Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lý xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây vô sinh và nhiều biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung.

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà hay mụn cóc sinh dục là hiện tượng những nốt mụn cóc xuất hiện ở bộ phận sinh dục ngày càng nhiều và liên kết tạo thành mảng lớn trông giống như súp lơ hoặc mào gà. Đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục do vi rút papilloma (HPV) gây ra. Bệnh có thể xảy ra ở miệng và lưỡi nếu người bệnh quan hệ bằng miệng.

Hình ảnh bệnh sùi mào gà
Bệnh sùi mào gà – Căn bệnh xã hội nguy hiểm

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà

Theo các chuyên gia, nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà chủ yếu là do vi rút  human papilloma (HPV) gây ra. Thông thường, chủng vi rút này thường lây qua đường tình dục. Nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh, khả năng mắc bệnh ở bạn là khá cao. Bên cạnh đó, việc giao hợp bằng miệng (oral sex) hoặc quan hệ qua hậu môn cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh. Bởi vi rút gây bệnh sùi mào gà có thể tồn tại ở máu, tuyến nước bọt hoặc dịch nhầy của người bị bệnh.

Ngoài ra, bệnh sùi mào gà cũng có lây truyền qua các con đường sau đây:

  • Truyền từ mẹ sang con: Nếu mẹ mắc bệnh sùi mào gà trong thời kỳ mang thai, nguy cơ con nhiễm vi rút gây bệnh khá cao. Đứa trẻ có thể bị sùi mào gà ngay khi trong bụng mẹ, nguyên nhân là do vi rút human papilloma lây nhiễm qua cuống rốn hoặc nước ối. Ngoài ra, trẻ cũng có thể bị nhiễm bệnh sau khi sinh ra do tiếp xúc trực tiếp với dịch sản, máu hoặc sữa mẹ có chứa vi rút gây bệnh sùi mào gà.
  • Dùng chung đồ dung cá nhân hoặc tiếp xúc thân mật với người mắc bệnh: Vi rút gây bệnh sùi mào gà có thể tồn tại trong tuyến nước bọt hoặc đồ dùng cá nhân của người bệnh. Vì vậy, khi tiếp xúc thân mật như ôm hôn hoặc dùng chung quần lót, bàn chải đánh răng hoặc bồn tắm,… của bệnh nhân sẽ làm tăng tỷ lệ lây nhiễm bệnh.

Đối tượng dễ mắc bệnh sùi mào gà?

Bệnh mào gà có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác. Tuy nhiên, bệnh thường xảy ra phổ biến ở nữ giới. Bệnh thường gặp chủ yếu ở các đối tượng như:

  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tác nhưng không có biện pháp bảo vệ an toàn
  • Người có hệ miễn dịch suy yếu và đã từng mắc phải bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục
  • Quan hệ với bạn tình nhưng không nắm rõ lịch sử quan hệ

Triệu chứng bệnh sùi mào gà

Một số triệu chứng nhận biết bệnh sùi mào gà điển hình như:

  • Ở bộ phận sinh dục xuất hiện những nốt sùi nhỏ có màu xám hoặc đổi màu
  • Chảy máu khi quan hệ tình dục
  • Hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu ở bộ phận sinh dục
  • Những nốt mụn nhọt nhỏ nằm sát  nhau có hình dạng như bông súp lơ

Triệu chứng nhận biết bệnh sùi mào gà ở nam và nữ hoàn toàn không giống nhau. Thông thường, biểu hiện bệnh ở nam giới rất điển hình nên rất dễ phát hiện và điều trị mang lại kết quả tốt. Còn ở nữ giới, bệnh phát triển theo chiều hướng âm thầm, triệu chứng bệnh được phát hiện khi sùi mào gà chuyển sang giai đoạn nặng.

Dưới đây là triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam và nữ:

  • Ở nữ: Xuất hiện mụn cóc sinh dục trong và xung quanh hậu môn, âm đạo, đôi khi có trên cổ tử cung. Mụn cóc có thể nhỏ hoặc hình thành dưới dạng các cụm lớn có màu trắng đục hoặc hồng tươi. Chúng thường mọc tập trung thành mảng, trông giống như cái súp lơ, không gây ngứa hoặc đau nhưng dễ bị chảy máu. Ngoài ra, sùi mào gà ở nữ còn khiến chị em cảm thấy mệt mỏi toàn thân, chán ăn, giảm cân và giảm ham muốn quan hệ tình dục.
  • Ở nam giới: Mụn cóc xuất hiện ở dương vật, bìu hoặc xung quanh hậu môn. Ban đầu các nốt mụn mọc nhỏ sau đó mọc nhiều lên và liên kết thành mảng to nhìn giống như mào gà hoặc súp lơ. Ơ một số trường hợp, nốt sùi mào gà có thể to bằng nắm tay và tiết ra dịch, máu có mùi hôi tanh, khó chịu.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Là bệnh lây nhiễm và có thể gây biến chứng nguy hiểm, vì vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay nếu phát hiện mụn nhọt hoặc các khối u xuất hiện trên bộ phận sinh dục. Ngoài ra, nếu thấy bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bệnh nhân cũng nên đến bệnh viện thăm khám, bởi mỗi cơ địa sẽ có những triệu chứng bệnh khác nhau.

Một số hình ảnh bệnh sùi mào gà

Hình ảnh bệnh sùi mào gà trên da
Các nốt mụn cóc liên kết tạo thành mảng giống như súp lơ hoặc mào gà
Hình ảnh sùi mào gà ở miệng
Triệu chứng sùi mào gà ở miệng

Chẩn đoán bệnh sùi mào gà

Người bệnh cần tiến hành khám lâm sàng những vùng bị mụn nhọt. Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi thăm một vài câu hỏi về sức khỏe và đời sống tình dục. Việc khám vùng chậu là điều hết sức cần thiết nếu mụn nhọt hình thành và phát triển sâu trong cơ thể. Để những nốt mụn nhọt xuất hiện rõ ràng và thuận lợi cho việc chẩn đoán, bác sĩ sẽ sử dụng một loại acid nhẹ để kiểm tra.

Ngoài ra, họ cũng sẽ yêu cầu bệnh nhân lấy mẫu tế bào ở vùng cổ tử cung đem đi xét nghiệm để kiểm tra có vi rút gây sùi mào gà hay không. Từ đó đưa ra kết luận chẩn đoán chính xác.

Cách điều trị bệnh sùi mào gà

Bệnh sùi mào gà nếu không điều trị kịp thời có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư cổ tử cung và gây vô sinh. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh mà bác sĩ sẽ thiết lập phác đồ điều trị khác nhau. Nếu bệnh sùi mào gà ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau để giảm nhanh triệu chứng bệnh.

  • Podophyllin
  • Imiquimod (Aldara®)
  • Axit trichloroacetic (TCA)
  • Podofilox (Condylox®)
Thuốc điều trị bệnh sùi mào gà
Điều trị bệnh sùi mào gà bằng thuốc trong trường hợp

Trong trường hợp các nốt sùi mào gà lớn hoặc thuốc không đáp ứng yêu cầu điều trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Ngoài ra, họ cũng yêu cầu người bệnh điều trị ngoại khoa nếu đang mang thai. Các biện pháp phẫu thuật chữa bệnh sùi mào gà bao gồm điều trị bằng laser hoặc làm đông với ni tơ lỏng hay còn gọi là liệu pháp lạnh.

Lưu ý: Trong quá trình điều trị bệnh sùi mào gà, người bệnh không nên sử dụng thuốc không kê đơn để trị mụn nhọt. Bởi thuốc có thể gây tác dụng phụ và làm tăng độ ẩm ướt ở bộ phận sinh dục gây đau rát dữ dội.

Tham khảo thêm: Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà

Biện pháp phòng ngừa bệnh sùi mào gà

Người bệnh có thể kiểm soát và ngăn ngừa bệnh sùi mào gà tái phát bằng các biện pháp sau đây:

  • Chỉ quan hệ tình dục với một bạn tình
  • Nên sử dụng biện pháp bảo vệ trong quá trình quan hệ
  • Không nên quan hệ tình dục với bạn tình mà bạn không biết rõ về tình trạng sức khỏe của người đó
  • Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đặc biệt là bộ phận sinh dục. Bên cạnh đó, nên giữ bộ phận sinh dục khô ráo
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh
  • Thường xuyên tái khám định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ
  • Tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Hy vọng những thông tin về bệnh sùi mào gà nêu trên sẽ giúp bạn đọc trang bị thêm kiến thức về bệnh và có cách biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời.

Ngày đăng 11:51 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh sùi mào gà phát triển có nhanh không, làm sao ngăn chặn?

Theo thống kê tại khoa Lâm sàng 3, bệnh viện Da liễu TP. Hồ Chí Minh, có 70% số bệnh…

Bệnh sùi mào gà là gì? Dấu hiệu nhận biết và điều trị

Bệnh sùi mào gà là một trong những bệnh lý xã hội lây truyền qua đường tình dục. Bệnh nếu…

Thuốc bôi trị sùi mào gà loại nào tốt và giá bán

Thuốc bôi điều trị sùi mào gà có công dụng chính là phá hủy mô mụn cóc, đồng thời tăng…

Chữa sùi mào gà bằng dân gian – Cẩn thận kẻo thêm nặng

Chữa sùi mào gà bằng giấm táo, nha đam, tỏi,... là phương pháp dân gian đơn giản và tiết kiệm…

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà

Các loại thuốc chữa bệnh sùi mào gà bao gồm Trichloactic acid, Podophylline 20 - 25%, Sinecatechin (Veregen) 0,15%,... và…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua