Mệt mỏi do trào ngược dạ dày và một số biện pháp khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Tình trạng mệt mỏi thường do các vấn đề như thức khuya, thiếu ngủ, làm việc hay vận động quá sức gây ra. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, mệt mỏi cũng có thể do trào ngược dạ dày. Liệu nguyên nhân của vấn đề là do đâu và làm sao để khắc phục nó? Tất cả sẽ được làm rõ với những thông tin từ bài viết bên dưới.

mệt mỏi do trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược dạ dày có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi thường xuyên

Vài nét về chứng trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày là một rối loạn tiêu hóa mà trong đó cơ thắt thực quản dưới làm việc không hiệu quả. Điều này cho phép thực ăn cũng như acid từ dạ dày sẽ trào ngược trở lại vào thực quản.

Bệnh trào ngược dạ dày đa phần phát sinh do các nguyên nhân đến từ lối sống hay chế độ ăn uống. Thực phẩm chiên hoặc béo, cà phê, rượu, thực phẩm cay, socola đều có thể là nguyên nhân.

Ngoài ra việc hút thuốc lá, tăng cân không kiểm soát hay dùng một số loại thuốc giảm đau, kháng sinh trong thời gian dài cũng được cho là các yếu tố liên quan. Thống kê cũng ghi nhận rằng, phụ nữ trong thai kỳ thường có nguy cơ bị trào ngược dạ dày rất cao.

Tình trạng này không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống mà còn tiềm ẩn những vấn đề nghiêm trọng. Nếu không được can thiệp sớm có thể gây viêm nhiễm các bộ phận thuộc đường tiêu hóa trên.

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây mệt mỏi

Ợ nóng là triệu chứng điển hình nhất của trào ngược dạ dày nhưng các triệu chứng khác cũng có thể xảy ra. Có thể kể đến như đau họng, ho khan, đau tức ngực. Bên cạnh đó nhiều người còn gặp tình trạng mệt mỏi liên tục do trào ngược dạ dày.

Chứng mệt mỏi do trào ngược dạ dày được lý giải là bởi một số nguyên nhân sau:

1. Tác dụng phụ của thuốc

Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có thể sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc với mục đích kiểm soát triệu chứng. Có một số trường hợp, người bệnh còn tự ý dùng các thuốc không kê đơn, thuốc ức chế bơm proton hay thuốc chẹn histamine mà không thông qua bác sĩ.

Một số loại thuốc chẹn histamine như famotidine (Pepcid), nizatidine (Axid), cimetidine (Tagamet), ranitidine (Zantac)… đôi khi có thể gây ta mệt mỏi. Đặc biệt là khi không được sử dụng với liều lượng thích hợp.

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi
Mệt mỏi có thể là tác dụng phụ mà các thuốc điều trị trào ngược dạ dày gây ra

Những thuốc ức chế bơm proton như lansoprazole (Prevacid) và omeprazole (Zegerid, Prilosec) không chỉ tiềm ẩn nguy cơ gây mệt mỏi mà còn làm phát sinh vấn đề khác. Chúng thường khiến cho cơ thể không thể nào hấp thu sắt cũng như vitamin B12 một cách hiệu quả. Chính sự thiếu hụt dinh dưỡng này sẽ có thể dẫn đến thiếu máu và mệt mỏi.

2. Giấc ngủ bị gián đoạn

Những người bị trào ngược dạ dày thường phàn nàn rằng họ rất khó để có được một giấc ngủ ngon. Nguyên nhân thường là do tình trạng ợ nóng hay ho sốt do trào ngược khiến người bệnh kéo dài.

Ngủ ít, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc cũng đều là những vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tâm trạng. Chính vì thế mà khi bị trào ngược dạ dày thì mệt mỏi, mất tập trung là tình trạng rất khó tránh khỏi.

3. Triệu chứng của bệnh trở nặng

Nếu không sớm can thiệp đúng cách thì triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng. Điển hình nhất là tình trạng ho kéo dài có thể dẫn đến mãn tính. Không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu mà chứng ho đêm còn khiến giấc ngủ bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, đau tức ngực, khó thở cũng là những nguyên nhân làm kéo dài tình trạng mệt mỏi. Chưa kể đến những biến chứng của bệnh như viêm họng, viêm thực quản… đều được cho là nguyên nhân của tình trạng mệt mỏi kéo dài.

Cách khắc phục tình trạng mệt mỏi do trào ngược dạ dày

Tình trạng mệt mỏi do trào ngược dạ dày chỉ có thể được cải thiện khi có biện pháp can thiệp và điều trị bệnh kịp thời. Một số phương án dưới đây có thể làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh. Từ đó giúp người bệnh phần nào đẩy lùi tình trạng mệt mỏi để bảo vệ tốt hơn cho sức khỏe.

1. Dùng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Như đã nói, tất cả các loại thuốc giúp ức chế triệu chứng trào ngược dạ dày đều có thể gây ra tác dụng ngoại ý. Mà mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt là những tác dụng phụ thường gặp nhất.

Để giảm thiểu được những vấn đề ngoại ý phát sinh, người bệnh cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc về dùng, kể cả các thuốc không kê đơn. Đừng thay đổi liều lượng cũng như kế hoạch dùng thuốc khi chữa được bác sĩ thông qua.

2. Sử dụng thảo mộc tự nhiên

Một số loại thảo mộc tự nhiên như gừng tươi hay nha đam đều rất hữu ích. Các thành phần có trong chứng được cho là có thể giúp làm giảm triệu chứng trào ngược. Từ đó đem lại cảm giác thoải mái cho người bệnh.

cách khắc phục mệt mỏi do trào ngược
Dùng gừng là cách đơn giản có thể làm giảm triệu chứng trào ngược

Sử dụng gừng tươi:

Gừng tươi có vị cay và tính ấm được xem là có tác dụng rất tốt trong cải thiện các vấn đề tiêu hóa. Người bệnh trào ngược dạ dày có thể dùng nguyên liệu này để giúp cải thiện triệu chứng. Đồng thời những tinh chất trong gừng còn giúp cho hệ thống thần kinh được thư giãn tốt hơn.

  • Chuẩn bị: 500g gừng tươi, 250ml giấm táo cùng 50g đường.
  • Thực hiện: Gừng đem cạo vỏ rửa sạch thái lát mỏng rồi ngâm vào nước muối 5 phút. Giấm và đường đun sôi và để nguội. Cho hết nguyên liệu vào bình thủy tinh ngâm 1 tuần. Trước mỗi bữa ăn chỉ cần lấy 1 ít gừng ra ngậm.

Sử dụng nha đam:

Thành phần polysaccharides được cho là có tác dụng rất tốt trong việc làm lành tổn thương. Đồng thời giúp trung hòa acid trong dạ dày cũng như thúc đẩy quá trình giải độc cho cơ thể. Sử dụng nha đam có thể làm giảm các triệu chứng trào ngược.

  • Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi.
  • Thực hiện: Đem đi rửa sạch, gọt bỏ vỏ rồi cho vào máy xay nhuyễn. Vắt lấy nước uống vào trước mỗi bữa ăn.

3. Massage cho vùng bụng

Đây cũng là một phương án rất đơn giản mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà nhằm giúp đẩy lùi các triệu chứng mệt mỏi. Chỉ cần đặt tay lên vùng bụng rồi massage nhẹ nhàng theo chuyển động trong khoảng 5 – 10 phút.

mệt mỏi do trào ngược phải làm sao
Massage sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng và khiến cơ thể thấy dễ chịu hơn

Massage không chỉ giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược mà còn kích thích hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy dễ chịu hơn. Người bệnh có thể kết hợp massage khắp cơ thể để chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ. Điều này cũng góp phần tác động tích cực đến việc đẩy lùi mệt mỏi do trào ngược dạ dày.

4. Các giải pháp khác

Tình trạng mệt mỏi chỉ có thể chấm dứt khi các triệu chứng trào ngược được khắc phục hoàn toàn. Người bệnh cần chú ý đến một số khuyến nghị sau đây:

  • Đảm bảo chế độ ăn uống lành mạnh và tích cực. Tránh các loại thực phẩm cay nóng, đồ chua, đồ lên men. Thay vào đó là cần uống đủ nước và bổ sung các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa.
  • Không nằm nghỉ sau khi ăn cùng như tránh vận động mạnh ngay sau bữa ăn.
  • Hãy giữ cho tinh thần luôn được lạc quan, thoải mái. Bởi lo lắng cũng là nguyên nhân kich thích trào ngược, gây ho và mệt mỏi nhiều hơn.
  • Khi đi ngủ nên kê gối cao để hạn chế trào ngược ban đêm, giúp chăm sóc tốt hơn cho giấc ngủ.

Mệt mỏi do trào ngược dạ dày là tình trạng rất dễ gặp, tác động xấu đến sức khỏe cũng như công việc. Bạn nên chủ động điều trị bệnh trào ngược dạ dày càng sớm càng tốt để tránh bị tình trạng này gây phiền nhiễu.

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 10:43 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:18 - 06/02/2023
Chia sẻ:
Bị trào ngược dạ dày có đờm – Cách xử lý, điều trị

Tình trạng trào ngược dạ dày có đờm có thể gây khó chịu cổ họng, đặc biệt là phần ở…

Cách Dùng Rượu Tỏi Chữa Trào Ngược Dạ Dày Tại Nhà

CDùng rượu tỏi chữa trào ngược dạ dày là mẹo dân gian đang được nhiều bệnh nhân áp dụng để…

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt nên làm gì?

Nấc cụt là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Nó không chỉ gây…

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

Trào ngược dạ dày thực quản thường không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số…

Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách xử lý

Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua