Biến chứng của thoái hóa khớp gối và cách phòng tránh

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Biến chứng của thoái hóa khớp gối không chỉ dừng lại ở việc đau nhức, mà còn kéo theo hậu quả nghiêm trọng như teo cơ, biến dạng khớp, tàn phế… ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù y học hiện đại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị triệt, nhưng việc nhận thức và phòng ngừa sớm vẫn được coi là biện pháp hiệu quả.

Thoái hóa khớp gối hình thành do đâu?

Thoái hóa khớp gối là bệnh mạn tính phổ biến ở người trung niên và cao tuổi, xuất phát từ tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn.

biến chứng của thoái hóa khớp gối
Hình ảnh khớp gối bị tổn thương bởi thoái hóa

Sụn khớp là lớp bảo vệ bề mặt xương, chúng sẽ bị mòn và mỏng đi theo thời gian, làm cho khớp gối trở nên không linh hoạt. Xương dưới sụn cũng bị biến đổi và xơ hoá, mất đi độ bền và mật độ khoáng, có các vết nứt nhỏ trên bề mặt sụn khớp.

Khi thoái hóa khớp gối tiến triển, sụn khớp bị mòn đến mức không thể bảo vệ đủ các đầu xương, dẫn đến cọ xát và mài mòn giữa các đầu xương dưới sụn. Điều này gây ra đau đớn, tiếng lạo xạo khi di chuyển khớp, thậm chí dẫn đến biến dạng và tàn phế.

Tham khảo thêm: Điều trị thoái hóa khớp gối bằng tế bào gốc mang đến nhiều triển vọng

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó đi lại? Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc tái tạo và phục hồi sụn khớp KHÔNG CÒN nỗi đau nhức do thoái hóa xương khớp. [Tìm hiểu ngay]

Biến chứng của thoái hóa khớp gối 

Thoái hóa khớp gối có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm sau:

  • Đau nhức khớp gối thường xuyên khi vận động, có tiếng kêu lục cục trong khớp khi di chuyển hoặc duỗi chân.
  • Cứng khớp gối vào buổi sáng, đặc biệt là vào mùa đông, khiến việc cử động trở nên khó khăn.
  • Khó nhấc chân, đi lại và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Trường hợp nặng, người bệnh không thể bước lên xuống cầu thang, dễ bị ngã khi di chuyển.
  • Các biến chứng khác như hẹp khe khớp, mọc gai xương ở mâm chày, khớp bị sưng do tràn dịch khớp, gãy xương, chảy máu, nhiễm trùng, hoại tử xương, tổn thương gân và dây chằng xung quanh các khớp.
thoái hóa khớp gối
Người bị thoái hóa khớp gối sẽ gặp phải những biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng di chuyển

Hiện nay, điều trị thoái hóa khớp gối bao gồm cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Tuy nhiên, không có phương pháp nào có thể điều trị triệt để. Do đó, phòng tránh từ sớm được coi là giải pháp tối ưu nhất.

Tham khảo thêm: Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Phòng tránh nguy cơ biến chứng của thoái hoá khớp gối

Cần tuân thủ những nguyên tắc sau phòng tránh nguy cơ xảy ra thoái hóa khớp:

  • Tập thể dục đều đặn từ khi còn trẻ: Duy trì việc vận động thường xuyên, tránh những hoạt động nặng gây chấn thương cho khớp gối, cung cấp đủ dinh dưỡng cho sụn khớp.
  • Duy trì cân nặng lý tưởng: Tránh béo phì để giảm áp lực lên khớp gối và duy trì sức khỏe chung.
  • Vận động đúng tư thế: Luôn giữ tư thế đúng để giảm căng thẳng không cần thiết lên khớp gối.
  • Hạn chế mang vác vật nặng: Tránh việc mang vác những vật nặng gây tổn hại cho khớp gối, đặc biệt nếu bạn đã từng bị tổn thương ở khớp gối.
  • Thay đổi tư thế thường xuyên: Đảm bảo cân bằng giữa nghỉ ngơi và làm việc, thay đổi tư thế ngồi làm việc để tránh căng thẳng dài hạn lên khớp gối.
  • Điều trị bệnh lý xương khớp một cách tích cực: Điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến xương khớp để ngăn ngừa và hạn chế thoái hóa khớp gối.

Các biến chứng của thoái hóa khớp gối không chỉ gây đau đớn và khó chịu mà còn có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về lâu dài, ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời là rất quan trọng để giảm thiểu rủi ro.

Có thể bạn quan tâm:

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 10:24 - 14/03/2024 - Cập nhật lúc: 14:08 - 05/04/2024
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Chữa thoái hoá khớp gối bằng Đông y và Tây y phương pháp nào hiệu quả hơn

Chữa thoái hóa khớp gối bằng Đông y và Tây y, phương pháp nào hiệu quả hơn luôn là câu…

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là một bệnh lý xương khớp phổ biến, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng số…

Khớp gối (đầu gối) là gì? Giải phẫu cấu tạo & bệnh lý

Khớp gối (hay đầu gối) là một phần cấu tạo của chi dưới. Đây là khớp lớn nhất trong cơ…

Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không? Tập thể dục hay đi bộ, chạy bộ nói riêng có…

chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối Hướng dẫn chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối

Để chăm sóc bệnh nhân thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả cao, không chỉ cần sự chuyên môn từ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Y học cổ truyền Việt Nam vừa có bước tiến mới khi nghiên cứu và hoàn thiện bài thuốc đặc trị thoái hóa khớp từ nền tảng nhiều bài thuốc cổ phương. Bài thuốc giúp điều trị thoát hóa khớp hiệu quả, phục hồi và tái tạo sụn khớp chuyên sâu.
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua