Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu – Hướng dẫn A-Z

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu tận dụng đặc tính của thảo dược để làm giảm sưng nóng và cải thiện cơn đau ở hậu môn. Tuy nhiên tác dụng của biện pháp này còn phụ thuộc vào mức độ bệnh, kích thước búi trĩ, khả năng đáp ứng và chế độ chăm sóc của từng trường hợp.

cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu có tác dụng làm giảm sưng nóng và cải thiện cơn đau ở hậu môn

Tác dụng của cây ngải cứu đối với bệnh trĩ

Bệnh trĩ là bệnh lý phổ biến nhất ở trực tràng – hậu môn. Bệnh hình thành khi tĩnh mạch ở niêm mạc bị phình giãn, sung huyết và tạo thành cấu trúc hình búi. Nguyên nhân gây bệnh trĩ được xác định là do táo bón lâu ngày, thừa cân – béo phì, ít vận động, ngồi quá nhiều,…

Hiện tượng phình giãn tĩnh mạch ở trực tràng – hậu môn có thể gây đau rát, sưng nóng và chảy máu khi đại tiện. Với những trường hợp không tiến hành điều trị, búi trĩ sẽ có xu hướng tăng kích thước theo thời gian và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Trước khi y học hiện đại phát triển, dân gian đã tận dụng các loại thảo dược từ thiên nhiên để giảm hiện tượng sưng viêm và đau nhức ở hậu môn. Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu là một trong những biện pháp điều trị được áp dụng khá phổ biến.

Theo y học cổ truyền, cây ngải cứu có tác dụng giải độc, thanh nhiệt và sát khuẩn, thường được sử dụng để điều trị các bệnh hình thành do thấp nhiệt như táo bón, trĩ (lòi dom), mụn nhọt,…

cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Hoạt chất anabsinthine trong ngải cứu có khả năng giảm viêm và cải thiện cơn đau do bệnh trĩ gây ra

Ngoài ra, tác dụng điều trị bệnh trĩ của ngải cứu cũng được chứng minh về phương diện khoa học. Các nghiên cứu mới nhất cho thấy, hoạt chất anabsinthine có khả năng giảm viêm và cải thiện cơn đau nhanh chóng. Hơn nữa các hợp chất thực vật trong thảo dược này còn hỗ trợ sát trùng và ngăn ngừa nhiễm trùng búi trĩ.

Mặc dù chứa nhiều thành phần tốt cho bệnh trĩ, tuy nhiên vì có nguồn gốc từ thiên nhiên nên cách chữa bệnh trĩ với lá ngải cứu thường có tác dụng chậm. Vì vậy khi áp dụng, bạn nên phối hợp với các biện pháp chuyên sâu để tác động toàn diện đến tiến triển của bệnh.

Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu

Dân gian lưu truyền khá nhiều cách thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ bằng cây ngải cứu. Vì vậy bạn có thể cân nhắc để lựa chọn được cách thực hiện phù hợp với triệu chứng và khả năng đáp ứng của cơ thể.

1. Kết hợp ngải cứu với các thảo dược khác

Bài thuốc kết hợp ngải cứu với các thảo dược khác thích hợp với những trường hợp đã xuất hiện búi trĩ xung huyết. Thành phần trong các thảo dược thiên nhiên có thể giảm đau, sưng viêm và thúc đẩy khả năng phục hồi của tĩnh mạch.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị ½ củ nghệ, 1 nắm lá cúc tần, lá lốt, lá sung và ngải cứu tươi
  • Đem rửa sạch các nguyên liệu, sau đó thái nhỏ và cho vào nồi
  • Đun sôi trong khoảng 20 phút và đợi cho nước nguội bớt
  • Đổ nước đã đun sôi ra thau và ngâm rửa hậu môn từ 15 – 20 phút
  • Thực hiện 2 lần/ ngày (sáng – tối) trong ít nhất 30 ngày

2. Ngâm rửa với ngải cứu và muối biển

Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu và các thảo dược tự nhiên có thể gây khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên liệu. Trong trường hợp này, bạn có thể thay thế bằng biện pháp ngâm rửa hậu môn với ngải cứu và muối biển.

Muối biển chứa hàm lượng khoáng chất dồi dào, có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng và giảm viêm. Ngoài ra, ngâm rửa với nước muối còn làm dịu cảm giác ngứa ngáy và khó chịu ở niêm mạc hậu môn.

chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Mẹo chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu và muối biển giúp ngăn ngừa viêm nhiễm và hạn chế đau rát khi đại tiện

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ngải cứu tươi và 3 thìa muối biển
  • Rửa sạch ngải cứu và đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút
  • Đổ nước ra thau và cho muối biển vào
  • Đợi nước nguội bớt, sau đó tiến hành ngâm rửa hậu môn trong 15 – 20 phút

Nên thực hiện mẹo chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu và muối biển trước khi đại tiện để làm giãn không gian hậu môn và hạn chế triệu chứng đau rát. Hoặc bạn có thể thực hiện đều đặn 2 lần/ ngày để cải thiện các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

3. Đắp ngải cứu và ngư tinh thảo

Biện pháp đắp ngải cứu và ngư tinh thảo (lá diếp cá) không chỉ giảm đau và sưng viêm mà còn hỗ trợ thu nhỏ kích thước búi trĩ và chống viêm nhiễm.

Ngư tinh thảo (lá diếp cá) có tác dụng kháng sinh mạnh nhờ vào hoạt chất decanonyl acetaldehyde. Ngoài ra, hợp chất thực vật quercetin trong thảo dược này còn giúp tăng độ bền thành mạch, từ đó cải thiện tình trạng phình và giãn mạch hậu môn.

Thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm ngải cứu và ½ nắm lá diếp cá
  • Rửa sạch với nước muối để loại bỏ vi khuẩn
  • Vớt ra ngải cứu và lá diếp cá, sau đó để ráo
  • Giã nát diếp cá và ngải cứu
  • Sau đó đắp trực tiếp lên vùng hậu môn
  • Để trong 20 phút và rửa lại với nước sạch

Những điều cần lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu

Các biện pháp chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu có thể làm giảm triệu chứng nóng rát, sưng đau và hạn chế nguy cơ chảy máu khi đại tiện.

cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu
Nên kết hợp các mẹo chữa dân gian với các biện pháp điều trị đặc hiệu

Tuy nhiên để cách chữa này đem lại kết quả khả quan, bạn cần lưu ý những thông tin sau:

  • Có thể bổ sung ngải cứu vào chế độ ăn hàng ngày. Lá ngải cứu chứa nhiều chất xơ, có tác dụng nhuận tràng và tăng cường trao đổi chất. Vì vậy, bổ sung ngải cứu còn hỗ trợ làm mềm phân và giảm nguy cơ táo bón.
  • Cách chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy cần tránh tình trạng phụ thuộc và lạm dụng cách chữa này.
  • Nên phối hợp các mẹo chữa dân gian với việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Phải vệ sinh hậu môn sạch trước khi thực hiện các mẹo chữa từ ngải cứu.
  • Nếu bị dị ứng sau khi áp dụng, bạn nên thay thế ngải cứu bằng các loại thảo dược khác như nghệ, nha đam, thầu dầu tía, rau muống,…
  • Cần vệ sinh nguyên liệu trước khi thực hiện. Với trường hợp không vệ sinh sạch, bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm búi trĩ.
  • Bệnh trĩ bị chi phối bởi chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt. Vì vậy khi điều trị, cần kết hợp các phương pháp với lối sống lành mạnh.
  • Tác dụng của ngải cứu và các thảo dược tự nhiên thường chậm phát huy. Do đó nên kiên trì thực hiện trong ít nhất 30 ngày.

Chữa bệnh trĩ bằng ngải cứu có thể đem lại cải thiện rõ rệt nếu linh hoạt trong việc phối hợp với các biện pháp chuyên sâu. Ngược lại tình trạng phụ thuộc có thể khiến bệnh tiến triển chậm và quá trình điều trị không đạt được kết quả khả quan.

Bệnh trĩ dễ mắc nhưng không khó chữa – Hãy xử lý sớm với lời khuyên tốt nhất

Liên hệ chuyên gia

Tham khảo thêm: 

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 03:16 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 10:22 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.
Cách điều trị trĩ nội độ 2 Cách điều trị trĩ nội độ 2 – [Không cần phẫu thuật]

Trĩ nội độ 2 là hệ quả của việc chủ quan và điều trị trĩ nội độ 1 không triệt…

bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không & Cách xử lý

Bị trĩ khi mang thai nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng…

Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ? Thịt lươn có chữa được bệnh trĩ?

Tình trạng sa giãn tĩnh mạch hậu môn trực tràng kéo dài nếu không được điều trị đúng cách có…

Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái Cách chữa bệnh trĩ bằng lá ngái – Hướng dẫn chi tiết

Lá ngái được xem là một dược liệu dân dã có nhiều tác dụng trong điều trị các bệnh lý…

Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn là thắc mắc của không ít người Bệnh trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn? Phân tích chi tiết

Có người cho rằng chỉ nội nặng hơn trĩ ngoại vì khó phát hiện. Số còn lại thì cho rằng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua