Dị ứng bia rượu: Cách nhận biết, xử lý và cảnh báo nguy hiểm

Dị ứng bia rượu rất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên các phản ứng có thể trở nên nghiêm trọng bao gồm tổn thương gan, tim và làm tăng khả năng ung thư. Một số đối tượng nhất định, rượu làm cho các phản ứng dị ứng trở nên tồi tệ hơn.

dị ứng rượu
Dị ứng rượu là tình trạng người bệnh khó chịu sau khi uống rượu

Dấu hiệu nhận biết dị ứng bia rượu

Dị ứng rượu là tình trạng người dùng cảm thấy khó chịu sau khi uống rượu hoặc bất cứ loại đồ uống có cồn nào khác. Các triệu chứng dị ứng rượu bia thường gặp bao gồm:

  • Ngứa miệng, mắt hoặc mũi
  • Nổi mề đay mẩn ngứa, chàm hoặc bị ngứa trên da.
  • Đỏ mặt hoặc đỏ bừng ở một số vị trí khác trên cơ thể.
  • Sưng mặt, cổ họng hoặc các bộ phận cơ thể khác.
  • Nghẹt mũi, chảy nước mũi, thở khò khè hoặc khó thở.
  • Hạ huyết áp.
  • Chóng mặt, choáng váng đầu óc thậm chí là mất ý thức.
  • Đau bụng, buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy.

Mắc dù đa số các trường hợp dị ứng rượu thường không nghiêm trọng nhưng đôi lúc phản ứng có thể trở nên tồi tệ và ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Trong một số ít các trường hợp, dị ứng rượu bia có thể dẫn đến tử vong. Do đó nếu phát hiện các dấu hiệu dị ứng bia rượu, hãy đến bệnh viện để trao đổi với bác sĩ chuyên môn.

Phóng sự VTV2 đưa tin công tác khám chữa bệnh bằng Đông y tại TT Thuốc dân tộc. Chất lượng dịch vụ, dược liệu, hiệu quả điều trị, phản hồi bệnh nhân được nhận. [Đọc ngay]

Nguyên nhân gây dị ứng rượu bia

Trong rượu, bia hoặc các loại thực phẩm có cồn có chứa một số hoạt chất có khả năng gây dị ứng. Nếu bạn bị dị ứng rượu, hệ thống tiêu hóa sẽ xử lý rượu, bia, chất cồn không đúng cách và tạo ra các phản ứng dị ứng. Trong một số trường hợp, các triệu chứng dị ứng rượu có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư hạch Hodgkin, tuy nhiên điều này rất hiếm.

Dị ứng rượu thường rất hiếm khi xảy ra. Hầu hết các trường hợp phản ứng với rượu là do cơ thể không thể dung nạp được rượu, bia. Không dung nạp rượu bia là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt Aldehyd Dehydrogenase, một loại enzym được sử dụng để tiêu hóa rượu. Dấu hiệu không dung nạp rượu phổ biến là đỏ mặt và cơ thể nóng lên sau khi uống rượu, bia. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp một số dấu hiệu như: Đau đầu, buồn nôn, nôn, rối loạn nhịp đập của tim,…

dị ứng bia rượu
Những người có các bệnh dị ứng hoặc hen suyễn rất dễ bị dị ứng bia rượu

Một số đối tượng dễ bị dị ứng rượu:

  • Người gốc châu Á
  • Bị hen suyễn hoặc có bệnh dị ứng
  • Dị ứng với ngũ cốc hoặc một số loại thực phẩm khác
  • Bị bệnh ung thư hạch Hodgkin
  • Đang sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh khác.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Không dung nạp rượu, bia, đồ uống có cồn nhẹ có thể không cần đến gặp bác sĩ. Tất cả những gì người bệnh cần làm là tránh xa rượu, bia, hạn chế sử dụng càng ít càng tốt.

Tuy nhiên, nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc người bệnh có dấu hiệu đau dữ dội ở một số vị trí của cơ thể, hãy đến bệnh viện ngay lập tức. Ngoài ra, nếu nghi ngờ các triệu chứng dị ứng có thể liên quan đến thuốc hoặc các chế phẩm dược phẩm đang sử dụng, hãy đi khám bác sĩ và cầm theo các loại dược phẩm đã dùng.

Cách chữa dị ứng sau khi uống rượu

Hiện tại không có cách điều trị dứt điểm dị ứng rượu bia. Nếu bạn dị ứng rượu bia thì cách xử lý tốt nhất là tránh xa rượu và thức uống có cồn. Khi đi ăn uống bên ngoài cần cẩn thận lựa chọn đồ uống, kiểm tra thành phần của các loại thức uống. Đôi khi một lượng rượu rất nhỏ cũng có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng hoặc gây nguy hiểm đến tính mạng của người dùng.  

Ngoài ra, trong một số trường hợp bạn có thể sử dụng một số loại thuốc để kiểm soát các triệu chứng dị ứng bia rượu. Các loại thuốc phổ biến thường được dùng để điều trị dị ứng bia rượu bao gồm:

  • Thuốc kháng Histamine

Đối với tình trạng nhẹ, bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng Histamine để khắc phục các triệu chứng. Thuốc có sẵn ở dạng kê đơn và không kê đơn có tác dụng cắt giảm các phản ứng gây ra dị ứng rượu, bia.

Thuốc kháng Histamine cũng có thể làm giảm các triệu chứng mề đay mẩn ngứa, ngứa da và đỏ mặt khi dị ứng rượu.

cách chữa dị ứng sau khi uống rượu
Trong trường hợp dị ứng trung bình và nặng người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc để điều trị
  • Thuốc Epinephrine

Epinephrine được sử dụng cho các trường hợp dị ứng bia rượu từ trung bình đến nặng. Thuốc được đưa vào cơ thể bằng cách tiêm trực tiếp vào động mạch để phân phối khắp cơ thể.

Thông thường thuốc sẽ được tiêm thông qua động mạch đùi. Đây là một loại thuốc mà người bệnh có thể mang theo bên người để phòng lúc cần phải sử dụng bia rượu.

  • Thuốc điều trị hen suyễn

Trong một số trường hợp, bệnh nhân hen suyễn khi dị ứng rượu có thể bị khó thở. Vì vậy, bệnh nhân hen suyễn thường được khuyên mang thuốc theo bên người để phòng ngừa và khắc phục các triệu chứng kịp lúc.

Dị ứng rượu và những cảnh báo nguy hiểm

Dị ứng rượu bia là một tình trạng hiếm gặp. Đôi khi các triệu chứng dị ứng rượu có thể là dấu hiệu cho một số tình trạng khác trong cơ thể bao gồm:

1. Không dung nạp Histamine

Histamine là một hóa chất mà cơ thể tiết ra và được tìm thấy trong một số loại đồ uống và thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm lên men. Các triệu chứng không dung nạp Histamine tương tự như phản ứng dị ứng rượu. Các triệu chứng tiềm ẩn khác bao gồm đỏ và ngứa da, nghẹt mũi, khó thở, đau bụng, tiêu chảy.

Một số thực phẩm dễ gây ra tình trạng không dung nạp Histamine bao gồm:

  • Phô mai lâu năm
  • Thịt hun khói
  • Dưa cải muối
  • Rượu vang đặc biệt là rượu vang đỏ 
  • Bia  

2. Không dung nạp Sulfites

Sulfites là chất phụ gia được cho phép sử dụng trong thực phẩm và một số các nhân có thể dị ứng hoặc nhạy cảm với chất này. Hợp chất này thường được cho vào bia rượu, đặc biệt là rượu vang để hạn chế sự phát triển của nấm men và có tác dụng bảo quản chất lượng của sản phẩm.

Ở bệnh nhân hen suyễn, không dung nạp Sulfites có trong bia rượu có thể gây nên các cơn hen suyễn nghiêm trọng, bao gồm cả ảnh hưởng đến hệ thống hô hấp. Do đó, xem kỹ nhãn sản phẩm hoặc hạn chế sử dụng các sản phẩm chứa cồn để ngăn chặn tình trạng dị ứng và bệnh hen suyễn.

3. Ung thư hạch Hodgkin

Một số dị ứng rượu có thể là dấu hiệu mắc bệnh ung thư hạch Hodgkin. Dấu hiệu phổ biến là bị đau các hạch bạch huyết sau khi uống rượu.

dị ứng rượu phải làm sao
Ung thư hạch Hodgkin là bệnh nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến các cơ quan khác của cơ thể

Ung thư hạch Hodgkin làm ảnh hưởng đến hệ thống hạch bạch huyết, làm hạch bạch huyết mở rộng, sưng to. Thông thường, các bệnh bạch huyết thường không gây đau hoặc xuất hiện bất cứ dấu hiệu nào cả. Tuy nhiên, khi người bệnh uống rượu, các phản ứng có thể xảy ra và gây đau đớn.

Ung thư hạch Hodgkin là tình trạng u Lympho ác tính và có thể ảnh hưởng đến các hạch khác gây hại đến lá lách, gan và tủy xương.

4. Biến chứng nguy hiểm khác

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây dị ứng hoặc các phản ứng nghiêm trọng với các đồ uống chứa cồn mà biến chứng có thể bao gồm:

  • Lão hóa: Uống rượu mỗi ngày trong một thời gian dài có thể thúc đẩy quá trình phản ứng dị ứng ở một số người có cơ địa nhạy cảm và làm tăng tốc độ lão hóa.
  • Gây ra chứng đau nửa đầu: Uống rượu có thể làm một số người bệnh bị đau nửa đầu. Đây là có thể là phản ứng của cơ thể để chống lại các tác nhân gây hại.
  • Làm tình trạng hen suyễn trở nên nghiêm trọng: Có 33% bệnh nhân hen suyễn, trong vòng 1 giờ sau khi tiêu thụ rượu, các triệu chứng bệnh có thể tái phát, tăng khả năng dị ứng và gây ra các cơn hen.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Đôi khi các phản ứng dị ứng rượu có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng của người bệnh. Mặc dù điều này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên hãy gọi cho cấp cứu ngay khi người bệnh có dấu hiệu sốc phản vệ.

Nếu bạn bị dị ứng rượu bia, bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng tiêu thụ các loại đồ uống này. Tham khảo thành phần có trên nhãn sản phẩm trước khi sử dụng để tránh các triệu chứng. Trao đổi với bác sĩ để biết thông tin chi tiết.

Bài đọc thêm:

TIN BÀI NÊN ĐỌC

Ngày đăng 08:36 - 03/07/2023 - Cập nhật lúc: 09:58 - 04/07/2023
Chia sẻ:
Người bệnh chia sẻ kinh nghiệm khỏi hẳn mề đay sai 1 liệu trình tại Thuốc dân tộc
Bị mề đay mẩn ngứa từ nhỏ, bạn Nghiêm Huyền Linh (25 tuổi - Hà Nội) đã tìm được giải pháp khỏi hẳn bệnh chỉ sau 1 tháng áp dụng và gần nửa năm chưa tái phát.
Bị dị ứng thời tiết nên tắm bằng những loại lá này

Lá lốt, lá khế, lá ngải cứu... thường được nhiều người dùng để tắm khi bị dị ứng thời tiết.…

Thuốc Lorastad có công dụng gì? Cách dùng và thận trọng

Thuốc Lorastad hay thuốc Lorastad 10mg là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định điều trị các bệnh lý…

Bệnh dị ứng thời tiết ở trẻ em – Triệu chứng và cách trị

Theo các chuyên gia, trẻ em rất dễ mắc phải bệnh dị ứng thời tiết do hệ thống miễn dịch…

Bé bị sưng môi trên và sốt là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Bé bị sưng môi trên và sốt thường là dấu hiệu nhiễm trùng và dị ứng. Tuy nhiên, tình trạng…

Ăn dứa bị dị ứng – Nguyên nhân và cách khắc phục nhanh

Tương tự như dị ứng thực phẩm nói chung, một số người có thể gặp tình trạng ăn dứa bị…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua