Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày hiện nay

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Trào ngược dạ dày thực quản thường không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người bệnh cần thực hiện các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày để tránh các rủi ro và biến chứng không mong muốn.

Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản để có biện pháp điều trị thích hợp

Khi nào cần xét nghiệm trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược và ợ nóng là một vấn đề phổ biến và không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi trào ngược có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần đến bệnh viện để chẩn đoán bệnh ngay khi có các dấu hiệu như:

  • Đau khi nuốt hoặc khó nuốt
  • Hôi miệng hoặc có mùi vị khó chịu trong miệng
  • Đau ngực
  • Ợ nóng thường xuyên
  • Khàn tiếng
  • Nôn hoặc buồn nôn thường xuyên
  • Viêm họng hoặc đau họng
  • Ho
  • Có dấu hiệu hen suyễn

Các phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến

Một người thường xuyên bị ợ nóng hoặc trào ngược dạ dày thực quản cần được chẩn đoán và điều trị phù hợp để tránh các rủi ro. Đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh nên tránh tự chẩn đoán và điều trị tại nhà, điều này có thể khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: Giải pháp điều trị trào ngược dạ dày an toàn, hiệu quả nhất từ bài thuốc Đông y

Một số phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày phổ biến hiện nay bao gồm:

1. Khám và kiểm tra thể chất

Để kiểm tra tình trạng trào ngược, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra các  triệu chứng và thể chất của người bệnh. Bác sĩ cũng có thể đặt một số câu hỏi về các vấn đề và tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Ngoài ra, đôi khi bác sĩ cũng có thể yêu cầu một danh sách các món ăn, thực phẩm mà người bệnh thường xuyên sử dụng. Điều này có thể giúp ích trong việc xác nhận nguyên nhân gây trào ngược và giúp việc điều trị trở nên thuận lợi hơn.

Nếu xác nhận các dấu hiệu trào ngược dạ dày thực quản, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh thực hiện một số xét nghiệm tiêu hóa để chẩn đoán bệnh.

phương pháp chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản
Để xác định tình trạng trào ngược, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra các dấu hiệu bên ngoài

2. Kiểm tra nồng độ axit

Xét nghiệm này thường được thực hiện thông qua đầu dò Axit Ambulatory. Thiết bị này có thể đo được lượng axit ở dạ dày trong vòng 24 giờ.

Để thực hiện xét nghiệm, bác sĩ có thể luồn một ống dài nhỏ, mỏng và linh hoạt thông qua mũi (hoặc miệng) để đi đến thực quản của người bệnh. Người bệnh có thể cần đeo một túi nhỏ để thiết bị theo dõi lượng axit đi từ dạ dày đến thực quản và cổ họng.

Ngoài ra, bác sĩ có thể gắn một thiết bị nhỏ có hình viên năng vào thực quản của người bệnh. Thiết bị này có thể đo lượng axit trong thực quản và gửi tín hiệu đến thiết bị được kết nối bên ngoài cơ thể. Thiết bị này sẽ rời khỏi thực quản và đi ra khỏi cơ thể theo đường đại tiện sau hai ngày.

Xét nghiệm này có thể cho bác sĩ biết về nồng độ axit dạ dày và lượng axit trào ngược lên dạ dày. Từ đó đưa ra các chẩn đoán và phương pháp điều trị phù hợp.

Thoát khỏi trào ngược dạ dày bằng bài thuốc tốt nhất dưới sự hướng dẫn của đội ngũ chuyên gia đầu ngành

3. Chẩn đoán thông qua X-quang có chất cản quang

Trong xét nghiệm này, người bệnh cần nuốt một chất lỏng phản quang có tên là Barium. Chất này sẽ bao phủ bên trong cổ họng, dạ dày và đường tiêu hóa trên. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể dễ dàng nhìn thấy các vấn đề, tổn thương bên trong các cơ quan thông qua hình chụp X – quang.

Tác dụng phụ của xét nghiệm này bao gồm gây ra cảm giác đầy hơi và đau dạ dày nhẹ. Tuy nhiên, các triệu chứng sẽ khỏi trong vài giờ. Do đó, nếu sự khó chịu kéo dài hơn 24 giờ, hãy thông báo cho bác sĩ điều trị.

chẩn đoán qua x -quang thực quản
Thông qua hình ảnh X – quang thực quan bác sĩ có thể xác định các tổn thường bên trong thực quản

4. Chẩn đoán trào ngược thông qua nội soi

Nội soi đại tràng là việc bác sĩ đặt một ống dài, mỏng có gắn máy ảnh ở đầu vào hệ thống tiêu hóa của người bệnh. Ống nội soi sẽ đi qua mũi (hoặc miệng) để đi xuống thực quản, dạ dày để kiểm tra tổn thương và dấu hiệu bệnh lý.

Trước lúc nội soi người bệnh có thể được sử dụng một loại thuốc có tác dụng an thần nhẹ. Thuốc có thể giúp người bệnh thư giãn cổ họng, tránh các cơn đau và giúp quá trình xét nghiệm thoải mái hơn.

Nội soi có thể phát hiện tình trạng trào ngược, viêm thực quản, viêm dạ dày hoặc các biến chứng khác có thể xảy ra. Ngoài ra, nội soi cũng được sử dụng để lấy mẫu mô ở thực quản (sinh thiết). Sau đó mẫu mô sẽ được kiểm tra ở phòng thí nghiệm để loại bỏ các nguy cơ và bệnh lý nghiêm trọng.

5. Nhân trắc học thực quản

Nhân trắc học thực quản là biện pháp đo các cơn co thắt ở thực quản trong khi nuốt. Xét nghiệm này có thể đo lường được khả năng phối hợp và lực tác động bởi các cơ quan trong thực quản.

Kết quả đo các cơn co thắt ở thực quản có thể giúp bác sĩ kiểm tra sự phối hợp của các cơ quan trong thực quản. Từ đó đưa ra các chẩn đoán và có biện pháp khắc phục phù hợp.

NSND Trần Nhượng chữa dạ dày tại Thuốc dân tộc

6. Chẩn đoán thông qua hình học thực quản

Trong xét nghiệm này bác sĩ sẽ luồn một ống dài, mỏng vào thực quản. Ống này có nhiệm vụ xác nhận cách thực quản hoạt động để đẩy axit lên trên. Xét nghiệm này cũng có thể giúp bác sĩ xác nhận các hoạt động của thực quản có bình thường hay không.

Trước khi thực hiện xét nghiệm, người bệnh sẽ được tiêm một chất gây tê vào mũi. Sau khi ống dò đã tiến vào mũi, người bệnh sẽ được yêu cầu nằm nghiêng bên trái để ống đo được áp lực tác động lên các vị trí khác nhau của thực quản và dạ dày. Xét nghiệm này thường mất khoảng 20 – 30 phút và sau đó, người bệnh có thể cảm thấy đau nhẹ ở cổ họng và phần ngực.

chẩn đoán trào ngược dạ dày
Chẩn đoán hình học thực quản có thể giúp bác sĩ xác định các hoạt động của thực quản

7. Theo dõi nồng độ pH thực quản

Đây là xét nghiệm sử dụng máy theo dõi nồng độ pH để ghi lại nồng độ axit trong thực quản của người bệnh trong khoảng 24 giờ.

Trong xét nghiệm này, một ống nhỏ có gắn cảm biến pH ở đầu sẽ được đưa vào đường mũi đi vào thực quản dưới của người bệnh và để yên trong 24 giờ. Phần ở bên ngoài của ống thiết bị sẽ được đặt ở cạnh mặt của người bệnh và có gắn một thiết bị ghi âm nhỏ mà người bệnh có thể mang theo bên người.

Trong quá trình kiểm tra nồng độ pH, người bệnh cần ghi lại nhật ký ăn uống. Và thiết bị sẽ phát hiện ra các loại thực phẩm có khả năng gây trào ngược dạ dày thực quản. Thông tin này có thể giúp bác sĩ phân tích và có chẩn đoán tốt nhất về tình trạng bệnh.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Hành trình thoát khỏi đau dạ dày trào ngược 20 năm của bác tài xế xe ôm nhờ Thuốc Dân Tộc

 

Thông tin bổ sung

 

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 03:20 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:10 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Mẹo chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam tại nhà

Chữa trào ngược dạ dày bằng nha đam giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh, đồng thời giúp người bệnh cảm…

Trào ngược dạ dày gây ra một số biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? [Hỏi đáp]

Trào ngược dạ dày thực quản là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, bệnh có thể…

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ có thực sự hiệu quả?

Để kiểm soát triệu chứng ợ hơi, ợ chua, đau rát ở vùng ngược,... người bệnh có thể áp dụng…

Bệnh Trào Ngược Dạ Dày Gây Đau Lưng Và Cách Xử Lý

Tình trạng trào ngược dạ dày gây đau lưng có thể trở nên nghiêm trọng và lan tỏa ra các khu vực…

Trào ngược dạ dày Trào ngược dạ dày thực quản: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Trào ngược dạ dày hay còn gọi là trào ngược dạ dày thực quản ngày càng có xu hướng tăng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua