Bị đau dây thần kinh lưng và cách chữa tốt nhất

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Rất nhiều bệnh nhân bị đau dây thần kinh lưng gây đau nhức, tổn thương nghiêm trọng ở các bộ phận như lưng, vai, hông… Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, người bệnh sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, hạn chế khả năng đi lại và hàng loạt biến chứng nguy hiểm khác.

Nguyên nhân gây đau dây thần kinh lưng
Đau dây thần kinh lưng ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân.

Thông tin về bệnh đau dây thần kinh lưng 

Đau dây thần kinh lưng là một dạng tổn thương ở dây thần kinh tọa. Khi dây thần kinh này bị chèn ép, huyết bị ứ lại sẽ gây ra tình trạnh đau buốt, tê bì cho bệnh nhân.

1. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh lưng

Có rất nhiều lí do dẫn đến bệnh đau dây thần kinh lưng. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị thích hợp nhất. Một số nguyên nhân phổ biến: 

  • Mang vác vật nặng quá sức gây áp lực lên cột sống.
  • Những nhân viên văn phòng ngồi quá lâu tại một chỗ, ít vận động sẽ gây đau dây thần kinh lưng. Đặc biệt, tư thế ngủ không đúng góp phần khiến bạn mắc phải căn bệnh này.
  • Những người có chế độ dinh dưỡng kém hoặc cơ thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng có khả năng mắc bệnh cao.
  • Người già là đối tượng rất dễ bị đau dây thần kinh lưng vì tuổi tác cao khiến xương khớp bị lão hóa.
  • Nhiều bệnh nhân bị thoái hóa cột sống lưng do chế độ ăn uống không hợp lý, vận động quá sức. Nếu không được kiểm soát, người bệnh sẽ rất dễ bị đau dây thần kinh lưng.
  • Tình trạng thoát vị đĩa đệm ở lưng nhanh chóng gây chèn ép, tổn thương cột sống lưng và khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội.
Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh bị đau dây thần kinh lưng dữ dội.
  • Bệnh viêm cột sống lưng là nền tảng khiến bệnh nhân bị bị đau dây thần kinh lưng liên tục trong khoảng thời gian dài.
  • Một số dị tật bẩm sinh có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, khiến người bệnh bị đau lưng thường xuyên.
  • Bị bị đau dây thần kinh lưng có thể do bệnh nhân bị viêm dây thần kinh tọa trước đó. Qua thời gian, bệnh có thể tái phát và khiến người bệnh bị đau nhức.
  • Ngoài những nguyên nhân trên, người bệnh đau dây thần kinh lưng có thể do mắc phải các bệnh lý như lao cột sống, bướu ở cột sống, đái tháo đường…

Tham khảo: Đau dây thần kinh chân – Dấu hiệu và cách điều trị

Quốc dược Phục cốt khang là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp của Trung tâm Thuốc dân tộc kết hợp hơn 50 vị thuốc quý. Đặc biệt, bài thuốc có sự góp mặt của nhiều bí dược lần đầu tiên được nghiên cứu và ứng dụng trong điều trị bệnh xương khớp tại Việt Nam.

2. Dấu hiệu mắc bệnh đau dây thần kinh lưng

Thực tế, bệnh đau dây thần kinh lưng sẽ có những dấu hiệu tương tự với bệnh đau dây thần kinh tọa. Vì vậy, cần cẩn thận với các triệu chứng bệnh như sau:

  • Đau nhức âm ỉ: Cơn đau lan nhanh từ cột sống lưng xuống các bộ phận khác như đùi, động mạch chân, các khớp ngón chân, hông… Chỉ cần bệnh nhân ho, cười, hắt hơi… cũng cảm thấy đau đớn.
  • Cơn đau tăng nhanh: Khi người bệnh ngồi lệch một bên hoặc di chuyển trên xe gập ghềnh, ổ gà sẽ đau nhiều hơn so với không vận động hoặc nằm nghỉ. Đặc biệt, khi thời tiết chuyển lạnh, bệnh nhân sẽ vô cùng đau đớn.
  • Tê buốt, cứng khớp: Từ phần cột sống lưng đến các khớp chân có dấu hiệu tê bì, cứng khớp, không thể cử động, di chuyển được. Nhất là vào buổi sáng, tình trạng cứng khớp xuất hiện nhiều hơn.
  • Không thể đứng thẳng lưng: Đau dây thần kinh lưng sẽ khiến cho người bệnh không thể đứng thẳng. 
  • Vận động gây đau đớn ở lưng: Người bệnh bị đau thường xuyên khi vận động (cúi, gập người) hoặc thực hiện các động tác như nghiêng người, xoay vặn lưng.
  • Thay đổi dáng đi: Bệnh nhân bị đau dây thần kinh lưng thường có dáng đi tập tễnh do lưng bị đau nhức ở một bên hoặc cả hai bên. Người bệnh có dấu hiệu bị cong vẹo cột sống, biến dạng phần xương ở lưng.
  • Rối loạn cảm giác: Tình trạng chèn ép cột sống lưng khiến người bệnh bị rối loạn cảm giác. Một số trường hợp bệnh nhân còn bị mất cảm giác chi dưới, mất kiểm soát đại tiện, tiểu tiện, teo cơ chân…
  • Một số dấu hiệu khác: Cơ thể suy nhược, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt… do dây thần kinh bị chèn ép nghiêm trọng.

Cách chữa đau dây thần kinh lưng tốt nhất

Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ, bệnh nhân có thể tham khảo một số cách chữa trị giúp bệnh nhanh chóng khỏi.

1. Thay đổi lối sống sinh hoạt hàng ngày

  • Cần chú ý đến tư thế ngồi, đi, đứng sao cho phù hợp nhất
  • Không được mang vác các vật nặng gây áp lực cho cột sống lưng
  • Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, bổ sung cho cơ thể lượng canxi, vitamin, omega 3… cần thiết
  • Uống đủ nước mỗi ngày, người bệnh có thể sử dụng nước ép trái cây để cung cấp cho cơ thể
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê…
Cách điều trị bệnh đau dây thần kinh lưng
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp kiểm soát bệnh đau dây thần kinh lưng hiệu quả.
  • Tránh căng thẳng, lo lắng quá mức, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh đau dây thần kinh lưng
  • Ngủ đúng giờ, khi ngủ cần nằm đúng tư thế. Nhất là những bệnh nhân thường xuyên làm việc ngồi một chỗ như nhân viên văn phòng, lái xe, thợ may…
  • Sử dụng nệm mềm để ổn định cột sống, không được sinh hoạt tình dục quá mức
  • Luyện tập thể thao nhẹ nhàng, không được thực hiện nhanh, mạnh
  • Không được tắm nước lạnh đột ngột, nhất là tắm nước lạnh về đêm
  • Nếu mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp thì người bệnh cần tiến hành chữa trị sớm.

2. Áp dụng bài tập chữa bệnh

Một số bài tập đơn giản sau sẽ hỗ trợ tích cực cho bạn trong việc điều trị bệnh.

Bài tập 1: Kéo giãn lưng

  • Người bệnh nằm sấp xuống một tấm thảm đã được đặt sẵn. Đồng thời, tỳ người lên phần khuỷu tay, đưa phần vai ra sau, phần cổ thẳng, duỗi dài phần cột sống lưng.
  • Tiếp đến, bạn cong người ra sau bằng cách dùng lòng bàn tay chống xuống thảm.
  • Giữ nguyên tư thế này và thở đều đặn trong khoảng 10 giây
  • Với bài tập này, bạn cần thực hiện khoảng 5 – 10 lần mỗi ngày.

Bài tập 2: Vặn người trên thảm

  • Đầu tiên, bệnh nhân cần nằm ngửa trên tấm thảm. Đồng thời dang rộng 2 tay cho bằng vai về phía sau hai bên đầu, giữ thẳng cơ thể.
  • Tiếp đến, bạn co 2 đầu gối sang trái nhưng phần lưng vẫn giữ thẳng, không được nhấc khỏi mặt sàn.
  • Với tư thế này, người bệnh cần giữ trong khoảng 10 giây thì tiến hành đổi bên và thực hiện động tác tương tự để máu dễ dàng lưu thông, giảm đau nhức, khó chịu ở lưng.
bài tập chữa đau dây thần kinh lưng
Một số bài tập chữa đau dây thần kinh lưng

Tham khảo: Đau dây thần kinh tọa sau sinh và những điều mẹ bỉm cần biết

Bài tập 3: Tập với ghế tựa

  • Người bệnh chuẩn bị một chiếc ghế thật vững.
  • Tiếp đến, bạn đưa chân phải lên trên lòng ghế và áp mặt ngoài của chân phải, tay phải chống vào hông. Đồng thời, bạn xoay toàn bộ thân về phía bên phải.
  • Giữ nguyên tư thế này trong khoảng 15 giây rồi đổi sang bên khác
  • Bệnh nhân cần thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi để giúp lưu thông máu ở dây cột sống lưng.

3. Vật lý trị liệu

Sử dụng các phương pháp vật lý trị liệu cũng là cách giúp bệnh nhân giảm đau nhức do bệnh đau dây thần kinh lưng gây ra. Người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa trị giúp máu lưu thông ở cột sống dễ dàng hơn như châm cứu, massage, chườm nóng, chườm lạnh… 

Tuy nhiên, hiệu quả của cách chữa trị này còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh của bệnh nhân. Những trường hợp quá nặng, người bệnh sẽ không cảm nhận được hiệu quả như mong muốn.

4. Thuốc Tây y

Với những trường hợp đau dây thần kinh lưng ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc Tây để kiểm soát căn bệnh của mình. Người bệnh cần phải được sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.

Một số loại thuốc tây thường được sử dụng chữa trị bệnh dây thần kinh lưng như:

  • Thuốc giảm đau: Aspirine, Paracetamol
  • Thuốc chống viêm không steroid: Meloxicam, Celecoxib, Etoricoxib, Diclofenac…
  • Thuốc giãn cơ: Myolastan, Eperisone
  • Tiêm corticosteroids: Được áp dụng trong những trường hợp cần thiết.

5. Bài thuốc dân gian

Bài thuốc 1: Xương rồng

  • Dùng cây xương rồng rửa sạch với nước muối và để ráo nước
  • Tiếp đến, bạn trộn nguyên liệu này với cám gạo và nước giấm
  • Sau đó, tiến hành sao vàng hỗn hợp vừa tạo được cho đến khi kết dính lại
  • Cho hỗn hợp trên vào tấm lá chuối và đắp trực tiếp lên vùng lưng bị đau nhức cho đến khi hết nóng thì lấy ra
  • Thực hiện đều đặn cách chữa trị này 2 lần/ tuần để hỗ trợ điều trị bệnh đau dây thần kinh lưng hiệu quả
đau dây thần kinh lưng
Sử dụng cây xương rồng chữa đau dây thần kinh lưng

Bài thuốc 2: Lá lốt và gừng

  • Đầu tiên, bạn cần rửa sạch 100g lá lốt và 100g gừng, rồi giã nát
  • Tiếp đến, bạn đắp trực tiếp hỗn hợp này vào phần lưng bị đau nhức và quấn bằng vải trong khoảng 15 phút
  • Thực hiện phương pháp này trước khi đi ngủ để giảm đau nhức phần lưng

Bài thuốc 3: Củ tỏi và sữa

  • Người bệnh bóc củ tỏi và nghiền nát
  • Sau đó, bạn khuấy đều cùng với 200ml sữa đã được đun sôi
  • Dùng hỗn hợp này để uống 1 ly/ngày trong khoảng 1 tuần để cải thiện tình trạng đau nhức lưng

Nếu nhận thấy bản thân có những dấu hiệu đau dây thần kinh lưng, người bệnh cần phải tiến hành thăm khám, điều trị bệnh sớm. Tuyệt đối không được áp dụng các bài thuốc không rõ nguồn gốc, được truyền miệng hoặc tự ý mua thuốc điều trị khiến bệnh không khỏi mà càng trầm trọng hơn.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 04:30 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 16:40 - 10/04/2024
Chia sẻ:
Đau dây thần kinh tọa khi mang thai và những điều cần lưu ý

Chứng đau thần kinh tọa là nguyên nhân phổ biến khiến cho nhiều phụ nữ bị đau lưng trong khi…

bị chèn dây thần kinh bả vai Bị chèn dây thần kinh bả vai đau nhức phải làm sao?

Vận động quá sức, chấn thương, mắc các bệnh cơ xương khớp... đều là những nguyên nhân khiến không ít…

đau dây thần kinh tọa có quan hệ được không Bị đau thần kinh tọa có quan hệ được không?

"Đau thần kinh tọa quan hệ được không?", bài viết sau đây sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc và…

Đau dây thần kinh tọa: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Đau dây thần kinh tọa là tình trạng gây cảm giác đau nhức, hạn chế khả năng hoạt động và…

xoa bóp bấm huyệt chữa đau dây thần kinh tọa Hướng dẫn cách xoa bóp bấm huyệt chữa đau thần kinh tọa

Ngoài việc điều trị bằng Tây y thì phương pháp xoa bóp bấm huyệt cũng là cách tốt giúp chữa…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua