Vì Sao Không Ho Nhưng Có Đờm Ở Cổ Họng? Cần Làm Gì?

Không ho nhưng có đờm ở cổ họng là tình trạng rất nhiều người gặp phải, đặc biệt là vào lúc sáng sớm sau khi thức dậy hoặc vào ban đêm. Triệu chứng này gây cảm giác khó chịu, khiến người bệnh gặp khó khăn khi nói chuyện hoặc ăn uống. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng có dịch đờm trong cổ họng nhưng không ho là gì? Cách khắc phục ra sao?

Nguyên nhân khiến cổ họng có đờm nhưng không ho
Đờm là chất dịch nhầy được cơ thể tiết ra do các rối loạn không kiểm soát của hệ thống chế tiết trên đường hô hấp. Dịch tiết này bao gồm rất nhiều thứ như các vi sinh vật, chất nhầy, tế bào chế, các chất vô cơ, hồng cầu, bạch cầu… Và đây cũng là một trong những yếu tố làm kích thích phản xạ ho trong cơ thể.
Tuy nhiên, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020, Cố vấn chuyên môn trên các chương trình sức khỏe uy tín kênh VTV2,VTC2) cho biết không phải trường hợp nào cổ họng có dịch đờm cũng đều kèm theo ho. Các chuyên gia cho rằng có rất nhiều nguyên nhân khác gây ra tình trạng không ho nhưng vẫn có đờm. Chẳng hạn như:
1. Dị ứng
Với những người có cơ địa mẫn cảm, dễ bị dị ứng khi vô tình tiếp xúc với một số tác nhân như bụi bẩn, phấn hoa, khói thuốc lá, lông động vật, mùi hóa chất… sẽ gây kích thích phản xạ tiết ra chất dịch đờm nhiều hơn để đào thải các dị vật này ra khỏi đường thở. Đây là cơ chế hoạt động bình thường của cơ thể nên hầu hết các trường hợp mắc bệnh đều không gây ho hoặc ho ít.
2. Ô nhiễm môi trường, khói thuốc lá
Những người nghiện hút thuốc lá hoặc hít phải khói bụi, rác thải do môi trường ô nhiễm trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ viêm đường hô hấp. Khi gặp phải tình trạng này, các lớp niêm mạc phổi, niêm mạc mũi và phế quản bị tổn thương, gây rối loạn hệ thống chế tiết ở đường hô hấp làm cho dịch đờm tiết ra nhiều, dẫn đến cơ thể bị quá tải không tiêu hóa hết và ứ đọng lại trong vùng họng.
3. Nhiễm trùng đường thở
Sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus từ môi trường bên ngoài vào trong đường hô hấp tạo nên những tổn thương nhất định và khiến cơ quan này tiết ra nhiều chất dịch nhầy hơn so với bình thường. Biểu hiện rõ ràng nhất ở những người bị nhiễm trùng đường thở là dịch đờm sản sinh nhiều quá mức nhưng không ho.

4. Do đặc thù công việc
Một số ngành nghề đặc thù có tính chất bắt buộc phải liên thường xuyên tiếp xúc với khói bụi, các loại hóa chất công nghiệp rất dễ làm tăng nguy cơ gây ra các bệnh lý đường hô hấp. Ngoài ra, những người làm giáo viên, ca sĩ phải nói, hát liên tục cũng dễ khiến cổ họng bị tổn thương và hình thành các bệnh viêm nhiễm, làm xuất hiện triệu chứng ho nhưng không có đờm ở trong cổ họng.
5. Ăn nhiều các loại thực phẩm làm tăng tiết dịch đờm
Cổ họng bị tổn thương, viêm nhiễm khi bạn bị cảm cúm hay chỉ đơn giản bị kích ứng do uống đá lạnh… vốn rất nhạy cảm. Trong thời điểm này, nếu người bệnh sử dụng các loại thực phẩm như trứng, sữa, ngũ cốc, lúa mì và các chế phẩm liên quan sẽ càng làm tăng khả năng tăng tiết dịch đờm tích tụ trong cổ họng.
6. Do lệch vách ngăn mũi
Lương y Tuấn chia sẻ, những người có vấn đề về cấu trúc mũi, dị hình hoặc vách ngăn mũi bị lệch bẩm sinh hoặc chấn thương do ngoại lực tác động, cổ họng bị thương… cũng có thể khiến cơ thể sản sinh dịch đờm nhiều hơn trong cổ họng.
Ngoài ra, một số thói quen xấu khác như uống quá ít nước, nghiện rượu, bia, các chất kích thích, lười vận động gây suy giảm sức đề kháng… cũng là những nguyên nhân hàng đầu gây ra triệu chứng có đờm trong cổ họng nhưng không ho.
Không ho nhưng có đờm trong cổ họng là dấu hiệu của bệnh gì?
Bên cạnh các nguyên nhân vừa kể trên, tình trạng này còn là dấu hiệu đặc trưng của một số bệnh lý sau:
1. Cảm lạnh
Cảm lạnh, cảm mạo là bệnh lý đường hô hấp thường gặp. Tùy theo từng trường hợp mà người bệnh có thể bị ho khan hoặc không ho nhưng cổ họng lại tích tụ rất nhiều dịch đờm vào ban đêm và buổi sáng sớm.

Tình trạng này xuất hiện khi thời tiết thay đổi đột ngột và có thể nhanh chóng thuyên giảm nếu bạn có sức đề kháng tốt cũng như được chăm sóc kỹ lưỡng mà không cần dùng đến thuốc. Ngược lại, nếu bệnh có xu hướng diễn tiến ngày càng nặng, dịch đờm ở cổ họng ngày càng nhiều không giảm tốt nhất nên thăm khám tại bệnh viện để được chăm sóc, điều trị phù hợp.
2. Viêm họng hạt
Viêm họng hạt là một dạng nhiễm trùng mãn tính, có tính chất dai dẳng, tái đi tái lại nhiều lần và khó điều trị dứt điểm. Một số trường hợp nặng, bệnh có thể gây các biến chứng như áp xe, viêm tai giữa, nhiễm trùng máu… Lương y Tuấn cho biết, một trong những dấu hiệu đầu tiên biểu hiện cho căn bệnh này là tình trạng tiết nhiều dịch đờm trong cổ họng nhưng không ho hoặc ho khan, ngứa rát họng, tức ngực, khó thở, nổi hạch, có cảm giác nuốt vướng, hắt hơi, sổ mũi…
3. Viêm amidan
Nếu bạn có cảm giác đau họng, cổ họng chứa nhiều dịch đờm nhưng không ho thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh viêm amidan. Căn bệnh này xảy ra do 2 khối amidan trong vòm họng bị nhiễm trùng. Bên cạnh tiết nhiều dịch đờm, bệnh viêm amidan còn đi kèm với một số triệu chứng khác như sốt, đau họng, sưng họng, nuốt đau… Ngoài ra, dịch còn có mùi hôi tanh khó chịu nếu bệnh chuyển sang giai đoạn bội nhiễm.
Lương y Tuấn cho hay, bệnh viêm amidan cần được chữa trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm như áp xe amidan, viêm mũi, viêm xoang, viêm thanh quản, viêm khí quản, cùng một số bệnh lý viêm đường hô hấp khác.
4. Viêm phế quản
Viêm phế quản là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp khá phổ biến gây kích thích cổ họng và làm tăng tiết dịch đờm. Người mắc bệnh lý này trong giai đoạn đầu thường ít ho, khạc ra đờm có màu vàng hoặc màu xanh do viêm nhiễm.
4. Ung thư vòm họng
Tình trạng đau họng, có nhiều dịch đờm ở cổ họng nhưng không ho rất có thể là dấu hiệu sớm của bệnh ung thư vòm họng hoặc ung thư thanh quản. Đây là một trong những bệnh lý đường hô hấp cực kỳ nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng khó lường.

Theo lương y Tuấn, ngoài triệu chứng không ho nhưng vẫn có đờm, bệnh ung thư vòm họng còn kèm theo các triệu chứng khác như khan giọng, mất tiếng, khạc đờm ra máu, ù tai, tức ngực, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, sụt cân…
5. Trào ngược dạ dày thực quản
Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) là chứng bệnh phổ biến ở đường tiêu hóa, xảy ra do sự tăng tiết quá mức của dịch vị axit dạ dày và bị đẩy ngược lên trên vòm họng. Lượng axit dịch vị này ứ đọng lại gây kích thích đến cổ họng và sản sinh nhiều dịch nhầy hơn mức bình thường nhưng lại không gây ho. Ngoài triệu chứng này, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng khác như đau rát họng, ợ chua, ợ hơi, khó nuốt, khàn giọng…
Ngoài ra, một số bệnh lý khác như ho gà, viêm họng, viêm phổi, lao phổi, sởi, thủy đậu… cũng có thể gây ra xuất hiện dịch đờm trong cổ họng nhưng không ho.
Có đờm trong cổ họng nhưng không ho có nguy hiểm không?
Lương y Tuấn chia sẻ, tình trạng có đờm trong cổ họng nhưng không gây ho do rất nhiều nguyên nhân gây ra, là dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý đường hô hấp phổ biến. Lúc này, chỉ cần người bệnh chú ý quan sát, không lơ là chủ quan mà tiến hành điều trị tích cực có thể điều trị bệnh dứt điểm hoặc ít nhất cũng cải thiện được các triệu chứng.
Thông thường, nếu triệu chứng này chỉ kéo dài từ 1 – 2 tuần và có dấu hiệu thuyên giảm nhanh chóng khi được chăm sóc, điều trị thì người bệnh không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, vì các triệu chứng này khá giống với cảm cúm thông thường nên người bệnh khá chủ quan, để tái phát thường xuyên khiến bệnh kéo dài và tiến triển thành mạn tính. Lúc này, chắc chắn bạn sẽ phải chung sống với bệnh cả đời.
Ngoài ra, nếu triệu chứng không ho nhưng vẫn có đờm ở cổ là khởi đầu của các bệnh lý nghiêm trọng như viêm phổi, lao phổi, nhồi máu phổi, ung thư phổi… sẽ khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng, nặng nhất là gây tử vong nếu không được xử lý cấp cứu và điều trị đúng cách ngay từ đầu.
Hướng dẫn cách phân biệt màu sắc dịch đờm nhận biết bệnh
Theo lương y Tuấn, màu sắc dịch đờm là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn dễ dàng nhận định chính xác loại bệnh đang gặp phải. Chẳng hạn như sau:

- Dịch đờm màu trắng đục: Có thể là do cảm lạnh, dị ứng, viêm amidan hốc mủ, nhiễm trùng đường hô hấp…
- Dịch đờm màu xanh hoặc vàng: Chứng tỏ bạn đang bị nhiễm vi khuẩn, virus, mắc bệnh viêm xoang bướm, viêm xoang sàng sau khiến dịch đờm chảy ngược xuống cổ họng. Trường hợp quan hệ tình dục bằng miệng nếu thấy có dịch đờm màu vàng hoặc xanh có thể là dấu hiệu của bệnh lậu.
- Dịch đờm màu nâu: Thường là do người bệnh nghiện thuốc lá nặng, ô nhiễm môi trường, cảm lạnh hoặc do khoang mũi quá khô. Một số trường hợp khác khạc ra đờm đặc màu nâu còn là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng giai đoạn sớm.
- Dịch đờm màu đen: Có thể nghi ngờ do viêm phổi hoặc nhiễm nấm, nhiễm vi khuẩn do cơ thể hít phải nhiều loại hóa chất, chất kích ứng hoặc khí độc hại.
Cách điều trị khắc phục tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng
Để điều trị tình trạng có dịch đờm ở cổ họng nhưng không ho, trước tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh, sau đó tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh áp dụng biện pháp điều trị phù hợp.
1. Điều trị nội khoa
Tình trạng đờm ở cổ họng mức độ nhẹ, không ho và xuất phát từ những nguyên nhân đơn giản thì hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng một số loại thuốc dạng uống, viên ngậm, thuốc xịt tại chỗ… Các loại thuốc này có tác dụng chủ yếu làm tiêu đờm, tiêu viêm, chống khuẩn… Tùy theo từng trường hợp bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Một vài loại thuốc thường gặp trong điều trị tình tạng trạng này như:

- Thuốc long đờm: Bao gồm carbocystein, acetylcystein, eprazinon, bromhexin, ambroxol…
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): như Aspirin liều cao, Ibuprofen (Advil, Midol, Motrin…), Naproxen (Naprosyn, Aleve…)
- Thuốc kháng sinh: nhóm thuốc Beta – lactamin (Pennicillin, Ceftriaxone, Amocillin, Cephalaxin…), nhóm thuốc Macrolid (Clarithromycin, Erythromycin, Aithromycin…)
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Những trường hợp kèm theo đau rát họng có thể dùng thêm các loại thuốc như Paracetamol, Aspirin…
- Thuốc kháng viêm Corticosteroid: Được dùng cho những trường hợp viêm nhiễm vùng cổ họng mức độ nặng. Điển hình như Dexamthason, Betamethasone, Prednisolone…
Lưu ý: Việc dùng thuốc Tây điều trị bệnh tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, vì vậy người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối liều dùng, cách dùng do bác sĩ chỉ định. Không lạm dụng, tự ý tăng giảm liều hoặc để tránh gây ra tác dụng phụ ngoài ý muốn và càng khiến bệnh nặng hơn khó chữa.
2. Can thiệp ngoại khoa
Với những trường hợp tình trạng dịch đờm tích tụ trong cổ họng dai dẳng xuất phát từ các bệnh lý nguy hiểm, bác sĩ sẽ cân nhắc cho người bệnh thực hiện các biện pháp can thiệp ngoại khoa để dứt điểm bệnh và phòng ngừa biến chứng. Hiện nay, y học hiện đại ghi nhận 2 biện pháp phổ biến được ứng dụng để làm tiêu đờm là:

- Nội soi phế quản: Đây là thủ thuật được thực hiện bằng cách sử dụng ống nội soi có gắn camera luồn vào bên trong đường hô hấp. Cách này sẽ giúp làm thông thoáng đường thở bằng cách hút sạch dịch đờm, các chất tích tụ gây bít tắc đường thở… Đặc biệt, cách này còn giúp bác sĩ dễ dàng quan sát và chẩn đoán sơ bộ hình thái của đường hô hấp để có hướng điều trị phù hợp.
- Phương pháp DNR – Plasma: Đây là thủ thuật ngoại khoa hiện đại được thực hiện bằng cách đưa vào bên trong mũi – họng một ống nhỏ mềm có gắn camera để tìm kiếm và phát hiện ổ bệnh. Sau đó, dụng cụ này sẽ tiến hành giải phóng một lượng ion Plasma vừa đủ để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, phá hủy các tế bào bệnh, đánh tan đờm tích tụ ở cổ họng và giảm mức độ nhạy cảm tại khu vực này.
Lưu ý: Không phải trường hợp không ho nhưng có đờm ở cổ họng cũng đều được can thiệp ngoại khoa. Vì vậy, thay vì lo lắng không biết cách điều trị thì tốt nhất người bệnh nên chủ động thăm khám để được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.
3. Trị DỨT ĐIỂM ho bằng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, AN TOÀN TUYỆT ĐỐI
Từ xưa đến nay, người Việt ta luôn ưu tiên việc chữa bệnh LÀNH – XANH – SẠCH bằng các thảo dược có sẵn trong tự nhiên. Thấu hiểu được điều đó, từ những năm 1860, cố lương y Đỗ Minh Tư (người đầu tiên gây dựng lên sự nghiệp chữa bệnh của dòng họ Đỗ Minh) đã nghiên cứu và hình thành nên bài thuốc nam trị ho, viêm họng Đỗ Minh.
KHÁM PHÁ: Bài thuốc nam trị ho, viêm họng của Nhà thuốc Đỗ Minh Đường có tốt như lời đồn không? Giá bao nhiêu?
Trải qua một chặng đường dài, tồn tại gần 3 THẾ KỶ, bài thuốc Ho – Viêm Họng Đỗ Minh đã được truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh là lương y Đỗ Minh Tuấn kế thừa và phát triển. Dù trên thị trường ngày càng có nhiều bài thuốc trị ho, viêm họng, song bài thuốc nam Đỗ Minh Đường vẫn được người bệnh và giới chuyên gia đánh giá cao hơn cả.
100% DƯỢC LIỆU SẠCH, an toàn TUYỆT ĐỐI cho người bệnh
Từ nhiều năm về trước, nhằm chủ động nguyên liệu trong các bài thuốc nam của dòng họ, lương y Tuấn cùng cố lương y Đỗ Thị Hiển (truyền nhân đời thứ 4 dòng họ Đỗ Minh) đã chủ trương phát triển vườn dược liệu sạch. Hiện tại, gần 50 dược liệu có trong bài thuốc Ho – Viêm Họng Đỗ Minh đều được ươm trồng, chăm sóc cẩn thận trong điều kiện thổ nhưỡng tốt nhất tại 3 vườn thuốc ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Từ quy trình tưới tiêu, ươm giống và thu hoạch, nhà thuốc Đỗ Minh Đường đều thực hiện theo đúng tiêu chuẩn GACP – WHO.
Một số dược liệu quý có trong bài thuốc phải kể đến như:
Ngoài ra, bài thuốc trị ho, viêm họng Đỗ Minh còn sử dụng các vị thuốc quý khác như hoàng kỳ, đẳng sâm, thục địa, sinh địa,… Đây đều là các vị thuốc có tính kháng sinh cao, giúp tiêu trừ vi khuẩn, đào thải độc tố và hỗ trợ làm lành niêm mạc họng do viêm nhiễm gây ra.
Sau khi được thu hái, các dược liệu sẽ trải qua quy trình bào chế khép kín liên tục suốt 48 giờ theo TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN 5 đời dòng họ Đỗ Minh để tạo nên thành phẩm cao thuốc sánh mịn. Quá trình này đều được nhà thuốc giám sát, canh chừng tỉ mỉ để thuốc giữ được dược tính cao nhất.
Nhờ chuẩn chỉnh từ khâu nguyên liệu đầu vào đến điều chế thuốc, bài thuốc Ho – Viêm Họng Đỗ Minh luôn đảm bảo KHÔNG chứa rác thuốc, dược liệu bẩn. Đặc biệt, bài thuốc cũng nói KHÔNG với tân dược và chất bảo quản. Vấn đề này đã từng được lương y Tuấn khẳng định rất nhiều lần mỗi khi xuất hiện trong các chương trình sức khỏe trên kênh VTV2, VTC2 với vai trò cố vấn chuyên môn.
Thực tế cũng cho thấy, rất nhiều người bệnh là trẻ em, phụ nữ có thai hay đang trong thời gian cho con bú, người có sức đề kháng yếu, khi sử dụng bài thuốc này cũng không gặp bất kỳ tác dụng phụ hay dấu hiệu bất thường nào.
ĐIỀU TRỊ TẬN GỐC, NGĂN NGỪA TÁI PHÁT
Lương y Tuấn chia sẻ, một trong những ưu thế lớn của bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường so với các bài thuốc ho, viêm họng khác hiện có trên thị trường là khả năng chữa bệnh toàn diện. Có được điều này là bởi, bài thuốc được nghiên cứu hoàn thiện theo đúng NGUYÊN TẮC VÀNG trong Đông y: “Lấy người bệnh làm gốc, tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh”.
Theo đó, bài thuốc trị ho, viêm họng Đỗ Minh kết hợp cùng lúc 2 loại thuốc khác nhau, cho tác dụng TIÊU ĐỜM – BỔ PHẾ – DƯỠNG THÂN, không chỉ cắt đứt triệu chứng ho mà còn bồi bổ, nâng cao thể trạng cho người bệnh:
- Thuốc đặc trị ho, viêm họng: Loại thuốc này chú trọng tác động sâu từ bên trong, giúp đào thải đờm dãi tích tụ ở các ổ viêm, chỉ khái, TIÊU ĐỜM, hạ huyết chỉ ho. Đồng thời thuốc cải thiện tình trạng tổn thương do viêm nhiễm gây ra.
- Thuốc giải độc chống viêm: Hỗ trợ làm mát gan, tiêu trừ độc tố, tiêu diệt gai cổ họng và tái tạo tế bào lympho.
Có lẽ, điểm đặc biệt trong liệu trình điều trị ho, viêm họng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường là kết hợp cùng lúc 2 bài thuốc, tạo nên mũi tên 2 chiều, tác động vào căn nguyên bệnh, cùng lúc chữa từ nguyên nhân đến triệu chứng ho, viêm họng. Đồng thời, thuốc có tác dụng cải thiện sức đề kháng, tăng cường chính khí trong cơ thể. Khi hệ miễn dịch của bệnh nhân tăng lên, yếu tố nội sinh sẽ kháng lại các tác nhân gây bệnh, từ đó mang lại hiệu quả điều trị lâu dài.
THAM KHẢO: Thực hư hiệu quả bài thuốc Viêm Họng Đỗ Minh qua phản hồi của ++150.000 người bệnh
Chữa khỏi cho HƠN 150.000 NGƯỜI BỆNH trong hơn 150 năm qua
Bài thuốc đặc trị ho, viêm họng của nhà thuốc Đỗ Minh Đường được ứng dụng trên hàng ngàn bệnh nhân. Hiệu quả của bài thuốc được chứng nhận qua nhiều feedback của người bệnh
Đơn cử như trường hợp của chị Thanh Loan (29 tuổi, Hà Nội) bị viêm họng mãn tính và cũng đã khỏi bệnh sau 3 tháng sử dụng bài thuốc nam dòng họ Đỗ Minh. Chị Loan chia sẻ: “Trước đây tôi có thói quen dùng thuốc Tây nhưng không hiệu quả. Sau khi dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường, tôi thấy tình trạng đau rát cổ họng, amidan sưng tấy, ho đờm, ho khan không còn nữa. Không những vậy, tôi cũng thấy tình trạng sức khỏe của mình tốt lên nhiều, không còn bị ốm vặt nhiều như trước nữa”.
Để lắng nghe chi tiết và chính xác cảm nhận của chị Loan về bài thuốc, mọi người có thể xem video dưới đây:
Chị Loan cùng hàng ngàn người bệnh khác đã khỏi bệnh nhờ bài thuốc gia truyền 150 năm tuổi. Vì vậy, bạn đọc đừng bỏ lỡ cơ hội thăm khám, chữa bệnh cùng chuyên gia hàng đầu tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Hãy nhanh tay liên hệ ngay để được tư vấn MIỄN PHÍ:
- Fanpage: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường
- Fanpage: Lương y Đỗ Minh Tuấn
4. Kết hợp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh các biện pháp điều trị vừa kể trên, người bệnh cũng cần chủ động áp dụng một số cách chăm sóc tại nhà để cải thiện triệu chứng, nhanh chóng khỏi bệnh.
Những điều cần tránh
- Tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, cà phê, đồ uống có gas, thuốc lá…
- Hạn chế ăn hoặc uống uống đá lạnh hoặc các loại thực phẩm, đồ uống được ướp, chế biến lạnh.
- Giảm tần suất ăn đường hoặc các loại đồ ăn ngọt.
- Tránh thực phẩm thô cứng, dễ gây ngứa như hạt vừng, lạc, hướng dương…
- Hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi, chứa hóa chất độc hại.
Những điều nên làm

- Uống nhiều nước sẽ giúp làm loãng dịch đờm, xoa dịu niêm mạc hô hấp và cải thiện hiệu quả tình trạng chảy nhiều đờm dãi, giảm nguy cơ gây tắc nghẽn đường thở.
- Giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển lạnh để cải thiện tình trạng tích tụ dịch đờm gây khó thở và phòng ngừa một số bệnh viêm đường hô hấp.
- Ăn uống đủ chất, tránh các loại thực phẩm làm tăng sinh dịch đờm như sữa, ngũ cốc, lúa mì…
- Súc họng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý thường xuyên để làm sạch khoang họng, tránh làm tăng sinh dịch đờm, xoa dịu cổ họng, giảm ngứa rát.
- Xông hơi nước nóng là một trong những mẹo hay giúp tiêu đờm trực tiếp bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. Hơi nước nóng sẽ giúp làm loãng dịch đờm, làm bong các mảng đờm đặc khô, khai thông đường thở. Bạn có thể xông hơi nước nóng bằng cách tắm nước nóng trong phòng kín hoặc trùm chăn lên đầu để xông.
- Tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng cách rèn luyện, vận động thể dục thể thao mỗi ngày. Không cần phải vận động quá nhiều hoặc quá sức, chỉ cần tập vừa phải nhưng đều đặn thường xuyên là được.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để cơ thể nhanh chóng phục hồi, tự chữa lành các tổn thương trong cơ thể.
- Hạn chế hét to, nói lớn hoặc nói liên tục để giảm nguy cơ tổn thương cổ họng.
Áp dụng mẹo dân gian làm giảm dịch đờm trong cổ họng
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tận dụng một số loại dược liệu quen thuộc sau để làm tiêu đờm, ngăn ngừa quá trình tăng tiết dịch đờm trong cổ họng:
Nghệ
Nghệ là loại dược liệu có đặc tính chống viêm, sát khuẩn, cải thiện hệ miễn dịch và làm tiêu đờm, loại bỏ dịch nhầy hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần pha tinh bột nghệ với nước ấm và uống 2 lần/ ngày. Kiên trì thực hiện cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Gừng
Tương tự như nghệ, gừng cũng có khả năng chống lại sự phát triển của các ổ vi khuẩn gây nhiễm trùng và được dùng để làm thuốc tiêu đờm, chống viêm cực kỳ hiệu quả. Vào mỗi buổi sáng ngủ dậy bạn có thể dùng vài lát gừng hãm với nước nóng để uống sẽ xua tan cảm giác khó chịu trong cổ họng. Kiên trì sử dụng mỗi ngày còn giúp cải thiện chức năng hệ hô hấp (đặc biệt ở những bị bệnh COPD và hen suyễn), tăng cường sức đề kháng và ức chế sự phát triển của các loại vi khuẩn gây bệnh.
Hành tây
Dùng hành tây để làm tiêu đờm, cải thiện tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng là mẹo dân gian cực kỳ hiệu quả bạn không nên bỏ qua. Bạn có thể sử dụng hành tây theo các cách đơn giản sau:

- Cách 1:Hành tây lột vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. Đổ mật ong vào chén hành sao cho ngập bề mặt và để qua đêm. Mỗi ngày sử dụng dung dịch nước cốt này tối đa 4 lần sẽ giúp giảm đờm nhanh chóng.
- Cách 2: Cắt hành thành từng khoanh mỏng đem trộn salad dầu giấm, có thể ăn mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cam thảo
Cam thảo là một trong những vị thuốc có tác dụng làm tiêu đờm hiệu quả được dùng phổ biến trong dân gian. Không những vậy, các dược chất trong cam thảo còn giúp long đờm, làm loãng dịch nhầy và giúp người bệnh thở dễ dàng hơn. Đặc biệt, mẹo dùng cam thảo để làm tiêu đờm đặc biệt phù hợp với những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) và bệnh hen suyễn.
Lá húng chanh
Theo y học cổ truyền, lá húng chanh có mùi thơm, tính ấm, vị chua, hơi cay có tác dụng hỗ trợ làm tiêu đờm, làm thông thoáng đường thở hoặc giảm ho (nếu có). Theo các nghiên cứu khoa học, trong tinh dầu lá húng chanh có tác dụng làm ức chế sự hoạt động của các loại vi khuẩn, đặc biệt là vi khuẩn trong đường hô hấp, phòng ngừa bệnh từ sớm. Bạn có thể áp dụng mẹo này theo cách đơn giản sau:
- Dùng một nắm lá húng chanh rửa sạch, ngâm nước muối 15 phút trước khi sử dụng.
- Cho vào chén và thêm vào một ít mật ong rồi mang đi hấp cách thủy.
- Sử dụng khi còn ấm nóng. Kiên trì thực hiện cho đến khi cổ họng được thông thoáng, dễ chịu thì ngưng.
Lưu ý: Hầu hết các mẹo sử dụng thảo dược để khắc phục tình trạng có đờm ở cổ nhưng không ho chỉ có khả năng hỗ trợ đem lại hiệu quả với những trường hợp mắc bệnh nhẹ, chưa có biến chứng nào nghiêm trọng. Mặc dù cách trị này khá an toàn và lành tính nhưng không nên thay thế hoàn toàn cho các biện pháp điều trị chuyên sâu.
Tình trạng không ho nhưng có đờm ở cổ họng dù xuất phát từ nguyên nhân gì đi chăng nữa nhưng nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách cũng đều sẽ diễn tiến nhanh, gây nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.
Có thể bạn quan tâm
Bình luận (1)

Bs cho e hỏi. Bé nhà e k ho k sốt k có nc mũi. Nhưg có đờm ở họng là bị ls ạ. Và cách điều trị ạ