Trào ngược dạ dày gây nấc cụt nên làm gì?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Nấc cụt là một trong những triệu chứng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Nó không chỉ gây cảm giác khó chịu mà đôi lúc còn khiến bạn ngại ngùng với người xung quanh. Trào ngược dạ dày gây nấc cụt phải làm sao? Dưới đây là một số mẹo đơn giản bạn nên làm để nhanh chóng cắt đứt cơn nấc cụt.

Tại sao trào ngược dạ dày gây nấc cụt?

Nấc cụt là tình trạng co thắt ở cơ hoành gây ra những tác động tiêu cực đến dây thanh. Nó làm cho nắp thanh quản bị đóng lại với tốc độ nhanh quá mức so với bình thường và tạo ra âm thanh mà chúng ta vẫn gọi là nấc cụt.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt
Triệu chứng nấc cụt có thể xảy ra liên tục khi bạn bị trào ngược dạ dày

Trong hầu hết các trường hợp, nấc cụt không kéo dài quá lâu mà thường chỉ kéo dài trong vài phút rồi ngưng. Hiện tượng này thường xuất hiện sau khi ăn do bạn nhai nuốt quá vội vàng hoặc không tập trung trong khi ăn.

Tuy nhiên nếu bạn thường xuyên bị nấc cụt và hiện tượng này kéo dài rất lâu thì nên thận trọng bởi rất có thể bạn đang mắc bệnh lý nào đó trong cơ thể, trong đó có bệnh trào ngược dạ dày.

Ở những người mắc căn bệnh này, hoạt động co bóp của dạ dày bị rối loạn gián tiếp kéo theo những ảnh hưởng đến hoạt động của cơ hoành và tạo ra áp lực chèn ép khiến cho nắp thanh quản bị đóng lại quá nhanh mà gây ra tiếng nấc.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt có nguy hiểm không?

Về bản chất, chứng nấc cụt không gây ra bất kì ảnh hưởng nào nghiêm trọng đến sức khỏe. Nó chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ngại ngùng và mệt mỏi khi cơn nấc cụt diễn ra liên tục.

Tuy nhiên, nguồn gốc sâu xa của chứng nấc cụt chính là bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu kéo dài hoặc không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm loét dạ dày thực quản: 

Khi bị trào ngược axit, lượng axit được sản xuất ra nhiều có khả năng phá vỡ lớp hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày dẫn đến viêm loét dạ dày. Ngoài ra, axit dạ dày trào ngược lên trên còn ăn mòn niêm mạc thực quản và khiến cơ quan này bị tổn thương, viêm nhiễm. Vì vậy mà bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có nguy cơ cao bị viêm loét dạ dày thực quản.

  • Bệnh Barrett thực quản:

Biến chứng này xảy ra khi axit dạ dày trào lên thực quản liên tục khiến các tế bào trong thực quản bị tái tổn thương nhiều lần. Những tế bào này có thể bị biến đổi thành ác tính và dẫn đến ung thư.

  • Ung thư thực quản

Hiếm khi bệnh trào ngược dạ dày tiến triển thành ung thư. Tuy nhiên bạn cũng không nên chủ quan trong việc điều trị, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh có liên quan đến vi khuẩn HP.

Trào ngược dạ dày gây nấc cụt phải làm sao?

Một số mẹo đơn giản dưới đây có thể giúp những người bị trào ngược dạ dày nhanh chóng cắt đứt cơn nấc cụt:

1. Hít vào thật sâu 

Phương pháp này còn được các nhà khoa học gọi là “hút vào cực đại”. Nó giúp giảm nấc cụt bằng cách làm tăng nồng độ khí CO2 trong cơ thể, kích thích các cơ hoành giãn nở và tạo áp lực lên đường thở. 

trào ngược dạ dày gây nấc cụt nên làm gì
Hít thật sâu liên tục vài lần có thể giúp cắt đứt cơn nấc cụt do trào ngược dạ dày thực quản

Các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Trước tiên hãy hút vào một hơi sao cho thật sâu và cố gắng giữ không khí trong bụng khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Giữ hơi cũ lại mà không thở ra. Thay vào đó bạn tiếp tục hít sâu vào thêm một lần nữa, giữ yên như vậy trong khoảng 5 nhịp đếm.
  • Bước 3: Hít thêm một hơi nữa rồi tiếp tục giữ thêm khoảng 5 giây
  • Bước 4: Cuối cùng, thở ra một cách từ từ. Lặp lại những động tác trên thêm một lần nữa nếu như chứng nấc cụt của bạn vẫn còn. Cố gắng giữ không khí trong bụng càng lâu càng có tác dụng tốt. 

Phương pháp hít sâu có hiệu quả với hầu hết các trường hợp bị trào ngược dạ dày gây nấc cụt, kể cả những người bị nấc cụt liên tục.

Xem thêm: Sự KHÁC BIỆT Của Thuốc Sơ Can Bình Vị Tán Chữa Trào Ngược Dạ Dày

2. Nuốt từng ngụm nước nhỏ liên tục

Uống nước không chỉ giúp làm giảm hiện tượng trào ngược dạ dày mà còn hữu ích cho các trường hợp đang gặp triệu chứng nấc cụt. Tuy nhiên, bạn không nên uống nước theo cách thông thường sẽ không có hiệu quả. 

Để chữa nấc cụt do bị trào ngược, bạn hãy nhấp từng ngụm nước nhỏ một rồi từ từ nuốt vào trong bụng. Như vậy sẽ giúp các dây thần kinh được thư giãn tối đa. Nếu may mắn, cơn nấc có thể chấm dứt hẳn chỉ sau vài ngụm nước.

3. Nuốt một thìa đường

Đây cũng là một phương pháp chữa nấc cụt cho người bị trào ngược dạ dày đang được áp dụng phổ biến trong dân gian. Bạn chỉ cần cho cả thìa đường vào trong miệng rồi từ từ nuốt hết. Nó có thể giúp giảm nấc cụt chỉ sau khoảng 1 phút.

Khi được đưa vào miệng, đường có thể giúp làm dịu các xung động ở dây thần kinh, ức chế các cơn co thắt ở cơ hoành và giữ cho nó hoạt động nhịp nhàng, ổn định. Nhờ vậy mà cắt đứt được cơn nấc cụt.

4. Dùng tay bịt hai lỗ tai lại

Cách này khá đơn giản nhưng nhiều người đã áp dụng thành công. Khi cơn nấc cụt tấn công, bạn hãy lấy 2 ngón tay bít chặt hai bên lỗ tai trong khoảng 30 giây. Kết hợp dùng tay ấn vào phần mềm nằm phía sau thùy tai và ngay dưới đáy hộp sọ. Động tác này có tác dụng phát đi tín hiệu thư giãn lên não bộ thông qua dây thần kinh phế vị – một loại dây thần kinh phó giao cảm kết nối với cơ hoành.

cách chữa trào ngược dạ dày gây nấc cụt
Khi bị nấc cụt do trào ngược dạ dày, nhanh chóng bịt hai lỗ tai lại một lúc sẽ giúp cắt đứt cơn nấc

5. Chữa trào ngược dạ dày gây nấc cụt bằng chanh và mật ong

Ăn chanh kết hợp với mật ong có thể giúp giảm hiện tượng nấc cụt khi bị trào ngược dạ dày. Hỗn hợp này có khả năng kích thích các dây thần kinh phế vị truyền phát tín hiệu từ não bộ xuống điều chỉnh hoạt động của cơ hoành dạ dày. 

Tuy nhiên nếu sau 1- 2 lần áp dụng mà không thành công thì bạn nên thử sang các phương pháp khác. Tránh ăn chanh quá nhiều sẽ làm tăng tiết axit trong dạ dày và khiến cho tình trạng trào ngược thêm trầm trọng. 

> Tìm hiểu thêm: Cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong hiệu quả

7. Thổi hơi vào một cái túi giấy

Mẹo này có tác dụng làm tăng hàm lượng khí CO2 trong máu và làm phân tán tư tưởng của bạn ra khỏi cơn nấc cụt. Bạn hãy thổi hơi vào một cái túi giấy khoảng 5 – 7 lần liên tục để cắt đuôi cơn nấc.

8. Lè lưỡi ra ngoài hết cỡ

Lưỡi được đưa ra ngoài hết cỡ sẽ khiến các dây thần kinh phế vị bị kích thích, đồng thời giảm hiện tượng co thắt ở cơ hoành. Nhờ vậy bạn sẽ nhanh chóng thoát khỏi cơn nấc cụt do trào ngược dạ dày gây ra.

lè lưỡi chữa trào ngược dạ dày gây nấc cụt
Lè lưỡi là một trong những cách khắc phục chứng nấc cụt do trào ngược dạ dày đơn giản

9. Ngậm bút chì trong miệng kết hợp uống nước

Nếu các phương pháp trên không hiệu quả, bạn hãy thử dùng một cây bút chì, xoay ngang rồi ngậm trong miệng. Cùng lúc đó, kết hợp uống vài ngụm nước nhưng cố gắng giữ cho bút chì không bị rơi ra ngoài. 

Mẹo này có vẻ khá khó khăn nhưng nếu thực hiện thành công thì có thể nhanh chóng ngăn chặn được cơn nấc cụt.

Cách ngăn ngừa nấc cụt khi bị trào ngược dạ dày

Những cách trên có thể giúp giảm nấc cụt nhưng chỉ là tạm thời. Hiện tượng này có thể tái diễn trở lại liên tục nếu như bệnh trào ngược dạ dày không được chữa trị triệt để.

Vì vậy, bạn hãy kiểm soát tốt bệnh trào ngược dạ dày để giảm triệu chứng nấc cục bằng mẹo số giải pháp sau:

  • Kê cao gối khi nằm ngủ để ngăn không cho axit dạ dày có cơ hội chảy ngược lên thực quản.
  • Ăn ngủ điều độ và đúng giờ giấc.
  • Không ăn quá no cùng một lúc. Bạn có thể ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để dạ dày không bị quá tải, qua đó giảm thiểu tình trạng tiết axit dạ dày.
  • Hạn chế uống bia rượu và ngừng hút thuốc lá. Những chất kích thích này đều khiến tình trạng trào ngược axit trở nên nghiêm trọng và làm bạn bị nấc cụt nhiều hơn.
  • Giảm cân nếu bạn đang bị thừa cân hoặc béo phì. Dư thừa cân nặng quá mức có thể gây chèn ép lên dạ dày và là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trào ngược axit.
  • Sử dụng các thực phẩm như ngũ cốc, rau mồng tơi, sữa chua, súp lơ xanh, khoai tây… trong thực đơn cũng có thể giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày, ngăn ngừa cơn nấc cụt khó chịu. Tránh ăn nhiều đồ cay, thức ăn nhanh, các món ăn nhiều dầu mỡ.
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày theo đơn bác sĩ nếu cần thiết. Bao gồm: Thuốc ức chế bơm Proton (Lansoprazole), thuốc giảm tiết axit (Omeprazole), thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh diệt vi khuẩn HP…

Bài viết trên đây vừa chia sẻ một số giải pháp khắc phục đơn giản khi bệnh trào ngược dạ dày gây nấc cụt. Bạn có thể thử nghiệm và lựa chọn một phương pháp hiệu quả nhất với bản thân, đồng thời thăm khám thường xuyên để điều trị bệnh trào ngược dạ dày triệt để nhằm ngăn chặn những cơn nấc cụt diễn ra trong tương lai.

Thông tin hữu ích cho bạn

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:11 - 07/02/2023
Chia sẻ:
cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày Cách Làm Sạch Họng Khi Bị Trào Ngược Dạ Dày [Hướng Dẫn]

Trào ngược dạ dày thường gây ra các triệu chứng khó chịu, điển hình nhất là ợ hơi, ợ chua…

Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản “bạn nên biết”

Tác hại của trào ngược dạ dày thực quản có thể nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều…

Cô Nguyễn Thị Xuân Phương Cô Phương – Bệnh nhân dạ dày tại Thuốc dân tộc: Sau 1 tháng điều trị, bệnh của tôi đã cải thiện rõ rệt

Phát hiện mình bị bệnh dạ dày từ tháng 3/2020, cô Nguyễn Thị Xuân Phương (Hai Bà Trưng, Hà Nội)…

Anh Nguyễn Năng Lượng chia sẻ về bệnh dạ dày Bị TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY đeo bám, tôi đã chữa khỏi nhờ bài thuốc Đông y hiệu nghiệm

Là một người từng bị trào ngược dạ dày dai dẳng, anh Nguyễn Năng Lượng (Thái Bình) cuối cùng cũng…

Thuốc Sucralfate – Công dụng, Cách dùng và Giá bán

Thuốc Sucralfate có thành phần chính là hoạt chất Sucralfate. Thuốc có tác dụng làm liền sẹo tại những vị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua