Cứng khớp gối – Nguyên nhân và cách giảm cứng khớp nhanh

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Cứng khớp gối là một trong những hiện tượng có thể xảy ra ở cả người trẻ lẫn người già do nhiều nguyên nhân nhưng nghiêm trọng nhất là viêm khớp, thoái hóa, tổn thương ở sụn khớp… Nếu không kịp thời điều trị, tình trạng này sẽ kéo dài gây suy giảm chức năng khớp gối, gây khó khăn cho người bệnh trong việc di chuyển lẫn sinh hoạt hàng ngày.

Cứng khớp gối là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào
Cứng khớp gối là hiện tượng có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào

Nguyên nhân cứng khớp gối

Theo các bác sĩ chuyên khoa xương khớp, một trong những vị trí khớp dễ bị co cứng nhất là khớp gối. Và theo thống kê, có đến 64% các trường hợp bị cứng khớp nếu không kịp thời điều trị sẽ dẫn đến các hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất có thể gây ra tàn phế. 

Xét về cấu tạo, khớp gối gồm 2 phần chính là phần trên của xương bánh chày và phần xương đùi dưới. Đầu xương được bảo vệ, bao bọc bởi lớp sụn và được cố định bằng dây chằng. Cứng khớp gối là hiện tượng đầu gối bị co cứng làm người bệnh gặp khó khăn trong việc vận động, cử động khớp gối. Các nguyên nhân gây cứng khớp có thể kể đến như:

  • Do tác động của yếu tố bên ngoài: Các tác động bên ngoài như chấn thương do chơi thể thao quá sức, té ngã, tai nạn giao thông… là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây cứng khớp. Lúc này, sụn khớp bị tổn thương, xương gãy, vỡ hoặc giãn gây chằng ảnh hưởng đến hoạt động của khớp dối.
  • Do bệnh lý: Đa phần các trường hợp cứng khớp gối do bệnh lý gây ra. Các bệnh này bao gồm thoái hóa khớp, gout, viêm khớp dạng thấp, viêm xương khớp, viêm khớp nhiễm khuẩn.
  • Nguyên nhân khác: Tác dụng phụ của các thuốc kháng sinh, thuốc tiêm ở vùng đùi, gối… Ngoài ra, cũng có thể do sau phẫu thuật, chân và khớp bất động quá lâu khiến các mô xơ quanh khớp dày, các mô mềm và dây chằng bị xơ hóa dẫn đến khó cử động, cứng khớp. 

Triệu chứng cứng khớp gối thường gặp

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng cứng khớp gối hiện nay. Như đã đề cập, cứng khớp gối nếu không sớm thăm khám và điều trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nhìn chung, các triệu chứng của bệnh không khó để nhận biết, bao gồm:

  • Đau nhức, cứng khớp, khó cử động ở một hoặc cả hai bên gối
  • Thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy hoặc đầu buổi chiều
  • Cơn đau có thể kéo dài từ 15 – 30 phút thậm chí lâu hơn
  • Ban đầu xuất hiện với mức độ nhẹ, sau kéo dài, lan rộng ra khắp vùng khớp
  • Khớp gối đỏ hoặc sưng nhẹ, có thể xuất hiện tình trạng bầm tím hoặc chảy máu đầu gối
  • Người mệt mỏi, suy nhược cơ thể, co thắt cơ
  • Sưng đau ở các khớp khác mà không nhất thiết là khớp gối.

Cứng khớp gối là bệnh gì?

Cứng khớp gối có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Tuy nhiên, theo thống kê của các bác sĩ, tình trạng này xuất hiện chủ yếu do bệnh lý. Các bệnh lý gây cứng khớp thường gặp có thể kể đến như:

Thoái hóa khớp gối gây đau nhức, khó đi lại? Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang phối chế hơn 50 vị thuốc tái tạo và phục hồi sụn khớp KHÔNG CÒN nỗi đau nhức do thoái hóa xương khớp. [Tìm hiểu ngay]

Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng cứng khớp gối
Viêm khớp dạng thấp cũng là một trong những bệnh lý có triệu chứng cứng khớp gối

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý thường gặp với các tổn thương ở sụn khớp, màng hoạt dịch, đầu xương sụn… Với căn bệnh này, nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các biến chứng như dính khớp, suy giảm chức năng khớp biến dạng khớp.

Triệu chứng thường gặp: 

  • Các khớp xương đau, sưng đỏ nhất là khi chạm vào
  • Ban đầu, chỉ xuất hiện sưng viêm ở khớp bàn tay bàn chân sau lan ra khớp gối, vai, hông, mắt cá chân, khuỷu tay, cổ tay…
  • Đau cứng khớp vào buổi sáng sớm, có thể kéo dài 30 phút hoặc hơn
  • Người mệt mỏi, sốt nhẹ, sụt cân, lười vận động.
  • Ngoài ra còn xuất hiện một số triệu chứng khác như giảm thị lực, mắt đỏ, có u dưới da ở vùng khớp viêm, khó thở, khô nướu, thiếu máu… 

Thoái hóa khớp

Được biết, thoái hóa khớp gối là một trong những căn bệnh có nguy cơ gây tàn phế cao cho người cao tuổi, cứ 4 người mắc phải thì sẽ có 1 người tàn tật, không thể đi lại. Thoái hóa khớp gối được hiểu là hiện tượng các sụn khớp và xương dưới sụn tổn thương do mất cân bằng sinh học và cơ học. 

Triệu chứng thường gặp:

  • Cứng khớp gối trong 10 – 30 phút vào buổi sáng sau khi ngủ dậy
  • Khó vận động khớp gối nhất là khi nhấc chân, xoay chân, đứng lên ngồi xuống
  • Đau khớp khi vận động, duỗi chân nghe tiếng kêu ở đầu gối
  • Khớp gối sưng, chủ yếu do tràn dịch khớp
  • Đau gối khhi đứng lên ngồi xuống, leo cầu thang, không co được chân để bước lên các bậc thang.

Bệnh gout

Bệnh gout là tình trạng các khớp xương đột ngột sưng đau do tích tụ acid uric trong máu. Hay xảy ra ở các khớp như đầu gối, bàn chân, mắt cá chân… 

Triệu chứng thường gặp:

  • Đau nhức, cứng khớp gối vào buổi sáng, đau đột ngột, dữ dội khi cử động khớp
  • Khớp nóng, đau, có dấu hiệu sưng đỏ
  • Xung quanh vùng khớp viêm thấy có cảm giác nóng lên.

Cứng khớp gối phải làm sao?

Nếu tình trạng cứng khớp gối chỉ kéo dài 1 – 2 ngày do ít vận động thì không cần lo lắng. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài và xuất hiện sau chấn thương, sau phẫu thuật hoặc liên quan đến bệnh lý thì cần:

Thăm khám bác sĩ

Nếu tình trạng cứng khớp kéo dài nên thăm khám chuyên khoa xương khớp hoặc nội tổng quát
Nếu tình trạng cứng khớp kéo dài nên thăm khám chuyên khoa xương khớp hoặc nội tổng quát

Có đến 64% người bị cứng khớp có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng nhất là tàn phế. Do đó, ngay khi có các triệu chứng bệnh, nên nhanh chóng thăm khoa ở khoa xương khớp hoặc khoa nội tổng quát của các bệnh viện uy tín để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Các biện pháp hỗ trợ giảm đau tại nhà hay phương pháp dân gian chỉ có tác dụng tạm thời. Việc chủ quan, lơ là trước các triệu chứng bất thường của cơ thể chỉ khiến tình trạng bệnh thêm trầm trọng và khó điều trị hơn mà thôi.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Bệnh cạnh việc thăm khám, để cải thiện chứng đau cứng khớp, người bệnh cần:

  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước lọc mỗi ngày
  • Ngủ đúng giờ, đủ giấc để giúp cơ thể hồi phục tốt nhất sau tổn thương
  • Chú ý giữ ấm cơ thể nhất là khi khí trời chuyển lạnh, phòng ngủ nên đủ ấm, hạn chế tình trạng gió lùa
  • Tắm bằng nước ấm với vòi sen để giúp thúc đẩy tuần hoàn máu, thư giãn đầu óc và giảm co thắt cơ bắp
  • Hạn chế carbohydrate tinh chế, các thực phẩm chứa chất bảo quản, chất tạo màu, chất ngọt nhân tạo.

Điều trị cứng khớp gối

Khi xuất hiện tình trạng cứng khớp gối, người bệnh tuyệt đối không tự ý mua hoặc sử dụng thuốc mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, không dùng theo đơn thuốc của người có triệu chứng bệnh giống mình. Các phương pháp điều trị gồm:

Sử dụng thuốc 

Thuốc Tây chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ
Thuốc Tây chỉ thích hợp với các trường hợp bệnh nhẹ

Sau khi đã xác định nguyên nhân, các bác sỹ có thể sẽ chỉ định sử dụng một trong các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc có với các trường hợp bệnh nhẹ
  • Thuốc giãn cơ với người có các cơ vùng khớp gối căng chặt
  • Thuốc có chứa Acid Hyaluronic với trường hợp suy giảm chức năng sụn khớp nhằm giúp bôi trơn và tăng cường dịch khớp

Bên cạnh các loại thuốc tây y có hiệu quả tức thời, người bệnh cũng có thể chữa bệnh theo y học cổ truyền. Tuy nhiên, các bài thuốc Đông y thường có tác dụng chậm nên phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.

Vật lý trị liệu

Để thúc đẩy quá trình điều trị, các bác sĩ thường chỉ định người bệnh kết hợp sử dụng thuốc với vật lý trị liệu. Đây là phương pháp được đánh giá cao trong điều trị các bệnh về xương khớp, có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục của khớp, tăng sự linh hoạt cho sụn và cải thiện khả năng đàn hồi của dây chằng. Các phương pháp điều trị bằng vật lý trị liệu bao gồm:

  • Xoa bóp
  • Chườm nóng hoặc chườm lạnh
  • Các bài tập cải thiện như leo cầu thang, đạp xe, đứng lên ngồi xuống.

Phẫu thuật

Chỉ được áp dụng khi việc sử dụng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu không còn hiệu quả. Mục đích nhằm giải phóng dây chằng, loại bỏ các mảnh sụn vỡ, giảm áp lực cho khớp gối… Tuy nhiên, sau phẫu thuật, người bệnh cần được chăm sóc đặc biệt kết hợp với vận động cơ thể để phục hồi chức năng của khớp gối.

Bài tập cứng khớp gối

Các bài tập chuyên môn sẽ giúp khớp gối dẻo dai và các cơ bắp được thả lỏng đồng thời tăng khả năng tuần hoàn, lưu thông của máu. Khi bị cứng khớp, người bệnh có thể tham khảo một số bài tập sau:

Bài tập giãn cơ chân

Bài tập giãn cho người bị cứng khớp gối
Bài tập giãn cho người bị cứng khớp gối
  • Tay vịn vào tường, bàn hoặc ghế để giữ thăng bằng
  • Bước chân phải lên phía trước, chân trái đặt phía sau
  • Gấp khớp gối trái trong 30s rồi đổi bên
  • Thực hiện liên tục 5 lần mỗi bên sẽ giúp cải thiện tình trạng căng cơ

Bài tập cải thiện chức năng khớp gối

  • Đứng thẳng, từ từ dựa lưng vào tường, chân rộng bằng vai
  • Từ từ hạ cong đầu gối xuống thấp sao cho chân và đùi vuông góc với tường
  • Dựa lưng và chậu vào tường, giữ nguyên trong 5 – 10 giây
  • Lặp lại nhiều lần, thực hiện mỗi ngày để thấy hiệu quả.

Có thể thấy, cứng khớp gối không phải là hiện tượng xa lạ mà có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi và đối tượng nào. Khi tình trạng này kéo dài nhiều ngày không khỏi, người bệnh không nên lơ là, chủ quan mà cần nhanh chóng thăm khám để tìm ra nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

Tin bài nên đọc

Ngày đăng 04:11 - 20/06/2022 - Cập nhật lúc: 13:57 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Vang danh là bài thuốc đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, Quốc dược Phục cốt khang nhận được phản hồi tích cực từ phía người bệnh và được giới chuyên môn đánh giá cao. [Đọc ngay]
Bị thoái hóa khớp gối có nên đi bộ, chạy bộ hay không?

Tập thể dục hay đi bộ, chạy bộ nói riêng có thể tạo một lực tác động lên khớp gối…

Bệnh thoái hóa khớp gối ở người già và cách điều trị

Sưng nóng khớp, đau khớp, tê bì chân... là triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa khớp gối ở…

Thoái hóa khớp gối: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp, trong đó nữ giới chiếm 80% tổng ca mắc…

Bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không?

Liệu bị mắc bệnh thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không? Đây là một trong những thắc mắc khá…

Đau nhức khớp gối không còn là nỗi lo riêng của người lớn tuổi nữa Nhức mỏi khớp gối (đầu gối) – Vì sao ngày càng nhiều người bị?

Nhức mỏi khớp gối thường xảy ra khi khớp này bị thoái hóa theo tuổi tác. Do đó, tình trạng…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Mai

Cố vấn chuyên môn

Trung tâm Thuốc dân tộc hoàn thiện phác đồ ĐẶC TRỊ các bệnh lý xương khớp từ tinh hoa Y học cổ truyền LẦN ĐẦU TIÊN ứng dụng tại Việt Nam. [Tìm hiểu ngay]
Xem nhiều

Đặt câu hỏi

Chia sẻ
Bỏ qua