CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ BỆNH TRĨ HỖN HỢP

Đại tiện ra máu tươi là triệu chứng của bệnh gì? – [Nghiên cứu mới]

Nữ giới mắc bệnh trĩ có ảnh hưởng đến sinh sản?

Trĩ ngoại có gây ung thư? – Thông tin từ giới chuyên môn

Rò hậu môn: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

RƯỚC HỌA DO CẮT TRĨ “KHÔNG ĐAU”

6 Cách Chữa Bệnh Trĩ Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả Nhất

10 Bài Thuốc Đông Y Đặc Trị Bệnh Trĩ Toàn Diện Nhất

ĐIỀU TRỊ BỆNH TRĨ Ở PHỤ NỮ NUÔI CON NHỎ

Phòng chữa bệnh trĩ bằng yoga và bấm huyệt

Cắt trĩ có bị tái phát không? Làm sao phòng ngừa?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Nhuần – Khoa Nội tiếtPhó Giám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội

Phẫu thuật cắt trĩ có thể bị tái phát do chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ. So với bệnh trĩ ban đầu, trĩ tái phát có mức độ và tiến triển phức tạp hơn. Vì vậy bạn nên chủ động trong việc phòng ngừa tình trạng tái phát sau khi điều trị.

cắt trĩ có bị tái phát không
Cắt trĩ có bị tái phát không? Làm sao phòng ngừa?

Cắt trĩ có bị tái phát không? – Giải đáp!

Phẫu thuật cắt trĩ thường được thực hiện với trường hợp trĩ độ 3 và 4. Phẫu thuật có thể loại bỏ búi trĩ sa và chấm dứt các triệu chứng do bệnh lý này gây ra.

Hiện nay cắt trĩ được đánh giá là biện pháp hiệu quả và giúp điều trị triệt để bệnh trong thời gian ngắn. Tuy nhiên đã có ghi nhận về một số trường hợp trĩ tái phát sau khi phẫu thuật.

Về vấn đề “Cắt trĩ có bị tái phát không?” Bác sĩ chuyên khoa Nội tiêu hóa Nguyễn Thị Tuyết Lan đã có giải đáp sau:

“Phẫu thuật trĩ có thể để lại một ít da thừa ở vùng niêm mạc hậu môn. Khi đại tiện, phần da thừa có thể lộ ra bên ngoài và dễ gây nhầm lẫn là búi trĩ tái phát.

Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh trĩ có thể tái phát ngay cả khi đã thực hiện phẫu thuật. Nguyên nhân khiến bệnh tái phát có thể là do chế độ ăn uống không phù hợp, không điều chỉnh cân nặng, ít vận động, ngồi nhiều, thường xuyên nhịn đi đại tiện, uống ít nước,…

cắt trĩ có bị tái phát không
Bệnh trĩ có thể tái phát sau phẫu thuật nếu bạn ăn uống và sinh hoạt không điều độ

So với lúc mới khởi phát, bệnh trĩ tái phát sau phẫu thuật thường có tiến triển phức tạp hơn. Vì vậy sau khi can thiệp ngoại khoa, người bệnh nên chủ động thực hiện các biện pháp dự phòng.”

Phòng ngừa tái phát sau phẫu thuật cắt trĩ

Để giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ sau phẫu thuật, bạn cần xây dựng thói quen ăn uống và sinh hoạt điều độ. Bên cạnh đó nên luyện tập thể dục thường xuyên để ổn định hoạt động tiêu hóa, kiểm soát cân nặng và hạn chế táo bón.

1. Xây dựng chế độ ăn hợp lý

Chế độ ăn là yếu tố tác động lớn nhất đến hệ tiêu hóa nói chung và vùng trực tràng – hậu môn nói riêng. Để giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ, trước tiên bạn cần xây dựng chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.

cắt trĩ bị tái phát
Ăn nhiều chất xơ, vitamin và uống đủ nước để hạn chế táo bón và giảm thiểu nguy cơ tái phát trĩ
  • Nên uống nhiều nước (khoảng 2 – 2.5 lít nước/ ngày) để tăng cường quá trình chuyển hóa, đào thải cặn bã ứ đọng trong ruột và hỗ trợ làm mềm phân. Thói quen uống nhiều nước còn giúp bạn hạn chế táo bón và dễ dàng hơn khi đại tiện.
  • Tăng cường bổ sung chất xơ vào bữa ăn hàng ngày. Chất xơ có thể cải thiện nhu động ruột và giảm nguy cơ táo bón.
  • Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ tiêu hóa để phục hồi thể trạng sau phẫu thuật như khoai lang, thịt gà, bơ, cá hồi, chuối, thanh long, rau mồng tơi,…
  • Hạn chế dầu mỡ và gia vị trong các món ăn. Thay vào đó nên tập thói quen chế biến thực phẩm lành mạnh (luộc, hấp, nấu canh, súp, cháo,…) nhằm giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
  • Tập thói quen ăn uống đúng giờ và ăn chậm nhai kỹ. Thói quen này giúp ổn định hoạt động tiêu hóa và bài tiết của dạ dày, đường ruột.
  • Kiêng cử nước ngọt có gas, soda, rượu bia, caffeine,… Những loại thức uống này có thể gây háo nước và tăng nguy cơ táo bón.

2. Thường xuyên tập thể dục

Bên cạnh đó, thói quen tập thể dục thường xuyên cũng có thể giúp bạn hạn chế nguy cơ tái phát bệnh trĩ. Các bác sĩ cho biết, vận động thường xuyên giúp tăng cường trao đổi chất, tăng cường nhu động ruột và cải thiện chức năng của cơ vòng hậu môn.

cắt trĩ bị tái phát
Luyện tập thường xuyên là một trong những biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng cắt trĩ bị tái phát

Bạn có thể luyện tập các bộ môn như đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe,…từ 15 – 30 phút ngày để hạn chế tình trạng cắt trĩ bị tái phát. Với những trường hợp có nguy cơ tái phát cao, có thể trao đổi với bác sĩ vật lý trị liệu để thực hiện những bài tập tác động trực tiếp đến cơ vòng hậu môn.

3. Thiết lập thói quen sinh hoạt điều độ

Ngoài ra, bạn cũng cần thiết lập thói quen sinh hoạt điều độ để hạn chế nguy cơ tái phát trĩ.

cắt trĩ bị tái phát
Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ để tránh nguy cơ táo bón và tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn
  • Không nên nhịn đi vệ sinh khi cơ thể có nhu cầu. Đồng thời nên tập thói quen đại tiện trong khung giờ cố định. Thói quen này sẽ giúp cơ thể đào thải phân dễ dàng và hạn chế tình trạng táo bón.
  • Vệ sinh hậu môn đúng cách nhằm hạn chế viêm nhiễm.
  • Nên giảm thiểu căng thẳng và các suy nghĩ tiêu cực bằng cách nghỉ ngơi, đọc sách và luyện tập thể thao. Việc giải phóng căng thẳng có thể giảm áp lực lên mạch máu và hạn chế nguy cơ phình giãn tĩnh mạch trở lại.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ có thể đảm bảo hoạt động của các cơ quan bên trong. Từ đó giảm thiểu nguy cơ rối loạn nhu động ruột, táo bón và một số vấn đề sức khỏe khác.
  • Tránh mang vác vật nặng – nhất là sau khi vừa phẫu thuật cắt trĩ. Áp lực từ hoạt động này có thể làm giãn tĩnh mạch trực tràng và gây tái phát bệnh.
  • Trong thời gian đầu sau phẫu thuật, hậu môn có thể bị khô và hẹp hơn bình thường. Điều này có thể khiến bạn khó khăn khi đi đại tiện, tăng nguy cơ kích thích tĩnh mạch và gây tái phát trĩ. Vì vậy bạn nên sử dụng dầu dừa thoa lên hậu môn để dễ dàng đào thải phân.
  • Hoặc có thể ngâm rửa hậu môn với nước muối ấm để giảm ngứa ngáy và làm mềm niêm mạc, từ đó giúp phân dễ dàng đi ra bên ngoài mà không gây đau đớn.
  • Không nên ngồi quá lâu vì có thể làm tăng áp lực lên vùng tĩnh mạch và gây ứ huyết. Do đó bạn nên đi lại nhẹ nhàng sau 1 – 2 giờ ngồi làm việc.

Phẫu thuật cắt trĩ có thể bị tái phát ở một số trường hợp. Vì vậy bạn nên chủ động xây dựng chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập hợp lý để hạn chế nguy cơ tái phát bệnh sau điều trị.

Có thể bạn quan tâm: Bị ngứa hậu môn sau khi cắt trĩ – Cách xử lý, khắc phục

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Thăng trĩ Dưỡng huyết thang được nghiên cứu và bào chế bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT, từ 100% thành phần thảo dược thiên nhiên. Nhờ cơ chế "tác động kép" có 1 không 2, bài thuốc đã chữa khỏi cho hàng ngàn trường hợp bệnh trĩ khác nhau trên khắp cả nước.

Cắt trĩ có được bảo hiểm chi trả không? (cập nhật 2023)

Khi tiến hành cắt trĩ, người bệnh sẽ bị mất một khoảng chi phí nhất định. Vậy cắt trĩ có…

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện có phải bị bệnh trĩ không?

Đau rát hậu môn khi đi đại tiện là một trong những triệu chứng đặc trưng của bệnh trĩ (lòi…

Trĩ Căn Đoạn

Trĩ Căn Đoạn (Jingzhi Zhigenduan): Giá Bán và Review A-Z

Trĩ Căn Đoạn (Jingzhi Zhigenduan) là loại thuốc dùng để điều trị bệnh trĩ có nguồn gốc từ Trung Quốc.…

Thuốc Daflon 500mg

Daflon 500mg – Thuốc Trợ Tĩnh Mạch (Trĩ, Phù Nề) và Giá

Thuốc Daflon 500mg là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh trĩ và bệnh suy tĩnh…

Dấu Hiệu Bệnh Trĩ Nặng Và Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

Bệnh trĩ nặng được xem là hậu quả của việc điều trị bệnh không đúng cách trong giai đoạn nhẹ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *