Tại sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau? Cần làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau là tình trạng khiến nhiều người lo lắng. Cơn đau xuất hiện sau phẫu thuật có thể do tổn thương chưa hoàn toàn phục hồi, mổ thất bại, bệnh tái phát hay các nguyên nhân khác. Cần tìm hiểu rõ nguyên nhân để có cách xử lý đúng đắn, tránh phát sinh các hệ quả nghiêm trọng.

ĐỌC NGAY: VTV2 giới thiệu bài thuốc Y học cổ truyền HOÀN CHỈNH – Giải pháp VÀNG trong điều trị bệnh xương khớp

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau
Cần cẩn trọng với tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau – Nguyên nhân do đâu?

Thông thường, bệnh thoát vị đĩa đệm sẽ được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn không phẫu thuật. Tuy nhiên, ở các trường hợp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả trong vòng 4 – 6 tuần thì bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện mổ thoát vị đĩa đệm.

Phẫu thuật được thực hiện với mục đích làm giảm áp lực lên các đĩa đệm bị thoát vị. Đồng thời giải phóng các dây thần kinh cột sống đang bị đĩa đệm chèn ép. Từ đó khắc phục triệu chứng và cải thiện khả năng vận động cho người bệnh.

Trong một số trường hợp, sau khi đã mổ thoát vị đĩa đệm xong người bệnh vẫn bị đau. Đây là tình trạng khá phổ biến xuất phát từ nhiều nguyên do. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất:

1. Tổn thương chưa hoàn toàn hồi phục

Sau khi phẫu thuật được thực hiện xong, các tổn thương cần một thời gian để hồi phục trở lại. Trong đó có cả các tổn thương mô mềm ở vết mổ. Cơn đau xuất hiện sau khi mổ thoát vị đĩa đệm khoảng 2 – 3 tuần có thể là hoàn toàn bình thường.

Thực tế cho thấy, tổn thương sau mổ phải cần đến 1 – 2 tháng để bớt sưng nề. Và các rễ dây thần kinh bị chèn ép sẽ phục hồi dần trong thời gian khá dài. Đôi khi cần đến 4 – 6 tháng. Cơn đau xuất hiện sau mổ trong trường hợp này có thể là do các tổn thương chưa hoàn toàn hồi phục.

2. Hội chứng thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm

Hội chứng thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm đề cập đến tình trạng đau nhức còn xuất hiện sau khi đã thực hiện phẫu thuật. Ước tính khoảng 4 – 10% các trường hợp phẫu thuật thoát vị đĩa đệm gặp phải hội chứng này.

Có nhiều yếu tố gây ra hội chứng thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm. Điển hình như đĩa đệm còn sót lại sau mổ, mô xơ sẹo sau mổ, mất vững cột sống, thần kinh bị tổn thương… Ngoài gây đau nhức thì người bệnh có thể gặp phải các bệnh lý toàn thân đi kèm. Điển hình như bệnh lý thần kinh ngoại biên, tiểu đường, bệnh tự miễn…

3. Bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát sau mổ

Phẫu thuật thoát vị đĩa đệm có mục đích là lấy đi khối thoát vị để giải phóng sự chèn ép vào rễ dây thần kinh hoặc tủy. Điều này giúp cho người bệnh khắc phục được triệu chứng và cải thiện chức năng vận động. Tuy nhiên, phẫu thuật không đồng nghĩa với vấn đề không bị tái phát bệnh thoát vị đĩa đệm trong tương lai.

vì sao mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau
Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tái phát

Thực tế cho thấy, có khoảng 5 – 15% bệnh nhân bị tái phát sau khoảng 6 tháng kể từ khi mổ thoát vị đĩa đệm. Mức độ tái phát phụ thuộc rất nhiều vào kết quả của lần mổ trước cùng với chế độ chăm sóc. Cơn đau bùng phát sau khi đã từng mổ thoát vị đĩa đệm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tái phát.

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân nêu trên thì sự kích hoạt của tình trạng mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Bao gồm:

– Sai tư thế:

Thường xuyên làm việc và sinh hoạt không đúng tư thế ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe xương khớp nói chung và chức năng cột sống nói riêng. Nhất là ở những người sau mổ thoát vị đĩa đệm, nếu không thực hành các tư thế đúng thì sẽ gây cản trở rất nhiều cho quá trình hồi phục. Ngoài làm phát sinh cơn đau thì còn tăng nguy cơ tái phát bệnh sau phẫu thuật.

– Mang vác nặng:

Mang vác nặng là điều cấm kỵ đối với những người từng trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Ngay cả khi các tổn thương đã được hồi phục hoàn toàn thì bạn cũng không nên mang vác nặng. Bởi lúc này, chức năng của cột sống sẽ không lấy lại được sự khỏe mạnh vốn có. Nếu phải chịu tác động vật lý và cơ học mạnh thì sự khởi phát cơn đau là rất khó tránh khỏi.

– Tuổi tác:

Tuổi tác là một rào cản lớn cho hiệu quả của các cuộc phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Tuổi càng cao thì nguy cơ gặp phải các vấn đề rủi ro cả trong và hậu phẫu càng nhiều. Người lớn tuổi vẫn bị đau sau khi mổ thoát vị đĩa đệm là tình trạng khá thường gặp. Có thể là do phẫu thuật thất bại hoặc bệnh tái phát trở lại.

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau có nguy hiểm không?

Người bệnh cần chú ý nếu sau khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể là bình thường và không cần can thiệp điều trị y tế. Nhất là ở giai đoạn tổn thương chưa được hồi phục hoàn toàn.

Tuy nhiên, nhiều trường hợp, cơn đau là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng cần được can thiệp điều trị y tế để tránh các hệ quả nguy hiểm. Đặc biệt là khi cơn đau báo hiệu hội chứng thất bại sau mổ thoát vị đĩa đệm hay cảnh báo bệnh tái phát trở lại. Lúc này, cần chủ động thăm khám ngay để được bác sĩ chẩn đoán và có hướng điều trị đúng đắn, kịp thời.

Cách xử lý khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau

Tình trạng đau nhức xuất hiện sau mổ thoát vị đĩa đệm dù là nhẹ hay nặng thì cũng tuyệt đối không được chủ quan. Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau:

1. Theo dõi triệu chứng

Trước hết, người bệnh không nên quá lo lắng và hoang mang khi mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau. Cần theo dõi thêm để phán đoán được nguyên nhân và sớm thăm khám khi cần thiết.

Nếu cơn đau xuất hiện chỉ sau khi mổ khoảng vài ba tuần thì có thể do tổn thương chưa lành. Lúc này nên dành thêm thời gian cho việc nghỉ ngơi, tránh các tác động cơ học lên vùng cột sống. Đồng thời cẩn trọng trong các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Chú ý duy trì các tư thế đúng để thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương và tránh gây ảnh hưởng đến tốc độ phục hồi chức năng cột sống.

2. Thăm khám bác sĩ

Như đã đề cập, trong một số trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau cảnh báo các vấn đề nghiêm trọng cần đặc biệt chú ý. Có thể là hội chứng thất bại sau phẫu thuật hay cảnh báo bệnh tái phát. Lúc này người bệnh nên chủ động thăm khám càng sớm càng tốt.

mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn đau cần làm gì
Người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân và can thiệp đúng cách

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra, hỏi thêm về triệu chứng. Ví dụ như cơn đau xuất hiện từ lúc nào, âm ỉ hay dữ dội? Ngoài đau nhức thì người bệnh có gặp phải các biểu hiện khác không? Bên cạnh đó, một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định nhằm xác định chính xác nguyên nhân gây đau. Từ đó đưa ra các xử lý và khắc phục phù hợp.

Với các trường hợp phẫu thuật không lấy hết đĩa đệm hay chưa thay nhân đĩa đệm thì bác sĩ buộc phải chỉ định bệnh nhân phẫu thuật lại. Lúc này, nguy cơ gặp phải các vấn đề rủi ro sẽ lớn hơn nên cần đặc biệt cẩn trọng.

3. Một số biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà

Nếu thỉnh thoảng người bệnh gặp phải các cơn đau nhẹ sau mổ thoát vị đĩa đệm thì có thể áp dụng một số biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà. Các giải pháp này mặc dù không tác động trực tiếp đến căn nguyên gây đau nhưng có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày và chất lượng cuộc sống.

Các mẹo hỗ trợ giảm đau có thể áp dụng tại nhà bao gồm:

– Tác dụng nhiệt:

Tùy thuộc vào các dấu hiệu khác đi kèm cơn đau mà người bệnh có thể lựa chọn tác động nhiệt nóng hay nhiệt lạnh. Nếu có sưng phù đi kèm thì nên chườm lạnh còn bình thường chỉ đau đơn thuần thì chườm nóng là lựa chọn tốt. Người bệnh chỉ cần chuẩn bị túi chườm có nhiệt độ phù hợp rồi chườm trực tiếp lên vùng cột sống bị đau. Chỉ cần thực hiện khoảng 15 – 20 phút sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.

– Xoa bóp, massage:

Đây cũng là giải pháp hỗ trợ giảm đau rất hiệu quả và dễ thực hiện. Massage có tác dụng tăng cường lưu thông máu và giải phóng các rễ thần kinh bị căng thẳng. Từ đó giúp giảm đau và khiến cho cơ thể được thư giãn. Người bệnh có thể nhờ đến sự giúp đỡ của người thân do lưng là vùng rất khó massage. Tuy nhiên khi massage nên dùng lực nhẹ để tránh gây tổn thương mô mềm chưa được phục hồi hoàn toàn sau mổ thoát vị đĩa đệm.

làm gì khi bị đau sau mổ thoát vị đĩa đệm
Có thể áp dụng giải pháp massage để giúp giảm đau và thư giãn

– Vận động hợp lý:

Đây là giải pháp đặc biệt phù hợp với những người vừa trải qua phẫu thuật thoát vị đĩa đệm. Bạn đừng nên dừng hẳn các hoạt động chỉ vì 1 cơn đau nhỏ. Nên vận động phù hợp để cột sống được thư giãn và linh hoạt hơn. Khi tổn thương đã phục hồi thì hãy thử đi bộ, đạp xe hay bơi lội để cải thiện tốt hơn chức năng vận động của cột sống.

– Điều chỉnh tư thế:

Cơn đau đôi khi có thể xảy ra do bạn thường xuyên thực hành các tư thế sai. Vì vậy cần chú ý điều chỉnh để hạn chế tần suất xuất hiện của tình trạng đau nhức sau mổ thoát vị đĩa đệm.

Ngoài ngồi làm việc và di chuyển đúng tư thế thì bạn cần chú ý đến tư thế nằm ngủ. Người bệnh được khuyên là nên nằm ngửa khi ngủ và hãy đặt 1 chiếc gối dưới chân. Trường hợp muốn nằm nghiêng thì bạn có thể đặt gối vào giữa 2 đầu gối để thư giãn các cơ.

– Dành thời gian thư giãn:

Trong một số trường hợp, mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau là do hoạt động quá sức. Người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi bởi việc tiếp tục hoạt động có thể khiến cơn đau tồi tệ thêm.

Mổ thoát vị đĩa đệm xong vẫn bị đau có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trường hợp cơn đau trở nên tồi tệ hay đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng khác thì cần thăm khám bác sĩ ngay. Nếu là do hội chứng thất bại sau mổ hay bệnh thoát vị đĩa đệm tái phát thì người bệnh có thể buộc phải thực hiện phẫu thuật lại.

Mổ thoát vị địa đệm là chỉ định cuối cùng nếu bệnh nhân không đáp ứng thuốc, đau đớn kéo dài, vận động bị hạn chế. Tuy nhiên, không ít trường hợp sau phẫu thuật vẫn còn đau cột sống, thậm chí tái phát thoát vị đĩa đệm. Thay vì phẫu thuật, nhiều người bệnh lựa chọn phương án bảo tồn bằng bài thuốc Y học cổ truyền kết hợp các biện pháp trị liệu do tính an toàn, hiệu quả.

ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm, KHÔNG TÁI PHÁT bằng “Quốc bảo nước Nam” – Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang kế thừa cốt thuốc “giấu kín” của người Tày ở Bắc Kạn, kết tinh giá trị của hàng chục bài thuốc cổ phương, hàng trăm vị thuốc. Cùng y pháp của Hải Thượng Lãn Ông và sự hỗ trợ đắc lực của y học hiện đại, Quốc dược Phụ cốt khang mang đến giải pháp HOÀN CHỈNH và CHUYÊN SÂU trong điều trị thoát vị đĩa đệm, được giới chuyên gia đầu ngành coi là “Quốc bảo nước Nam”.

Bài thuốc được nghiên cứu chuyên sâu, thử nghiệm bài bản
Bài thuốc được nghiên cứu bài bản và chuyên sâu

Quốc dược Phục cốt khang được xây dựng theo công thức “3 trong 1”, kết hợp 3 nhóm thuốc: Quốc dược Giải độc hoàn – Quốc dược Bổ thận hoàn – Quốc dược Đặc trị thoát vị đĩa đệm. Sự kết hợp này tác động ĐA CHIỀU vào bệnh thoát vị đĩa đệm, giúp tiêu viêm sưng, tăng cường lưu thông khí huyết, cung cấp dưỡng chất TÁI TẠO, PHỤC HỒI chức năng đĩa đệm.

ĐỪNG BỎ LỠ: Quốc dược Phục cốt khang: ĐẶC TRỊ thoát vị đĩa đệm từ gốc, DỨT ĐIỂM đau nhức, PHỤC HỒI vận động

3 nhóm thuốc giúp tác động chuyên sâu, cho hiệu quả cao
Cơ chế kiềng 3 chân giúp tác động toàn diện vào căn bệnh thoát vị đĩa đệm

Bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang quy tụ hơn 50 vị thuốc Việt giúp cường gân mạnh cốt là BÍ DƯỢC vùng Tây Bắc như kê huyết đằng, phác kháo cài, co bát vạ, dây thau pinh,… Do hấp thu sinh khí đất trời nên những cây thuốc này dồi dào dược chất, cho hiệu quả cao trong giảm đau, giải phóng đĩa đệm khỏi sự chèn ép, tái tạo đĩa đệm, đưa chức năng cột sống trở lại bình thường.

Kết quả điều trị bằng Quốc dược Phục cốt khang rất khả quan
Hiệu quả điều trị khả quan của bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Thống kê của Trung tâm Thuốc dân tộc cho thấy, 95% bệnh nhân đã hết đau nhức, phục hồi vận động sau 1 liệu trình điều trị bằng Quốc dược Phục cốt khang. Đặc biệt, 100% bệnh nhân không gặp tác dụng phụ.

Nhờ tính hiệu quả, an toàn trong điều trị thoát vị đĩa đệm, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đánh giá cao:

Rất đông bệnh nhân thoát vị đĩa đệm đã khỏi bệnh nhờ bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang:

NSUT Phú Thăng khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm L4L5:

Bác Nguyễn Văn Hiển đã khỏi hẳn thoát vị đĩa đệm sau nhiều năm đau nhức:

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào về bài thuốc và phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm bằng thảo dược, vui lòng liên hệ ngay với Trung tâm Thuốc dân tộc. Đội ngũ bác sĩ YHCT luôn sẵn sàng tư vấn, giải đáp mọi thắc mắc của bệnh nhân:

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 11:16 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 17:36 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2020 Các phương pháp mổ thoát vị đĩa đệm mới nhất 2023

Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh có tiến triển phức tạp và có khả năng biến chứng lâu dài…

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm mới Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm mới nhất

Thoát vị đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm lệch ra khỏi vị trí bình thường dẫn đến chèn ép…

Xẹp đĩa đệm là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Xẹp đĩa đệm là hiện tượng đĩa đệm bị mất nước, nhân keo bị hao mòn dẫn đến xẹp. Bệnh…

Nguyên nhân đau lưng không cúi được và cách trị nhanh nhất

Đau lưng không cúi được thường xảy ra do tuổi tác cao, vận động quá mức, chấn thương hoặc do…

Bệnh án thoát vị đĩa đệm Bệnh án thoát vị đĩa đệm – Thăm khám, chẩn đoán, điều trị

Bệnh án thoát vị đĩa đệm là một loại tài liệu quan trọng, là nơi sao lưu tất cả thông…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua