hoàn: Công dụng chính giúp tăng cường, cải thiện chức năng tạng thận, khắc phục tổn thương ở tạng này để thận làm việc tốt hơn, đào thải độc tố tích tụ.
  • Hoạt huyết bổ thận:  Hỗ trợ hoạt huyết, ích tủy sinh huyết, mạnh gân cốt, tăng cường chức năng thận.

Thành phần: Xích đồng, bách bổ, liên nhục, kỷ tử, cà gai, tơ hồng, nhân trần, ba kích,…

Cách dùng: Bài thuốc được điều chế thành dạng cao đặc, bảo quản trong lọ thủy tinh, túi zip, người bệnh chỉ cần pha thuốc theo đúng liều lượng mà lương y căn dặn.

Ưu điểm của bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh chữa thận ứ nước nói riêng và bệnh thận nói chung của Đỗ Minh Đường
Ưu điểm của bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh chữa thận ứ nước nói riêng và bệnh thận nói chung của Đỗ Minh Đường

Đặc biệt hơn cả, bài thuốc này là một trong số ít các bài thuốc nam hiện có đảm bảo sử dụng 100% nam dược SẠCH, đạt tiêu chuẩn GACP – WHO do chính nhà thuốc ươm trồng, chăm sóc.Vì thế, bài thuốc này lành tính với cả mẹ bầu, đây là điều mà bất cứ mẹ bầu nào mắc thận ứ nước đều mong muốn tìm kiếm. Đồng thời thuốc cũng an toàn với cả phụ nữ sau sinh, trẻ em, người già. 

[THAM KHẢO] Vườn nam dược sạch Đỗ Minh Đường đạt tiêu chuẩn GACP – WHO

Hiệu quả bài thuốc Bổ Thận Đỗ Minh trong điều trị suy thận, khắc phục tổn thương thận đã được kiểm chứng qua hàng nghìn người. Nếu đang loay hoay không thể lựa chọn được phương pháp chữa bệnh vừa AN TOÀN, lại HIỆU QUẢ dành cho mẹ bầu, hãy liên hệ ngay đến chuyên gia.

Liên hệ đặt lịch khám Đỗ Minh Đường

Một số lưu ý trong điều trị và phòng ngừa bệnh thận ứ nước khi mang thai

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh thận ứ nước khi mang thai, ngoài áp dụng các biện pháp như vừa kể trên, mẹ bầu cũng cần lưu ý tuân thủ thực hiện một số điều sau:

Về chế độ ăn uống

  • Mắc bệnh thận ứ nước khi mang thai, người mẹ cần chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, giúp thai nhi phát triển tốt hơn. Thực phẩm cần bổ sung nhiều nhất là chất xơ từ rau củ quả trái cây, ngũ cốc… để kích thích quá trình thải độc thận được diễn ra thuận lợi hơn. 
  • Trong thực đơn ăn uống hằng ngày người mẹ cần bổ sung đủ lượng canxi cần thiết nhằm giúp cho quá trình phát triển hệ thống xương của thai nhi được tốt hơn. Đồng thời, đủ canxi sẽ giúp làm tăng khả năng đào thải các độc tố có hại và kim loại dư thừa ra khỏi cơ thể, giảm áp lực cho thận. 
  • Bổ sung lượng nước cần thiết cho thể hằng ngày, nên uống nước lọc và nước ép trái cây tươi vừa bổ sung các khoáng chất tốt cho sức khỏe vừa giúp hỗ trợ chức năng thận đào thải độc tố, duy trì chức năng bài tiết tốt hơn. 
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm chứa nhiều đường, muối, thức ăn cay nóng vì đây là những loại gia vị khiến thận hoạt động nhiều hơn. 
  • Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần kiêng những nhóm thực phẩm không tốt khác như nguồn protein động vật, chất béo gây hại, chất kích thích hay nước ngọt có gas… để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Về thói quen sinh hoạt, thăm khám

  • Trong quá trình điều trị bệnh thận ứ nước hay bất kỳ bệnh lý nào khác trong thai kỳ, mẹ bầu cũng nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, không thức khuya, không vận động quá sức, tránh di chuyển quá nhiều hay mang vác vật nặng. 
  • Tăng cường tập thể dục thể thao và vận động nhẹ nhàng trong giới hạn sức khỏe cho phép. Ưu tiên các bài tập như đi bộ, yoga, thiền… vừa tốt cho sức khỏe của mẹ vừa tốt cho sự phát triển cùa thai nhi vì không gây mất sức quá nhiều. 
  • Trong thời gian mang thai, thai phụ cần thường xuyên thăm khám định kỳ, thực hiện xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra và đánh giá tình trạng đường tiết niệu, có bị nhiễm khuẩn hay không để có hướng xử lý kịp thời. 
  • Phụ nữ nếu có ý định mang thai mà có tiền sử hoặc đang mắc các bệnh lý đường tiết niệu thì nên sớm thăm khám để được chẩn đoán và tư vấn kỹ càng trước khi mang thai. 
Thận ứ nước khi mang thai
Xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và vận động nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện bệnh tốt và tăng cường sức khỏe thai kỳ

Tóm lại, thận ứ nước không phải một căn bệnh quá mức nguy hiểm. Tuy nhiên, bệnh vẫn cần được chú trọng theo dõi và điều trị kịp thời để giảm thiểu triệu chứng cũng như ngăn ngừa những biến chứng của thận ứ nước do bệnh lý. Tốt nhất trong thai kỳ nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào mẹ bầu cũng nên chú ý và thăm khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt để có hướng xử lý an toàn nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 10:06 - 14/01/2023 - Cập nhật lúc: 13:13 - 08/02/2023
Chia sẻ:
Bệnh thận, thận ứ nước khiến bạn khó chịu, mệt mỏi? Nhưng với bài thuốc số 7 - gia truyền 150 năm dòng họ ĐỖ bạn sẽ hoàn toàn chấm dứt căn bệnh khó chịu này. CLICK xem ngay.
thận ứ nước nên ăn gì kiêng gì Bị thận ứ nước nên ăn gì, kiêng gì cải thiện bệnh?

Người bị thận ứ nước cần thiết lập kế hoạch ăn kiêng phù hợp để hỗ trợ quá trình điều…

Thận ứ nước độ 3 Thận ứ nước độ 3 chữa được không? Thông tin cần biết

Thận ứ nước độ 3 là giai đoạn trung bình của bệnh nhưng cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh…

Thận ứ nước ở trẻ em Bệnh thận ứ nước ở trẻ em: Nguyên nhân, cách điều trị

Thận ứ nước ở trẻ em là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay. Bệnh thường diễn tiến…

cây thuốc nam chữa bệnh thận ứ nước 5 cây thuốc nam trị bệnh thận ứ nước hiệu quả nhất

Thận ứ nước là tình trạng nước tiểu bị tắc nghẽn và ứ lại ở bể thận. Bệnh khá phổ…

Thận ứ nước khi mang thai Thận ứ nước khi mang thai: Triệu chứng, cách khắc phục

Thận ứ nước khi mang thai là một trong những bệnh lý phổ biến nhưng rất đáng lo ngại trong…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Được đánh giá là bài thuốc gia truyền lâu đời nhất, có hiệu quả trị bệnh từ GỐC tới NGỌN, dùng được cho nhiều đối tượng người bệnh. Đó là bài thuốc BỔ THẬN ĐỖ MINH - Giải pháp vàng giúp bạn tránh xa bệnh thận.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua