Hậu Covid gây ho: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Theo thông tin cập nhật từ Bộ Y tế, có tới 50 -70% bệnh nhân mắc Covid gặp di chứng hậu Covid gây ho. Tình trạng ho kéo dài gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sinh hoạt, làm việc của người bệnh. Vậy hậu Covid bị ho nhiều phải làm sao? Có nguy hiểm không? 

Nguyên nhân gây ho hậu Covid

Nguyên nhân gây ho hậu Covid là do sự ảnh hưởng của virus Sars- CoV- 2 đến đường hô hấp từ vùng mũi họng tới các phế nang.

  • Nguyên nhân thường gặp: Niêm mạc của các cơ quan gây ho như họng, thanh quản, khí phế quản bị kích thích trong và sau khi mắc Covid.
  • Nguyên nhân khác: Ở những bệnh nhân nặng, phổi và hệ hô hấp bị tổn thương như viêm phổi, xẹp phổi, thuyên tắc mạch phổi và để lại di chứng hậu Covid.
Nguyên nhân gây ho hậu covid
Những ảnh hưởng của virus lên đường hô hấp chính là nguyên nhân của hậu Covid gây ho

BS Nguyễn Ngọc Minh – Giảng viên khoa Tai Mũi Họng, đại học Y Phạm Ngọc Thạch cho biết cơn ho hậu Covid mà người bệnh gặp phải là do virus kích thích viêm, mức độ cơ ho sẽ ảnh hưởng bởi mức độ bệnh, môi trường và nhiệt độ bên ngoài

=> ĐỌC NGAY: Ho ra máu – Lao, Ung thư hay bị bệnh gì?

Dấu hiệu của hậu Covid gây ho

Tình trạng hậu Covid gây ho đặc trưng với những triệu chứng điển hình sau:

  • Ho: Bệnh nhân có thể bị ho khan hoặc có đờm, ho khan sẽ thường gặp hơn. Tình trạng ho cải thiện dần trong 19 ngày kể từ khi mắc bệnh nhưng cũng có những người kéo dài tới 4 tuần hoặc vài tháng.
  • Các triệu chứng kèm theo: Ngứa họng, đau rát họng, khàn tiếng và đau tức vùng cơ hoành do ho nhiều

Ho do hậu Covid có nguy hiểm không?

Thông thường, ho hậu Covid không gây nguy hiểm cho cơ thể, sẽ cải thiện dần trong 2-3 tuần và khỏi hẳn trong 3 tháng.

Tuy vậy, ho cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo việc phổi đang có tổn thương. Nếu bệnh nhân bị ho 2 – 3 tuần liên tục không đỡ kèm theo tức ngực, khó thở, SpO2 dưới 96%, có sốt hoặc không thì nên đi khám bác sĩ sớm để kiểm tra các bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, xơ phổi

Điều trị hậu Covid gây ho

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ ho của từng bệnh nhân mà việc điều trị sẽ áp dụng phương pháp dùng thuốc, không dùng thuốc hoặc kết hợp cả hai.

1. Dùng thuốc

Một số nhóm thuốc thường được dùng điều trị cho bệnh nhân bị di chứng hậu Covid gây ho gồm:

  • Thuốc trị ho: Hai loại thuốc được dùng nhiều trong điều trị ho là Terpin Codein và Dextromethorphan. Phù hợp dùng để điều trị ho khan.
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh được chỉ định khi bệnh nhân ho hậu Covid kèm theo nhiễm khuẩn. Dấu hiệu là đờm đặc, màu vàng hoặc xanh.  Một số thuốc kháng sinh thường dùng là Beta lactam, Macrolid…
  • Thuốc chống viêm: Thường dùng trong trường hợp viêm long đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản. Loại phổ biến nhất là Alphachymotrypsin.
  • Thuốc kháng histamin: Điển hình trong nhóm này là thuốc Diphenhydramin điều trị ho khan do kích ứng, nhất là ho vào ban đêm.
  • Thuốc làm loãng đờm: Các thuốc làm loãng đờm như Acemuc, Bisolvon… có công dụng làm loãng đờm để dễ dàng tống ra ngoài khi ho.

=> BẬT MÍ: Cách chữa ho khan về đêm hiệu quả, dứt ngay cơn ho [THAM KHẢO NGAY]

2. Điều trị không dùng thuốc

  • Hít vào và thở ra chậm bằng mũi có công dụng dịu nhanh cơn ho;
  • Uống từng ngụm nhỏ nước ấm cho tới khi hết ho;
  • Tập thở nhiều lần trong ngày để sạch đờm, thông thoáng đường thở;
  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng mũi họng để tránh bị ho do lạnh;

Những lưu ý quan trọng giúp nhanh khỏi ho hậu Covid

Bệnh nhân gặp phải di chứng hậu Covid gây ho nên lưu ý những điều sau để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng khó chịu.

1. Khi nào cần đi khám bác sĩ?

Những đối tượng sau nên đi khám bác sĩ:

  • Bệnh nhân F0 thể nhẹ bị ho kéo dài trên 4 tuần không giảm hoặc ho kèm theo đau tức ngực, khó thở, có sốt hoặc không.
  • Những bệnh nhân có tiền sử mắc Covid thể nặng, phải nhập viện điều trị
  • Người có bệnh nền, nhất là các bệnh về hô hấp, tim mạch.
  • Người trên 60 tuổi.
Người bị hậu Covid gây ho nên đi khám sớm
Người bệnh bị ho hậu Covid nên đi khám sớm để loại trừ những tổn thương phổi

Tùy vào mỗi bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám và chỉ định các cận lâm sàng khác nhau.

  • Khám tổng quát phổi và đo chức năng hô hấp.
  • Chụp Xquang ngực không chuẩn bị, CT vùng ngực để tìm tổn thương có thể gặp.
  • Xét nghiệm máu để không bỏ sót các phản ứng viêm.
  • Một số bệnh nhân có nội soi dạ dày nhằm loại trừ nguyên nhân gây ho do trào ngược dạ dày- thực quản dẫn tới kích ứng niêm mạc họng.

2. Hậu Covid gây ho nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất?

Chế độ ăn cũng rất quan trọng với việc làm giảm ho hậu Covid.

  • Nên ăn: Bệnh nhân nên ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục sau Covid. 
  • Không nên: Người bệnh không nên ăn nhiều hải sản hoặc đồ tanh vì dễ bị kích ứng. Các thực phẩm cay nóng sẽ làm tổn thương niêm mạc họng, đồ ăn, uống lạnh kích thích niêm mạc họng gây ho.

Trên đây là những thông tin về triệu chứng thường gặp và giải pháp giúp người bệnh cải thiện tình trạng hậu Covid gây ho.  Nếu còn thắc mắc, hãy để lại thông tin bên dưới để được tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Thuốc Dân Tộc tư vấn hoàn toàn miễn phí.

THAM KHẢO THÊM

Ngày đăng 22:00 - 18/12/2023 - Cập nhật lúc: 22:09 - 18/12/2023
Chia sẻ:
Ho có đờm khó thở Ho Có Đờm Khó Thở Là Bệnh Gì? Cách Khắc Phục

Ho có đờm khó thở đột ngột và kéo dài khiến nhiều người lo lắng, đặc biệt trong thời điểm…

Thuốc Astex là thuốc để điều trị ho ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh. Thuốc ho Astex giá bao nhiêu, có tốt không, có tác dụng phụ?

Thuốc ho Astex được bào chế ở dạng dung dịch siro, có tác dụng điều trị chứng ho ở trẻ…

Ho đờm có máu Ho Đờm Có Máu Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm? Điều Cần Biết

Ho có đờm máu là tình trạng khi bạn ho ra máu trong đờm. Đây có thể là một triệu…

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng Vì Sao Không Ho Nhưng Có Đờm Ở Cổ Họng? Cần Làm Gì?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vào…

Bệnh ho gà có lây không, qua đường nào? [Hỏi – Đáp]

Bệnh ho gà có lây không là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế, đây là căn bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua