VTV2 Chất lượng cuộc sống giới thiệu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang và phác đồ điều trị bệnh xương khớp không xâm lấn từ Y học cổ truyền [Đừng bỏ lỡ]

7 Cách trị mỏi cổ đơn giản mà hiệu quả nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Xoa bóp cổ, day ấn huyệt, thay đổi tư thế ngồi làm việc, dành thời gian nghỉ ngơi,… là những cách trị mỏi cổ hiệu quả và dễ thực hiện. Tuy nhiên nếu mỏi cổ bắt nguồn từ những bệnh lý mãn tính, bạn cần phối hợp cách chữa này với những phương pháp điều trị được bác sĩ chỉ định.

cách trị mỏi cổ
Dấu hiệu nhận biết mỏi cổ và Cách trị đơn giản, hiệu quả

Nhận biết triệu chứng mỏi cổ

Mỏi cổ là triệu chứng thường gặp, xảy ra khi dây chằng, cơ và đốt sống cổ bị chèn ép hoặc kéo giãn quá mức. Khi xảy ra hiện tượng mỏi cổ, bạn sẽ nhận thấy dấu hiệu như sau:

  • Vùng cổ nhức mỏi
  • Khó khăn khi xoay cổ
  • Một số trường hợp có thể đi kèm với cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội
  • Mỏi cổ thường đi kèm với triệu chứng mỏi vai gáy
  • Khi xoay cổ thường nghe thấy âm thanh “răng rắc”

Các nguyên nhân gây mỏi cổ thường gặp

Mỏi cổ là một trong những triệu chứng rất thường gặp, xảy ra ở người trẻ và người cao tuổi. Theo các chuyên gia Xương khớp, mỏi cổ có thể khởi phát do những nguyên nhân sau:

1. Vận động cổ quá mức

Mỏi cổ là hệ quả do cơ và xương sống ở vùng cổ bị kéo giãn quá mức. Tình trạng này thường xảy ra sau khi tập các bộ môn thể thao với cường độ mạnh. Trong trường hợp này, mỏi cổ thường đi kèm với một số triệu chứng khác như tê mỏi vai, cánh tay, đau bắp chân,…

Chỉ với 150K, nhận gay dịch vụ chữa đau vai gáy 3in1 XOA BÓP, BẤM HUYỆT - CHÂM CỨU - CỨU NGẢI
cách trị mỏi cổ
Chơi các môn thể thao có cường độ mạnh là nguyên nhân gây đau mỏi cổ, vai gáy

Tuy nhiên mỏi cổ do nguyên nhân này thường có mức độ nhẹ và thuyên giảm sau 1 – 2 ngày mà không cần phải can thiệp điều trị.

2. Ngồi sai tư thế

Ngồi sai tư thế cũng là một trong những nguyên nhân gây mỏi cổ và vai gáy – đặc biệt là đối với người làm công việc văn phòng. Các mô mềm, cơ, gân và đốt sống ở cổ có thể bị chèn ép nếu bạn thường xuyên ngồi sai tư thế. Ngoài ra thói quen này còn làm tăng nguy cơ đau thắt lưng, đau dây thần kinh tọa và đau mỏi vai gáy.

3. Do nằm gối quá cao

Nếu nhận thấy triệu chứng đau cổ xảy ra sau khi ngủ dậy, nguyên nhân có thể là do nằm gối quá cao hoặc gối có chất liệu quá cứng. Thói quen này có thể khiến vùng đốt sống cổ bị kéo giãn, gây ra tình trạng mỏi và đau nhức.

4. Do tuổi tác

Tuổi tác là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến độ dẻo dai và ổn định của hệ xương khớp. Tuổi tác cao có thể làm thoái hóa xương khớp và gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, sưng đau, tê bì, giảm sức mạnh của cơ,…

Vì vậy mỏi cổ ở người cao tuổi có thể hệ quả do quá trình thoái hóa xương khớp. Nếu để triệu chứng tiếp diễn trong thời gian dài, quá trình thoái hóa có thể diễn tiến nhanh chóng và gây ra một số bệnh lý về xương khớp như thoái hóa cột sống cổ, gai cột sống,…

5. Do bệnh lý xương khớp

Ngoài ra mỏi cổ cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý xương khớp như:

cách chữa mỏi cổ
Triệu chứng mỏi cổ cũng có thể là dấu hiệu của hội chứng đau mỏi vai gáy
  • Đau mỏi vai gáy: Hội chứng đau mỏi vai gáy xảy ra khi thần kinh cơ của khu vực vai gáy bị rối loạn, dẫn đến hiện tượng co cứng đột ngột. Hội chứng này là hệ quả do duy trì các thói quen có hại trong một thời gian dài như lao động nặng nhọc, ngồi sai tư thế,…
  • Thoát vị đĩa đệm cổ: Thoát vị đĩa đệm cổ là hiện tượng đĩa đệm ở vùng đốt sống cổ bị tổn thương, dẫn đến tình trạng chảy dịch nhầy ra bên ngoài. Dịch nhầy từ đĩa đệm có thể chèn ép lên cơ, dây thần kinh và đốt sống, từ đó làm phát sinh triệu chứng mỏi cổ, đau nhức, khó khăn khi xoay cổ,…
  • Thoái hóa đốt sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ là hiện tượng đốt sống bị thoái hóa dẫn đến tình trạng mất ổn định cấu trúc cột sống và tăng mức độ chèn ép lên các cơ quan xung quanh. Ngoài triệu chứng mỏi cổ, bệnh lý này còn gây tê bì cánh tay, đau vai, cứng cổ,…
  • Gai cột sống: Gai cột sống là hệ quả do quá trình thoái hóa cột sống cổ. Cơ thể có xu hướng tập trung canxi tại các mô đốt sống bị thoái hóa nhằm sửa chữa và phục hồi tổn thương ở cơ quan này. Tuy nhiên sự tập trung bất thường của canxi tại đốt sống có thể tạo ra gai xương. Gai xương này gây chèn ép lên mô mềm, dây chằng và cơ, từ đó gây đau mỏi cổ, cứng cổ,…

Hướng dẫn 7 cách trị mỏi cổ đơn giản & hiệu quả

Mỏi cổ không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà còn là dấu hiệu cho thấy cơ, dây chằng, xương sống và mô mềm xung quanh cổ bị tổn thương và kích thích. Tình trạng này kéo dài không chỉ làm gián đoạn giấc ngủ và hoạt động làm việc mà còn tăng nguy cơ thoái hóa đốt sống cổ, đau mỏi vai gáy, thoát vị đĩa đệm,…

Trong trường hợp mỏi cổ không thuyên giảm sau 1 – 2 ngày, bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp sau:

1. Thay đổi tư thế ngồi khi làm việc

Thống kê cho thấy, có khoảng 60% các trường hợp mỏi cổ bắt nguồn từ tư thế sai lệch. Nếu duy trì thói quen này trong thời gian dài, bạn có thể gặp phải một số bệnh lý như vẹo cột sống, đau mỏi vai gáy, đau thần kinh tọa,… Vì vậy để cải thiện triệu chứng mỏi cổ và bảo vệ sức khỏe của hệ xương khớp, bạn cần thay đổi tư thế ngồi khi làm việc. 

cách chữa mỏi cổ
Thay đổi tư thế ngồi khi làm việc giúp giảm áp lực lên đốt sống và cải thiện triệu chứng đau mỏi cổ

Nên điều chỉnh độ cao của ghế và bàn phù hợp với chiều cao, đồng thời cần đảm bảo ghế ngồi tạo cho bạn cảm giác thoải mái. Khi ngồi, cần giữ vùng lưng thẳng, tránh ngồi khom hoặc cong. Đồng thời giữ hai chân thẳng, không gác hay bắt chéo chân vì tư thế này có thể gây vẹo và tăng nguy cơ chèn ép lên rễ thần kinh.

Ngoài ra nếu bạn làm công việc phải đánh máy nhiều, cần đảm bảo khuỷu tay co một góc từ 75 – 90 độ. Bên cạnh đó, sau 2 giờ ngồi làm việc, bạn có thể đi lại nhẹ nhàng trong 2 – 3 phút để làm giảm áp lực lên vùng cổ và vùng thắt lưng.

2. Tập các động tác dành riêng cho cổ

Song song với việc thay đổi tư thế ngồi khi làm việc, bạn có thể kết hợp tập các động tác dành riêng cho cổ để làm giảm triệu chứng nhức mỏi, tê bì và cứng cổ. Thường xuyên tập những động tác này còn cải thiện phạm vi chuyển động và giảm nguy cơ phát triển các bệnh lý xương khớp.

triệu chứng mỏi cổ
Thực hiện bài tập dành riêng cho cổ giúp cải thiện triệu chứng đau mỏi, tê bì và cứng cổ

Một số động tác giúp làm giảm đau cổ hiệu quả:

  • Cúi gập cổ: Ngồi thẳng lưng, hai tay chống vào eo, cổ giữ thẳng và mắt hướng về phía trước. Sau đó cúi gập cổ sát vào vùng ngực, sau đó ngửa cổ về phía sau. Thực hiện liên tục trong vòng 1 – 2 phút. Khi tập, bạn nên thực hiện động tác chậm, nhẹ nhàng để tránh gây đau và cứng cổ.
  • Xoay cổ: Sau khi kết thúc động tác cúi gập cổ, bạn nên giữ nguyên tư thế và thực hiện động tác xoay cổ. Đầu tiên, bạn nên xoay cổ theo chiều kim đồng hồ, sau đó xoay ngược lại. Thực hiện động tác này trong khoảng 1 – 2 phút.
  • Kéo căng cổ: Sử dụng tay phải kéo cổ sát vào vai phải (sao cho tai chạm vào vai), giữ nguyên tư thế 5 – 10 giây. Thực hiện tương tự với bên còn lại. Bạn có thể thực hiện động tác kéo căng cổ 10 lần/ bên.

Các động tác giảm mỏi cổ rất dễ thực hiện và có thể áp dụng trong thời gian làm việc. Thường xuyên thực hiện những động tác này có thể cải thiện triệu chứng mỏi cổ một cách rõ rệt.

3. Chườm ấm giúp giảm mỏi cổ

Nếu mỏi cổ đi kèm với triệu chứng cứng cổ, bạn có thể chườm túi ấm lên vùng cổ để nới rộng không gian giữa các đốt sống và thúc đẩy tuần hoàn máu. Vùng da cổ khá mỏng và nhạy cảm nên khi chườm, bạn chỉ nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ từ 45 – 55 độ C.

Ngoài ra với những trường hợp mỏi cổ do các bệnh lý về xương khớp, bạn có thể chườm bằng một số thảo dược tự nhiên như:

  • Ngải cứu: Dùng 1 nắm ngải cứu tươi đem rửa sạch, sau đó sao vàng. Bọc ngải cứu trong túi vải rồi chườm trực tiếp lên vùng cổ.
  • Gừng tươi: Giã nát 2 – 3 củ gừng tươi rồi thêm vào 1 ít muối và bọc hỗn hợp trong vải rồi đắp lên vùng cổ. Với vị cay nồng và tính ấm, gừng có thể kích thích tuần hoàn máu ở cổ và giảm đau hiệu quả.
  • Lá lốt: Ngoài ra bạn cũng có thể sao vàng lá lốt cùng với một số thảo dược khác như thiên niên kiện, rễ cỏ xước,… rồi đắp lên vùng cổ để làm giảm triệu chứng nhức mỏi.

4. Thay đổi gối nằm và tư thế ngủ

Nếu mỏi cổ bắt nguồn từ thói quen sử dụng gối cao và cứng, bạn nên thay đổi gối nằm. Nên sử dụng gối mềm và chiều cao phù hợp để giảm áp lực lên cổ.

Ngoài ra các chuyên gia Xương khớp còn khuyến khích bệnh nhân bị đau mỏi cổ nên nằm ngửa khi ngủ. Bởi tư thế này có thể giữ cho cấu trúc cột sống ổn định mà không gây áp lực lên dây chằng, mô mềm và các cơ bao quanh xung.

5. Cân bằng thời gian làm việc và nghỉ ngơi

Triệu chứng mỏi cổ thường xảy ra ở những người làm việc quá 8 giờ đồng hồ/ ngày và ít dành thời gian nghỉ ngơi. Theo các chuyên gia Cơ xương khớp, làm việc quá sức không chỉ ảnh hưởng đến não bộ mà còn làm tăng áp lực lên đốt sống cổ và thắt lưng.

triệu chứng mỏi cổ
Dành thời gian nghỉ ngơi là một trong những cách trị mỏi cổ hiệu quả

Vì vậy để giảm thiểu triệu chứng mỏi cổ, tê bì, đau vai gáy,… bạn chỉ nên làm việc từ 7 – 8 giờ/ ngày và cần dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân.

6. Xoa bóp trị mỏi và đau cổ

Ngoài ra bạn cũng có thể làm giảm mỏi cổ và các triệu chứng đi kèm bằng cách xoa bóp. Biện pháp này có tác dụng tăng tuần hoàn máu, giảm áp lực lên đốt sống – đĩa đệm và cải thiện chức năng của cột sống cổ. Khi xoa bóp, bạn có thể dùng thêm dầu nóng (tinh dầu khuynh diệp, dầu bạch đàn,…) để tăng tác dụng giảm nhức mỏi.

cách chữa mỏi cổ
Xoa bóp vùng cổ – vai giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm triệu chứng nhức mỏi và tê bì

Cách xoa bóp trị đau mỏi cổ:

  • Ngồi thẳng lưng, vai thả lỏng và mắt hướng về phía trước
  • Dùng hai bàn tay xoa bóp nhẹ nhàng ở vùng cổ trong vòng 3 – 5 phút
  • Sau đó dùng tay xát cổ từ trên xuống dưới và ngược lại
  • Kết hợp xoa bóp cùng với động tác day ấn để kích thích tuần hoàn máu
  • Cuối cùng, bạn có thể bóp nhẹ vùng vai xung quanh cổ để điều hòa khí huyết

7. Cách trị mỏi cổ bằng bấm huyệt

Với những trường hợp mỏi cổ dai dẳng, bạn có thể day ấn huyệt để giảm nhức mỏi và cải thiện tuần hoàn máu. Ngoài ra, phương pháp này còn làm tăng lưu lượng máu lên não và giảm nguy cơ đau nửa đầu.

Cách bấm huyệt trị mỏi cổ:

  • Huyệt Phong trì: Huyệt Phong trì nằm ở chỗ lõm ở đầu, ngay phía sau tai. Dùng ngón cái day ấn đồng thời 2 huyệt Phòng trì trong vòng 1 – 2 phút. Ngoài tác dụng chữa mỏi cổ, huyệt vị này còn giúp trừ phong, giảm chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, yếu cơ vai,…
  • Huyệt Phong phủ: Huyệt Phong phủ nằm ở chỗ lõm giữa gáy, từ chân tóc đo lên khoảng 1 thốn. Với huyệt vị này, bạn dùng ngón tay cái day ấn với lực từ nhẹ đến mạnh trong khoảng 1 phút.
  • Huyệt Đại chùy: Huyệt Đại chùy nằm ở u xương thứ 3 ở cổ khi cúi đầu. Đối với huyệt vị này, bạn nên dùng ngón cái xoa nhẹ rồi ấn trong khoảng 3 phút.
  • Huyệt Kiên tỉnh: Huyệt Kiên tỉnh nằm tại chỗ lõm ở 2 bên bờ vai. Để giảm đau, dùng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt sao cho có cảm giác ê tức.

Mỏi cổ – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Mỏi cổ thường xảy ra do thói quen sinh hoạt và làm việc không khoa học. Tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp mãn tính. 

Vì vậy bạn cần tìm gặp bác sĩ khi nhận thấy những triệu chứng sau:

  • Mỏi cổ kéo dài và không thuyên giảm sau khi áp dụng các cách điều trị tại nhà
  • Vùng cổ sưng đau dữ dội
  • Đau đầu kéo dài
  • Hoa mắt, chóng mặt
  • Đau nhức và tê bì vùng cổ – vai gáy
  • Cứng cổ và giảm khả năng vận động
  • Tê bì cánh tay
  • Rối loạn cảm giác

Bài thuốc đã tổng hợp một số nguyên nhân và cách trị mỏi cổ đơn giản, dễ thực hiện. Trong trường hợp triệu chứng nghiêm trọng dần theo thời gian và không có đáp ứng với những biện pháp nêu trên, bạn cần tìm gặp bác sĩ trong thời gian sớm nhất.

Ngày đăng 04:35 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:51 - 08/02/2023
Chia sẻ:
10 bài tập chữa đau vai gáy hiệu quả dễ tập ngay tại nhà

Tập luyện là một trong những liệu pháp trị đau mỏi vai gáy tại nhà hiệu quả. Các động tác…

Có nhiều mẹo chữa đau vai gáy giúp đẩy lùi cơn đau hiệu quả Những mẹo chữa đau vai gáy hiệu quả được nhiều người chia sẻ

Đau vai gáy không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc, chất…

Những bài tập cho người huyết áp thấp đau vai gáy an toàn hiệu quả

Ngoài việc dùng thuốc, bạn có thể phối hợp với các bài tập cho người huyết áp thấp và đau…

đau thần kinh vai gáy Đau thần kinh vai gáy có nguy hiểm không? Điều trị thế nào?

Đau thần kinh vai gáy là bệnh lý rất dễ kích hoạt đặc trưng bởi những cơn đau đột ngột…

Tê vai trái là do bệnh gì gây nên? Điều trị như thế nào?

Tê vai trái là hệ quả do vận động quá mức hoặc ngủ sai tư thế. Tuy nhiên triệu chứng này…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua