Viêm mũi dị ứng là gì? Nguyên nhân, triệu chứng & điều trị

Bài Thuốc Thông Xoang Khang Dược ĐẶC TRỊ Viêm Xoang, Viêm Mũi CHẤM DỨT Đau Buốt, NGỪA Biến Chứng

Bị ngứa mũi liên tục là bị gì? Làm sao trị hết?

Thuốc xịt mũi Flixonase trị viêm mũi dị ứng và cách dùng

Thuốc Adrenalin là thuốc gì? Giá bán, cách dùng và tương tác

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Các Loại Thuốc Xịt Trị Viêm Mũi Dị Ứng Thông Dụng

10 cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà hiệu quả nhanh

10 thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay 2022

Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng cách nào?

Ngứa Mũi Ngứa Mắt – Có Phải Do Dị Ứng Hay không?

Ngứa mũi, ngứa mắt là những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng hoặc các bệnh lý khác về đường hô hấp. Căn bệnh này rất phổ biến và có thể xảy ra với bất cứ ai. Ngoài triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt, người bệnh viêm mũi dị ứng còn có thể bị sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi liên tục… 

Ngứa mũi, ngứa mắt
Ngứa mũi, ngứa mắt là một trong những triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng

Ngứa mũi, ngứa mắt có phải do dị ứng không?

Dị ứng là sự phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể với các sự xuất hiện của các chất lạ hay còn được gọi là kháng nguyên (dị nguyên). Chúng có thể là thực phẩm, thời tiết, phấn hoa, lông động vật, vải sợi bông, khói, dược phẩm…

Hiện tượng xảy ra phản ứng miễn dịch giữa kháng thể dị ứng với dị nguyên khiến cơ thể dễ dàng phát sinh nhiều bệnh lý, trong đó phổ bến nhất là viêm mũi dị ứng. Ngoài ra, còn có nổi mề đay, viêm kết mạc dị ứng, hen phế quản

Triệu chứng dị ứng ở hầu hết các bệnh lý này tương đối giống nhau, tuy nhiên mức độ nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào kháng nguyên cũng như cơ địa của người bệnh. Trong đó, ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, đỏ hoặc sưng mắt có thể là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng. Ngoài ra, còn có đau đầu, mệt mỏi, xuất hiện quầng thâm dưới bọng mắt, sưng quanh mắt, đau họng. ù tai do các hốc xoang nghẹt dịch… 

Nguyên nhân gây dị ứng dẫn đến ngứa mũi, ngứa mắt

Hiện tượng dị ứng phát sinh khi hệ thống miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn các dị nguyên từ môi trường có thể gây hại cho cơ thể. Nó tạo ra các kháng thể chống lại chất dị ứng đó, trong đó có histamine. Đây là hoạt chất gây ra các triệu chứng dị ứng ngứa mũi, ngứa mắt cùng hàng loạt các triệu chứng khác. 

Ngứa mũi, ngứa mắt
Các dị nguyên gây ra ngứa mũi, ngứa mắt do dị ứng như mạt bụi, bông vải sợi, phấn hoa, lông chó mèo, nấm mốc…

Một số tác nhân gây dị ứng thường gặp như:

  • Các dị nguyên có trong không khí như lông động vật, phấn hoa, mạt bụi, ký sinh trùng (bọ chét, nấm mốc…), hóa chất, bông vải sợi, khói thuốc lá, khói công nghiệp…
  • Dị ứng thức ăn, điển hình như một số thực phẩm như hải sản, cá, trứng, sữa, đậu phộng, đậu nành, lúa mì… 
  • Do nọc độc côn trùng, thường gặp nhất là do ong đốt. 
  • Dị ứng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng sinh, aspirin hoặc penicillin. 
  • Mất cân bằng dị ứng do tiếp xúc ồ ạt với các dị nguyên, stress, căng thẳng quá mức, rối loạn nội tiết tố, lối sống thiếu lành mạnh… cũng là những nguyên nhân phát sinh dị ứng. 

Ngoài những nguyên nhân vừa kể trên, bạn cũng có nguy cơ bị dị ứng gây ngứa mũi, ngứa mắt cao hơn nếu thuộc các nhóm đối tượng sau:

  • Trẻ em; 
  • Người đã từng bị hen suyễn hoặc các dạng dị ứng khác; 
  • Tiền sử gia đình thường xuyên bị dị ứng, mắc bệnh hen suyễn hoặc các bệnh lý khác như nổi mề đay, dị ứng thời tiết, chàm… 

Ngứa mũi, ngứa mắt do dị ứng có nguy hiểm không?

Tình trạng ngứa mũi, ngứa mắt thực chất chỉ là một trong rất nhiều triệu chứng của dị ứng. Triệu chứng này không quá nguy hiểm và có thể được cải thiện bằng nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, bản chất của dị ứng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, nếu không được can thiệp điều trị và chăm sóc, tình trạng dị ứng có thể làm tăng nguy cơ mắc một số vấn đề khác như:

  • Hen suyễn: Khi bị dị ứng, nhiều khả năng bạn cũng sẽ bị hen suyễn do hệ miễn dịch gây ảnh hưởng đến cả đường thở và hơi thở. Hoặc trong một số trường hợp, bệnh hen suyễn bùng phát do ban tiếp xúc trực tiếp với các chất gây dị ứng. 
  • Viêm xoang hoặc nhiễm trùng: Những người bị ngứa mũi, ngứa mắt do viêm mũi dị ứng, hen suyễn dị ứng kéo dài có thể biến chứng sang viêm xoang hoặc nhiễm trùng phổi, nhiễm trùng tai… 
  • Sốc phản vệ: Một số trường hợp dị ứng nghiêm trọng do ngộ độc thực phẩm, thuốc hoặc côn trùng cắn có thể gây ra sốc phản vệ cực kỳ nguy hiểm. 

Cách xử lý triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt do dị ứng 

Mặc dù không gây nguy hiểm nhưng ngứa mũi, ngứa mắt cùng các triệu chứng khác của dị ứng khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến thể trạng sức khỏe và đời sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, để khắc phục tình trạng này và tránh các diễn tiến nặng hơn, người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện chuyên khoa Tai Mũi Họng để được chỉ định cách điều trị phù hợp. 

Thông thường, việc điều trị ngứa mũi, ngứa mắt do dị ứng chủ yếu thông qua các biện pháp điều trị tích cực tình trạng dị ứng. Vì chỉ cần đẩy lùi phản ứng dị ứng, các triệu chứng của bệnh cũng sẽ nhanh chóng thuyên giảm. 

1. Điều trị đặc hiệu

Phương pháp này được hiện thông qua cơ chế thay đổi khả năng đáp ứng miễn dịch của cơ thể bệnh nhân bằng cách giải mẫn cảm. Đầu tiên, cần tìm ra chính xác nguyên nhân gây dị ứng là gì, sau đó đưa chất chiết xuất từ dị nguyên đó vào trong cơ thể người bệnh theo tỷ lệ phù hợp, tăng dần về số lượng để cơ thể “làm quen” và nhận diện.

Ngứa mũi, ngứa mắt
Liệu pháp miễn dịch thường áp dụng cho những trường hợp dị ứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp khác

Cách này gần giống với cách sản xuất vaccine miễn dịch, tạo ra kháng thể bao vây và thay đổi cách đáp ứng của cơ thể với yếu tố dị nguyên đó. Sau khi thực hiện thành công, các triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt, hắt hơi liên tục, chảy nước mắt, nước mũi do dị ứng có thể sẽ thuyên giảm hoặc không xảy ra nếu bạn tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên đó. Liệu pháp miễn dịch này thường được áp dụng cho những trường hợp dị ứng nghiêm trọng hoặc không đáp ứng điều trị bằng các biện pháp khác.

2. Điều trị bằng thuốc

Tùy theo mức độ dị ứng và của các triệu chứng mà bác sĩ sẽ kê toa đơn thuốc phù hợp. Thông thường, với người bị ngứa mũi, ngứa mắt do viêm mũi dị ứng hoặc viêm kết mạc dị ứng sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc chống dị ứng sau:

  • Thuốc kháng sinh;
  • Thuốc steroids dạng uống và dạng xịt; 
  • Thuốc co mạch đường uống và dùng tại chỗ; 
  • Thuốc kháng histamine dạng uống và dạng xịt; 
  • Thuốc kháng cholinergic, thuốc làm ức chế khả năng phóng thích của dưỡng bào; 
  • Thuốc kháng leukotriene; 

Lưu ý: Người bệnh cần tuân thủ sử dụng thuốc đúng liều lượng, cách dùng, thời gian dùng do bác sĩ chỉ định. Việc này sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng tối đa, cải thiện triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt và hạn chế nguy cơ gây ra tác dụng phụ khác gây hại cho sức khỏe. 

3. Kết hợp chăm sóc điều trị tại nhà

Để nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng ngứa mũi, ngứa mắt do viêm mũi dị ứng hay viêm kết mạc dị ứng cũng như phòng ngừa tái phát dài lâu, người bệnh cần kết hợp với các biện pháp chăm sóc điều trị tại nhà. Có thể kể đến như: 

Ngứa mũi, ngứa mắt
Thường xuyên dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp loại bỏ các dị nguyên gây dị ứng
  • Tránh tiếp xúc hoặc hít phải các chất gây dị ứng, nếu bắt buộc phải tiếp xúc hãy che chắn cẩn thận bằng cách sử dụng đồ bảo hộ, đặc biệt là khẩu trang và kính mát để hạn chế thương tổn, gây đau rát vùng mũi và mắt. 
  • Hạn chế tiếp xúc với gió, vì gió là nguồn đưa các dị nguyên vào cơ thể gây bệnh. Nên đóng kín cửa, dùng quạt hoặc máy lạnh để hạn chế nguy cơ dị ứng.
  • Giữ ấm cơ thể và cẩn thận khi thời tiết thay đổi, phòng ngừa các bệnh viêm đường hô hấp. 
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ để loại bỏ các dị nguyên trên bám trên cơ thể do các hoạt động thường ngày. Lưu ý, khi tắm không nên chà xát mạnh khi tắm và dùng kem dưỡng ẩm cho những vùng da dễ bị dị ứng. 
  • Chú ý vệ sinh mũi kỹ lưỡng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý đều đặn mỗi ngày. 
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, tăng cường các loại rau xanh và trái cây, các loại quả hạch để làm giảm tình trạng dị ứng. 
  • Uống nhiều nước để làm giảm dịch nhầy, giảm cảm giác khó chịu do ngứa mũi, ngứa mắt. Tránh thức uống có cồn như rượu bia vì càng tăng mức độ dị ứng. 
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để loại bỏ các chất dị ứng trong nhà. Lưu ý thận trọng trong chọn lựa các sản phẩm tẩy rửa, tránh các chất hóa học mạnh vì sẽ khiến các triệu chứng dị ứng nặng nề hơn. 

Tóm lại, ngứa mũi, ngứa mắt do dị ứng là một trong những triệu chứng thường gặp. Mặc dù không quá nguy hiểm nhưng tốt nhất người bệnh vẫn nên chủ động thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, tích cực chăm sóc để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng dị ứng cũng như phòng ngừa tái phát bệnh càng lâu càng tốt. 

Có thể bạn quan tâm

Ngứa mũi, chảy nước mũi

Vì Sao Bị Ngứa Mũi Chảy Nước Mũi? Cách Xử Lý Nhanh

Cảm giác ngứa mũi, chảy nước mũi là triệu chứng rất phổ biến và rất khó chịu. Không chỉ khiến…

Liệu trình “3 trong 1” bài thuốc viêm xoang, viêm mũi Đỗ Minh Đường

[VẠCH TRẦN] Bài Thuốc Viêm Xoang – Viêm Mũi Đỗ Minh Đường Có Tốt Như Lời Đồn Không? Giá Bao Nhiêu?

Bài thuốc nam Đỗ Minh Đường đã nổi danh trong làng YHCT suốt 3 thế kỷ qua là phương thuốc…

Viêm mũi là gì? Các loại viêm mũi hay gặp và cách trị

Viêm mũi là bệnh lý về tai mũi họng phổ biến ai cũng có thể mắc phải. Tùy theo nguyên…

Hướng dẫn trị viêm mũi dị ứng bằng tỏi tại nhà đúng cách

Ngay từ thời xa xưa, tỏi đã được sử dụng để thay thế cho thuốc kháng sinh trong điều trị…

Bệnh viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?

Viêm mũi dị ứng xuất hiện khi lớp niêm mạc mũi mẫn cảm khi tiếp xúc với các dị nguyên…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *