Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không & Cách xử lý

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bị trĩ khi mang thai nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu. Đau hậu môn hay đi cầu ra máy chính là những biểu hiện giúp các mẹ bầu nhận biết sớm. Cần chú ý điều trị đúng cách để hạn chế những tác động xấu đến sức khỏe thai kỳ, bởi đây là giai đoạn rất nhạy cảm.

bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Bệnh trĩ rất dễ xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân gây bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Bệnh trĩ rất dễ xuất hiện khi có áp lực đè nén thường xuyên lên tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn. Điều này khiến cho cấu trúc mô liên kết nâng đỡ tĩnh mạch bị suy yếu tạo điều kiện cho búi trĩ hình thành và tụt dần ra khỏi lỗ hậu môn.

Ở phụ nữ, thai kỳ là khoảng thời gian rất nhạy cảm, nhất là vào những tháng cuối. Một số vấn đề sinh học trong cơ thể sẽ có sự thay đổi nhất định. Những thay đổi này cũng có thể sẽ tạo cơ hội cho bệnh trĩ dễ dàng khởi phát.

Mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có thể do một số nguyên nhân dưới đây:

1. Thay đổi nội tiết tố

Ở thời kỳ mang thai, nội tiết tố nữ sẽ có nhiều thay đổi bất thường. Đặc biệt là sự gia tăng nồng độ hormone progesterone. Loại hormone này có thể khiến cho thành tĩnh mạch co giãn bất thường.

Nó cũng có thể là nguyên nhân khiến tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn sưng lên. Đồng thời progesterone còn là tác nhân làm chậm nhu động ruột khiến mẹ bầu dễ bị táo bón hơn. Những yếu tố này đã tạo điều kiện cho bệnh trĩ xuất hiện ở phụ nữ khi mang thai, nhất là ở giai đoạn cuối thai kỳ.

2. Tử cung phát triển

Khi mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ lớn dần lên để đảm bảo có khoảng trống cho thai nhi phát triển. Nhất là càng về cuối thai kỳ, bé phát triển nhanh thì tử cung sẽ càng phải được nới rộng ra.

Chính điều này đã dồn nén rất nhiều áp lực lên vùng xương chậu cũng như tĩnh mạch ở quanh trực tràng và hậu môn. Tình trạng này kéo dài là nguyên nhân khiến cho tình mạch bị sưng phồng, từ đó hình thành búi trĩ.

3. Táo bón kéo dài

Trong thai kỳ, mẹ bầu cũng rất dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, điển hình nhất là tình trạng táo bón. Táo bón khi mang thai không chỉ được kích hoạt do sự gia tăng hormone progesterone mà còn do các yếu tố khác.

Thông thường, khi mang thai mẹ bầu sẽ bổ sung thuốc sắt cho cơ thể. Táo bón là một tác dụng phụ rất hay gặp khi sử dụng loại thuốc này. Ngoài ra, càng về những tháng cuối thai kỳ thì mẹ bầu càng ít vận động. Thêm vào đó nếu chế độ ăn ít chất xơ thì sẽ rất dễ bị táo bón.

bị trĩ khi mang thai
Uống thuốc sắt không đúng cách khi mang thai làm tăng nguy cơ táo bón gây bệnh trĩ

Táo bón kéo dài sẽ khiến cho tĩnh mạch hậu môn phải chịu nhiều áp lực, nhất là khi mót rặn lúc đại tiện. Điều này cũng sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối.

4. Các nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân chính trên đây, một số yếu tố khác cũng có thể liên quan đến sự xuất hiện của bệnh trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ.

  • Sự gia tăng lưu lượng máu trong thai kỳ cũng dễ làm cho các tĩnh mạch ở hậu môn bị phình giãn bất thường.
  • Căng thẳng khi đại tiện, thường xuyên rặn mạnh hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
  • Rối loạn nội tiết tố khi mang thai do stress, căng thẳng. Điều này cũng sẽ tạo điều kiện cho bệnh trĩ khởi phát.

Dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ

Bệnh trĩ khi bị kích hoạt ở 3 tháng cuối thai kỳ thường sẽ đi kèm với những triệu chứng sau đây:

  • Khu vực hậu môn ngứa ngáy, ẩm ướt
  • Đau hậu môn, biểu hiện rõ ràng hơn khi đại tiện, nhất là khi bị táo bón phải rặn mạnh
  • Da ở hậu môn bị sưng đỏ, có thể do dịch nhầy tiết ra gây kích ứng
  • Hậu môn có thể vị rỉ máu

Nếu không sớm phát hiện và can thiệp, tình trạng bệnh sẽ càng nghiêm trọng. Lúc này những triệu chứng sẽ xuất hiện với tần suất dày đặc và mức độ nặng nề hơn.

Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối có nguy hiểm không?

Bất cứ một vấn đề bệnh lý nào bị kích hoạt khi mang thai cũng đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe thai kỳ. Bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối mặc dù không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng cũng sẽ có những tác động không nhỏ đến cả mẹ bầu và thai nhi.

Ngay cả khi bệnh còn nhẹ cũng sẽ gây không ít khó chịu và phiền toái cho mẹ bầu. Và một thai kỳ sẽ không thể nào khỏe mạnh nhất khi mẹ bầu không có được một tư tưởng thoải mái, tinh thần vui vẻ.

Hơn thế nữa, khi bệnh không được kiểm soát thì cũng là lúc các vấn đề nghiêm trọng hơn có thể phát sinh. Nhất là tình trạng các búi trĩ bị chảy máu, nếu nặng nề mẹ bầu có thể đứng trước nguy cơ thiếu máu.

bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối nguy hiểm không
Khi bệnh nặng, búi trĩ chảy máu nhiều có thể khiến mẹ bầu bị thiếu máu, mệt mỏi

Ngoài ra, việc búi trĩ thường xuyên tiết dịch cũng sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, vi nấm tấn công vào hậu môn hay vùng kín. Điều này sẽ khiến sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi đều bị ảnh hưởng.

Đặc biệt, khi búi trĩ sa ra ngoài, chảy nhiều máu và có hiện tượng nhiễm trùng, lúc này mẹ bầu sẽ rất khó sinh thường. Bác sĩ có thể cân nhắc đề nghị biện pháp sinh mổ cho mẹ bầu để giảm thiểu rủi ro phát sinh.

Cách điều trị bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Mang thai, nhất là 3 tháng cuối chính là khoảng thời gian rất nhạy cảm. Khi khắc phục các vấn đề sức khỏe ở thời kỳ này, bác sĩ sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng. Những biện pháp an toàn, ít gây ảnh hưởng đến mẹ và bé sẽ được ưu tiên.

Khi bị trĩ ở 3 tháng cuối thai kỳ, dựa vào mức độ bệnh, biểu hiện triệu chứng mà mẹ bầu có thể lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Nếu sớm phát hiện khi bệnh mới khởi phát thì có thể áp dụng các liệu pháp tại nhà. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, sự chăm sóc và can thiệp y tế sẽ rất cần thiết.

1. Điều trị tại nhà

Các phương pháp điều trị tại nhà cho mẹ bầu khi bị trĩ ở 3 tháng cuối có thể là:

Chườm lạnh

Đây là liệu pháp tạm thời giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng sưng đau búi trí. Chườm lạnh có thể khiến các mẹ cảm thấy dễ chịu hơn, nhất là khi búi trĩ sưng lên.

Thực hiện như sau:

  • Cho vài viên đá lạnh vào một mảnh vải mềm, sạch rồi gói lại.
  • Nằm trên giường, nghiêng người sang 1 bên và nhẹ nhàng chườm bọc đá lên hậu môn.
  • Nên kê một miếng lót ở dưới để tránh nước đá chảy ra làm ướt nệm, chiếu.
  • Chườm trong khoảng 10 phút, 1 – 2 lần/ngày.

Cung cấp đủ nước cho cơ thể

Mỗi ngày mẹ bầu cần uống đủ nước, tầm 2 – 2,5 lít để tăng cường quá trình chuyển hóa. Điều này sẽ góp phần ngăn ngừa tình trạng táo bón có thể khiến bênh trĩ nặng nề hơn.

điều trị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối
Mẹ bầu cần chú ý bổ sung đủ nước cho cơ thể khi đang bị trĩ

Ngâm mình trong bồn nước ấm

Tắm với nước ấm là cách tốt giúp tăng cường quá trình lưu thông máu của cơ thể. Từ đó có thể giúp mẹ bầu xoa dịu phần nào những cơn đau do bệnh trĩ gây ra. Bên cạnh đó, các mẹ bầu có thể nhỏ thêm vài giọt tinh dầu vào bồn nước ấm để giúp tinh thần thư giãn, giảm mệt mỏi, stress…

Bổ sung các thực phẩm có lợi

Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học luôn là cách tốt nhất để mẹ bầu có được một thai kỳ khỏe mạnh. Nhất là lúc bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối, các mẹ cần chú ý bổ sung các nhóm thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa.

Mẹ bầu nên ăn nhiều rau quả có hàm lượng chất xơ cao. Khoai lang, bí đỏ, rau mồng tơi, đu đủ… là những thực phẩm có khả năng nhuận tràng tốt nên bổ sung.

Trường hợp búi trĩ chảy máu nhiều khiến mẹ bầu bị thiếu máu thì nên bổ sung các thực phẩm giàu chất sắt để hỗ trợ quá trình tái tạo hồng cầu. Thịt bò, lòng đỏ trứng, củ cải, cà chua, các loại đậu… là những gợi ý rất phù hợp.

Chế độ vận động phù hợp

Việc xây dựng chế độ vận động khoa học cũng có thể giúp mẹ bầu đẩy lùi bệnh trĩ khi mang thai 3 tháng cuối. Một số bài tập đơn giản như hít thở sâu, đi bộ, kegel… được cho là có tác động tốt đến quá trình điều trị bệnh. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên tránh một số tư thế như đứng lâu, ngồi xổm, ngồi nhiều một chỗ… bởi chúng thường khiến cho hậu môn phải chịu nhiều áp lực.

Sử dụng rau diếp cá chữa trị khi mang thai 3 tháng cuối

Đây là một trong những biện pháp rất an toàn mà mẹ bầu có thể áp dụng để điều trị bệnh trĩ. Thành phần Isoquercetin và Quercetin được tìm thấy trong diếp cá có tác dụng củng cố thành mạch, kháng viêm, sát khuẩn.

Cách thực hiện cụ thể:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá diếp cá tươi.
  • Đem rửa sạch với nước muối pha loãng.
  • Cho diếp cá vào nồi đun sôi với 2 lít nước rồi tiến hành xông hậu môn.
  • Khi nguội có thể dùng nước này ngâm và vệ sinh búi trĩ.
chữa trĩ khi mang thai
Rau diếp cá có tác dụng hỗ trợ điều trị trĩ ở mẹ bầu khi mang thai 3 tháng cuối

Lá diếp cá tươi còn có tác dụng bổ sung chất xơ, hỗ trợ giảm chứng táo bón, giải nhiệt cho cơ thể khi bạn ăn trực tiếp.

2. Khi nào nên thăm khám bác sĩ

Bệnh trĩ sẽ không phát sinh vấn đề nghiêm trọng khi mẹ bầu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Cần thăm khám khi đứng trước các trường hợp sau:

  • Hậu môn bị đau dữ dội, khó kiểm soát
  • Búi trĩ sa ra ngoài, chảy máu
  • Các biện pháp tại nhà không đáp ứng

Lúc này, tình trạng bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng, lúc này cần phải có sự can thiệp y tế mới có thể kiểm soát. Tuy nhiên, điều trị trĩ nặng cho phụ nữ ở 3 tháng cuối thai kỳ không phải là vấn đề đơn giản. Bởi việc sử dụng thuốc trong thai kỳ thường không được khuyến cáo.

Trong những trường hợp cần thiết, bác sĩ vẫn sẽ phải cân nhắc việc chỉ định thuốc. Thuốc được lựa chọn phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Có thể khắc phục được triệu chứng
  • Ức chế tốt diễn tiến của bệnh
  • Ít ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ

Một số loại thuốc điều trị trĩ sau đây có thể đáp ứng với trường hợp phụ nữ mang thai ở 3 tháng cuối:

  • Hemorrhostop
  • Proctolog
  • Titanoreine
  • Rectostop
bị trĩ khi mang thai
Các loại thuốc chữa trĩ khi mang thai phải dùng đúng chỉ định bác sĩ

Các loại thuốc này đều là thuốc bôi tại chỗ, ít gây ra tác dụng ngoại ý khi sử dụng. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần hết sức cẩn trọng, chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Khi có bất cứ vấn đề nào phát sinh cần tìm đến bác sĩ ngay để được hỗ trợ kịp thời.

Ngăn ngừa nguy cơ bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối

Mẹ bầu cần chú ý đến công tác phòng ngừa để tránh bệnh trĩ kích hoạt khi mang thai, nhất là ở 3 tháng cuối thai kỳ. Dưới đây là một số biện pháp cần thực hiện tốt:

  • Tránh lạm dụng các loại thuốc bổ khi mang thai, nhất là thuốc bổ sung sắt và canxi. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về cách dùng phù hợp. Lạm dụng sẽ khiến mẹ bầu dễ bị táo bón.
  • Bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, có thể là nước lọc, nước ép trái cây hay sữa. Điều này sẽ giúp tăng cường quá trình trao đổi chất và hạn chế được rất nhiều áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Ưu tiên các thực phẩm giàu chất xơ từ rau củ, trái cây trong khẩu phần ăn. Tránh sử dụng đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay thực phẩm chứa quá nhiều gia vị.
  • Rèn luyện thể dục mỗi ngày để kích thích lưu thông máu, ngăn ngừa tình trạng ứ trệ khí huyết ở khu vực trực tràng – hậu môn.
  • Mẹ bầu cần chú ý loại bỏ các thói quen xấu khi đi vệ sinh. Tránh rặn quá mạnh hay ngồi lâu trong nhà vệ sinh để hạn chế áp lực lên tĩnh mạch vùng hậu môn.
  • Nên ăn sữa chua hay các chế phẩm men vi sinh để tăng cường lợi khuẩn cho đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để hướng dẫn cách bổ sung nhóm thực phẩm này phù hợp nhất.

Mẹ bầu rất dễ bị bệnh trĩ trong thai kỳ, nhất là ở 3 tháng cuối. Hiện trạng bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến xấu nếu không sớm phát hiện và can thiệp đúng cách. Thai kỳ là giai đoạn nhạy cảm, mẹ bầu cần chú ý đến các triệu chứng bất thường của cơ thể. Khi nghi ngờ bị trĩ, cần thăm khám ngay để kiểm soát tình hình được tốt hơn.

Bạn có thể chưa biết: Sau khi phẫu thuật cắt trĩ nên ăn gì, kiêng cữ gì nhanh khỏi?

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 11:29 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:42 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.

Bình luận (32)

  1. Minh Hằng
    Minh Hằng says: Trả lời

    thực sự buồn lắm các mẹ ơi. đang yên đang lành, có bầu thì phát trĩ. trước đây em không bị gì hết. mà em nghĩ do có bầu, em uống sắt với canxi bị táo bón liên tục nên giờ sắp sinh rồi cái búi trĩ lòi ra. khi đi vệ sinh đau rát và khó chịu lắm. mấy mẹ có cách gì bày em với

    1. bé mĩm
      bé mĩm says:

      Nếu e bị táo bón thì e ăn uống s để giảm thiểu bị táo bón đi. Mà táo bón phần lớn do e ăn đồ nóng, ăn đồ nhiều đạm mà ít ăn chất xơ, ít uống nươc mới thế. E thử thay đổi 1 thời gian coi ổn định lại không?

    2. Minh Hằng
      Minh Hằng says:

      chị ơi, em cũng ăn uống bình thường , cung cấp đầy đủ rau quả mà , em còn uống thêm tảo biển. nhưng mấy chị có cách nào khác nữa không, dùng thuốc chẳng hạn

    3. bé mĩm
      bé mĩm says:

      bà bầu thì nhiều nguyên nhân khiến búi trĩ xuất hiện lắm như thay đổi nội tiết tố nữ, rồi sự co dãn tử cung chứ k phụ thuộc hoàn toàn vào ăn uống. nhưng mà c khuyên là e mới bị, búi trĩ chưa lớn thì chỉ cần hạn chế cơn đau rát, bằng chườm đá, ăn rau, uống nhiều nước, và c thấy sử dụng rau diếp cá hiệu quả đấy e . còn khi nào thấy chịu k được hoặc nặng lên thì hãng đi khám bs

    4. Minh Hằng
      Minh Hằng says:

      em cảm ơn c nhé, để e coi dùng 1 thời gian coi sao

  2. Bé Tkank
    Bé Tkank says: Trả lời

    em tkấy ns về mẹ bầu, v mẹ đẻ r tkì s ạ. lúc tkáng cuối kì tkai, e xuất hiện búi trĩ, mà vì còn 1 tkkáng nữa sinh nên e k có ckữa trị, mà do đợt đó cũng ckả đau rát gì. sih bé ra, đến giờ là 6 tkáng, e tkấy búi trĩ lớn lắm r, nó lồi ra ngoài mà phải lấy tay đẩy vô đi ngoài còn bị ra máu. e nên sd tkuốc hay pkẫu tkuậy cắt bỏ tkì tốt ạ.

    1. Lúc Lắc
      Lúc Lắc says:

      giờ sinh cũng 6 tháng rồi thì bạn có thể sử dụng các phương pháp chữa trị được rồi. nhưng mình thấy nếu cắt thì sẽ rất đau, ảnh hưởng đến cả tuần trời, lâu thì có khi nửa tháng mà con thì nhỏ, bạn xác định phẫu thuật thì thời gian này mất sữa luôn nên bạn cứ cân nhắc, chưa kể đã đụng chạm dao kéo là sẽ có rủi ro, biến chứng như nhiêm trùng, hẹp hậu môn… còn cá nhân mình khuyên bạn nên dùng thuốc thì hơn.có thể là thuốc tây hoặc thuốc đông y.

    2. Ngọc chip
      Ngọc chip says:

      Trĩ này 1 là cắt. 2 là theo đông y thôi chứ mức độ của mẹ kia là cũng nặng rồi, dùng thuốc tây nó chỉ đỡ triệu chứng thôi chứ k khỏi hẳn đc đâu

    3. Tạ Hồng thúy
      Tạ Hồng thúy says:

      Mom tham khảo dùng thuốc đông y ấy, dùng nó an toàn k có tác dụng phụ và cũng k ảnh hưởng đến việc cho em bé ty. Chứ cắt trĩ bác mình cắt rồi vẫn bị lại, mà bác bảo đau lắm. Đúng là mình tìm hiểu cũng thấy nhiều người nói cắt trĩ rồi vẫn bị lại. Lúc trc chưa có bau minh bị táo bón nhiều lắm. Khi có bầu mình táo bón càng nặng hơn, dần dần khi đi là cứ phải rặn, rồi thấy đau rát hm, khi thì thấy máu lẫn trong phân khi còn nhỏ giọt máu tươi nữa khi ấy mình cúng sợ điều chỉnh lại ăn uống, ăn thật nhiều rau xanh với đồ giúp nhuận tràng như chuối, khoai, rau đay… ngày nào cũng ăn mà k ăn thua. Đến lúc búi trĩ bị sa ra ngoài mình đi khám bs kê mà k thấy bớt lúc đó mình được mách chữa bên trungt âm thuốc dân tộc (địa chỉ 145 Hoa lan) bác sĩ kê cho thuốc bôi và ngâm rữa hậu môn mình k ngờ mình xài thuốc nam lại hợp đến vậy chưa đến 10 ngày búi trĩ của mình đã co lên hoàn toàn rồi. Thiệt ra ban đầu mình cũng k tin lắm đâu vì làm gì có chiuyeejn thuốc đông y lại nhạy dữ vậy (ho cam kết co hiệu quả búi trĩ sau 10 ngày dùng thuốc) nhưng mà mình nghi ngờ thế thôi chứ có bệnh vái tứ phương nen vẫn chữa thôi thì k ngờ kết quả lại tốt như vậy. Bác sĩ có khuyên sanh xong mình xài thêm thuốc uống để điều trị dứt điểm còn yếu tố bắt buộc lúc đó vẫn là chế độ ăn uống sinh hoạt và rồi sau sinh 2 tháng là mình mua thuốc uống liền, uống có 2 tháng 1 năm nay bệnh trĩ có tái lại nữa đâu mà tiêu hóa rất tốt k ảnh hưởng gì tới sữa mẹ cả mà con ăn ị vẫn bình thường

    4. Bé Tkank
      Bé Tkank says:

      b lấy tkuốk ở đâu v, cho mik xin địa chỉ với, mk ở hà nội

    5. Tạ Hồng thúy
      Tạ Hồng thúy says:

      mình lấy ở thuốc dân tộc. địa chỉ nè
      145 Hoa lan phường 2 quận phú nhuận
      mình có cả sdt của bác sĩ luôn 0961925886 đây là số của bs Thư Nguyên Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TP. HCM

  3. Hồ Thị Hoàng Anh
    Hồ Thị Hoàng Anh says: Trả lời

    t là một mịn chứng sống nên nay t lên đây cbia sẻ cái dại dônt của t cho mấy mẹ k mắc phải.t không được may mắn như mấy mẹ ở trên, t bị năm 5 trước khi đi lấy chồng và xinh con. tại vì thấu n nhẹ, nên k có chữa. ai ngờ khi mang bầu hắn mới trở nặng hơn. vì búi trĩ quá lớn, lúc đi ngoài xước chảy máu. lúc sắp xinh, t chịu k nổi ms đi khám. bs kê thuốc mà nó chỉ bớt ít, vẫn khó chịu và vướng víu cảnh xinh xong đau trên đau dưới nghĩ vẫn còn rùng mình, nên ai ms bị chữa đc chữa luôn đi. đừng lì mà để đó như t. t chữa bên tt thuốc dân tộc 4 tháng mới khỏi mà phải kiên chì vì thuốc đông y nó chậm

    1. min ruler
      min ruler says:

      Đúng là con gái phải chịu khổ, khổ vì đau đẻ mà còn bị dính thêm cái đó nữa, thôi giờ cũng qua rồi, chúc bạn và gia đình nhũng điều tốt lành. Nhưng bạn thấy dùng đông y thì có ổn định không, có bị lại không?

    2. CẦU VỒNG KHUYẾT
      CẦU VỒNG KHUYẾT says:

      MỖI LẦN ĐI VỆ SINH XONG Ở VÙNG HẬU MÔN RẤT ĐAU VÀ CÓ MỘT HỘT THỊT NẰM NGOÀI ẤY 1 LÚC SAU THÌ HẾT. ĐI KHÁM BS KÊU BỊ TRĨ NỘI DÙNG THUỐC K THẤY BỊ NỮA MẤY NAY LẠI THẤY CÓ

    3. Hồ Thị Hoàng Anh
      Hồ Thị Hoàng Anh says:

      thuốc tốt mà t khỏi trĩ 2 năm nay rồi thật ra t đã bị đau rát hâu môn khi đi vê sinh nặng từ lâu rồi . nhiêu năm roi nên khi t mang bầu và xinh con càng bị nặng nhưng t đã đê ý và biết đuoc rằng nếu t ăn ít RAU hoạc không ăn rau trong 1 ngày là t sẽ bị đau ngay.. nghĩa là khi ăn cơm bạn phải ăn nhiều RAU vào thì sẽ không bị đau hậu môn đâu. chả mất gì cả bạn thử ăn nhiều rau mỗi bữa cơm trong mấy ngày xem.đặc biêt lúc bầu nội tiết thay đổi + uống bổ xung lắm thứ dẫn đến táo bón và trĩ

    4. hoalanrung96
      hoalanrung96 says:

      Mình chữa bằng rau diếp khỏi hẳn. Mình bị trĩ nội cấp 1, nữa tháng đi ra máu tươi, ko đau dấu hiệu gì khác. Đi BV Bình Dân 115 khám nội soi và uống thuốc 1,5 triệu không hết. Mỗi ngày mình ăn lai rai 1 thau rau diếp cá. (ko cần xay uống, rất tanh chua khó uống). Nay đỡ hẳn. Các bạn nên tập thêm “”vẫy tay của Đạt Ma Sư”” thêm hiệu quả.

    5. ha nguyen
      ha nguyen says:

      Trĩ độ 1 thì thật ra điều chỉnh ăn uống ko cũng khỏi dc. Nhưng 1 khi đã lòi dom rồi thì k ăn thua nữa, kể cả mấy cách diếp cá nhưng thuốc trĩ của trung tâm thuốc dân tộc kia tôi tìm hiểu thì đúng là rất nhiều người khen đây này https://ihs.org.vn/trung-tam-thuoc-dan-toc-chua-benh-tri-co-tot-khong-23227.html

  4. Nguyễn Hiền A
    Nguyễn Hiền A says: Trả lời

    cho e hỏi, e k thich dùng thuốc uống và thuốc ngâm, chỉ dùng thuốc bôi thôi thì có hiệu quả không ạ

    1. Chị Hai
      Chị Hai says:

      bữa c đi khám, vì đương có bầu. nên bs cho c xài thuốc ngâm và bôi thôi chứ k có xài thuốc uống. Nhưng bs cũng khuyên sẽ mất tg trị hơn là dùng kết hợp cả 3 đấy e nên nếu có thể thì dùng cả 3 vì thuốc uống để trị bên trong

    2. Thuốc dân tộc
      Thuốc dân tộc says:

      Chào bạn.
      Với câu hỏi của bạn thì trung tâm xin trả lời. Là bạn có thể sử dụng thuốc bôi và ngâm rửa trong trường hợp bệnh nhẹ, còn trung tâm khuyến khích người bệnh nên sử dụng đầy đủ liệu trình bao gồm cả thuốc uống, thuốc bôi và thuốc ngâm để đạt hiệu quả tốt nhất. Bạn có thể tới trung tâm hoặc gọi số hotline tới địa chỉ gần bạn nhất để nhận tư vấn chi tiết nhất
      Hà Nội: B31 Ngõ 70, Nguyễn Thị Định, Thanh Xuân – (024) 7109 6699 | 0988 294 232 Hồ Chí Minh: 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận – (028) 7109 6699 | 096 1825 886 Quảng Ninh: 116 Văn Lang, Hồng Gai, Hạ Long – 0203 657 0128 | 0972 606 773
      Chúc bạn sức khỏe!

  5. Cô gái đến từ ngày hôm qua
    Cô gái đến từ ngày hôm qua says: Trả lời

    cho e hoi. trung tâm có ship thuốc ra đà nẵng cho e đc k ạ. e đi thăm mẹ mà giờ hết thuốc, k kịp về

    1. hải âu
      hải âu says:

      được đó bạn, mk ở huế nè, bữa mì nh gọi điện cho trung tâm ngoài hà nội. sau 3 ngày là bưu điện đã mang tới trước nhà mk rồi. nói chung cũng không khác gì so với khám trực tiếp. bs codn gọi điện hàng tháng để đánh giâ, cho lời khuyên.

    2. siêu nhân trắng
      siêu nhân trắng says:

      thuốc mà chuyển từ xa như v có an tâm không v m.n . Rồi vấn đề thuốc k có hiệu quả thì làm sao ạ.

    3. Bình Nhi
      Bình Nhi says:

      mình tìm hiểu với coi tivj nhiều mình thấy thuốc của trung tâm được nhiều nghệ sĩ sử dụng và được đánh giá tốt lắm. Còn được lên vtv2 theo đánh giá của chuyên gia nên mình thấy tin tưởng được đó bạn https://www.vpeg.vn/vtv2-gioi-thieu-bai-thuoc-chua-benh-da-day-cua-thuoc-dan-toc/

    4. hải âu
      hải âu says:

      họ là trung tâm lớn mà nếu bạn chưa an tâm có thể tới đó khám bạn ở đâu họ có 3 cơ sỏ hè

  6. Na Văn
    Na Văn says: Trả lời

    Từ lúc em sinh bé, em đi ngoài hay bị đau rát, em đi khám thì trĩ chỉ ở độ hai thôi. Em nghe nói bảo dùng rau diếp cá cũng có thể chữa trĩ đúng không ạ

    1. Trần Lan
      Trần Lan says:

      b giống mk, sau sinh mk cũng bị trĩ, thì cũng bị trĩ nhẹ nên mk dùng rau diếp cá uống với đắp hậu môn thì đỡ đấy. b cũng nhẹ như mk thế thì b cứ kiên trì dùng rau diếp cá và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý xem sao. bây giờ mk đẻ đứa thứ 2 thì nặng hơn, dùng rau diếp cá cũng k đỡ nên đang tính đi khám nhưng chưa biết khám đâu cho uy tín mà khỏi dứt điểm được bệnh này đây.

    2. Jocey
      Jocey says:

      năm ngoái tớ bị, tớ uống thuốc của trung tâm thuốc dân tộc, cái bài thuốc của ng h mông gì đó. theo tớ đánh giá thì thuốc có hiệu quả tốt, nhưng phải dùng hơi lâu, tớ nhớ đợt đó 1 liệu trình tớ dùng 3 tháng thì phải. Nhưng bù lại được chữa dứt điểm với lại thuốc được dùng dưới dạng bột nên tiện, không mất công sắc.

    3. mẹ trẻ con
      mẹ trẻ con says:

      c ơi, e nghe b e nói là bên trung tâm dùng thuốc nước mà, đâu phải thuốc bột.

    4. Jocey
      Jocey says:

      Trung tâm có đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân e. Nếu e không muốn sắc thì nhờ họ sắc rồi đóng thành túi về sẵn uống thôi Nhưng loại sắc nước thì e phải bảo quản ngăn mát tủ lạnh rồi dùng thì hâm nóng lại

  7. Nguyễn Trần Anh Quân
    Nguyễn Trần Anh Quân says: Trả lời

    Chào các cô và các mẹ. Em là sinh viên năm 4 trường đại học Y Hà Nội khoa nội tiết. Em thì đi các bệnh viện để làm việc rồi, vấn đề này em được gặp nhiều phụ sản mắc cái này rồi. Em khuyên mấy chị nếu mà mang thai muốn chữa thì đừng chích mổ hay dùng thuốc tây. Hại sức khỏe cho mẹ bầu và bé trong bụng. Nên được thì mấy chị cứ tìm mấy bài thuốc dân gian với tránh táo bón là hạn chế được tối đa r

  8. Lulu
    Lulu says: Trả lời

    Ai dùng thuốk của trung tâm này r, cho e hỏi ké là liệu trìk là bao lâu với gia snkư nào z.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị trĩ cần kiêng gì trong ăn uống, sinh hoạt và làm việc?

Trĩ là một bệnh lý phổ biến và đòi hỏi người bệnh cần kiêng cử nhiều loại thức ăn và…

Bệnh trĩ sau sinh là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ

Một số chị em bị trĩ khi còn đang cho con bú tỏ ra khá lo lắng không biết phải…

Các Phương Pháp Cắt Trĩ Nào Tốt Nhất Hiện Nay 2023?

Với sự phát triển của y học ngày nay, có rất nhiều phương pháp điều trị trĩ được ra đời.…

Bệnh trĩ không trừ một ai – PGS, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm

PGS, Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Nhâm, Chủ tịch Hội hậu môn, Trực tràng học VN cho hay, rất nhiều người…

Tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh trĩ ngay từ đầu

Các chuyên gia khoa Hậu môn - trực tràng cho biết, trĩ không đơn thuần là bệnh lý về tĩnh…

Chia sẻ
Bỏ qua