Bệnh trĩ có gây đau lưng không? Dấu hiệu chính?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bệnh trĩ có gây đau lưng không và những dấu hiệu chính của bệnh là vấn đề có không ít người bệnh thắc mắc. Bởi trĩ là căn bệnh có tỷ lệ mắc rất phổ biến, việc nhận biết các dấu hiệu càng sớm sẽ càng giúp việc điều trị hiệu quả và dễ dàng hơn. 

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ là một căn bệnh xảy ra ở hậu môn trực tràng. Bệnh được khởi phát do hậu môn bị tăng áp lực và dần dần bị suy yếu, đám rối tĩnh mạch trĩ xungn quanh hậu môn bị dãn quá mức và khiến cho các mô này bị sưng viêm rồi phình to ra, đây chính là các búi trĩ. Những búi trĩ này có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau tùy theo mức độ bệnh. 

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Bệnh trĩ là một bệnh xảy ra ở khu vực trực tràng hậu môn với nhiều hệ lụy khó lường nếu không được điều trị kịp thời

Theo một khảo sát thống kê của Hội hậu môn Trực tràng Việt Nam thì có đến 50% dân số Việt Nam đã và đang phải sống chung với trĩ. Căn bệnh này được đánh giá không quá nguy hiểm, có thể chữa trị được bằng nhiều cách. Tuy nhiên, người bệnh không nên lơ là chủ quan trong nhận biết các dấu hiệu cũng như điều trị, bởi bệnh càng để lâu, phát hiện muộn cũng như điều trị sai cách sẽ rất nguy hiểm. 

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh trĩ thông qua việc gia tăng áp lực lên hệ thống tĩnh mạch vùng hậu môn. Trong đó, có thể kể đến một số nguyên nhân điển hình như: do tính chất công việc phải đứng nhiều, ngồi lâu, ít vận động, đi vệ sinh không đúng cách khi bị táo bón, tiêu chảy, phụ nữ mang thai và cho con bú, do chế độ ăn uống hoặc mắc hội chứng ruột kích thích…

Trong đó, có thể kể đến một số biến chứng của bệnh trĩ khi không được điều trị kịp thời và đúng cách như: tăng nguy cơ nhiễm trùng máu, áp xe hậu môn, viêm nhiễm hậu môn, thiếu máu, hoại tử hậu môn… gây nhiều ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, gây khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình…

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?

Bệnh trĩ là bệnh xảy ra ở vùng hậu môn, trực tràng của con người, nó có mối liên hệ chặt chẽ với hệ tiêu hóa và hệ bài tiết khiến nhiều người lầm tưởng rằng bệnh sẽ gây ra tình trạng đau lưng hoặc đau bụng. Tuy nhiên, trên thực tế thì hoàn toàn không phải như vậy, bệnh trĩ hoàn toàn không phải nguyên nhân gây ra các triệu chứng này. 

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Thực tế thì bệnh trĩ hoàn toàn không gây ra triệu chứng đau lưng

Vì vậy, khi có triệu chứng đau lưng bạn đừng lầm tưởng là bệnh trĩ mà thay vào đó là các triệu chứng bệnh trĩ sau:

  • Chảy máu khi đi đại tiện: Khi đi đại tiện và thấy có lẫn máu thì đây chính là dấu hiệu đầu tiên của bệnh trĩ. Đó là do sự chèn ép và gây ra  những tổn thương ở thành tĩnh mạch. Bên cạnh đó là do người bệnh rặn đại tiện không đúng cách, rặn mạnh khi bị táo bón gây ra sự cọ xát làm cho thành mạch bị tổn thương, dẫn đến chảy máu.
  • Sa búi trĩ: Ở giai đoạn đầu của bệnh, búi trĩ thường bị lòi ra ngoài nhưng sau đó chúng lại co vào bên trong. Tuy nhiên, đến khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng hơn, thậm chí là giai đoạn cuối thì búi trĩ có thể sa hẳn ra ngoài, không có khả năng co lại bình thường sau mỗi lần đi đại tiện, thậm chí chỉ cần sinh hoạt cử động nhẹ của bị sa búi trĩ. 
  • Gây ra cảm giác đau đớn: Việc thành tĩnh mạch bị tổn thương nghiêm trọng  sẽ gây ra chảy máu, kèm theo tình trạng sa búi trĩ sẽ gây ra cảm giác đau đớn dữ dội, đau rát. 
  • Một số triệu chứng khác: Ngoài ra, người bệnh cũng có thể gặp phải một số triệu chứng khác như ngứa ngáy hậu môn, có cảm giác khó đi đại tiện, dịch hậu môn có mùi hôi, gây ra lở loét…

Có thể thấy, với những dấu hiệu vừa kể trên, không hề có sự xuất hiện của triệu chứng đau lưng. Vì vậy, không thể nhận biết bệnh trĩ thông qua dấu hiệu này và nếu trong quá trình bị trĩ có gây ra tình trạng đau lưng thì chắc chắn là do bệnh lý nào khác tác động đến. 

Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh trĩ là đau rát hậu môn, sa búi trĩ, đi đại tiện kèm theo máu…

Điển hình, dấu hiệu đau lưng có thể xuất phát từ một số bệnh lý như:

  • Các bệnh lý về thận: Sỏi thận và viêm cầu thận là 2 bệnh lý xảy ra phổ biến nhất. Triệu chứng điển hình là gây ra triệu chứng đau dọc niệu quản, lan dần ra hông và lưng kèm theo cảm giác buồn nôn, khó chịu. Khi đi tiểu bị đau rát và nước tiểu màu đỏ hoặc hồng do lẫn máu. 
  • Một số bệnh lý phụ khoa: Đối với một số căn bệnh phụ khoa như lạc viêm đường sinh dục trên, lạc nội mạc tử cung, u xơ tửcung, tắc nghẽn buồng trứng, u nang buồng trứng… thậm chí nguy hiểm hơn là ung thư cơ quan sinh dục cũng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới, đau lưng dữ dội. 
  • Dấu hiệu của giai đoạn kinh nguyệt: Đau lưng là một trong những dấu hiệu điển hình của thời kỳ kinh nguyệt sắp đến. Nguyên nhân chủ yếu là do sự mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, lạc nội mạc tử cung. Thông thường, cơn đau lưng và các triệu chứng khác sẽ kéo dài trong 1 – 2 ngày. 
  • Viêm đường tiết niệu: Đau lưng, đau vùng bụng dưới, tiểu rắt, tiểu buốt, nước tiểu có màu đục hoặc lẫn máu… đây chính là những triệu chứng điển hình của người bị nhiễm trùng đường tiết niệu. 
  • Viêm ruột thừa: Bệnh lý này gây ra triệu chứng đau lưng thấp, đau dữ dội vùng bụng bên phải và kèm theo một số triệu chứng khác như mệt mỏi, sốt.
Bệnh trĩ có gây đau lưng không?
Bị đau lưng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về xương khớp như thoái hóa đốt sống lưng, thoát vị đĩa đệm…
  • Bệnh xương khớp: Xuất hiện triệu chứng đau nhức lưng mỗi khi mang vác vật nặng hay hoạt động sinh hoạt. Triệu chứng này càng nặng nề và lan xuống nhiều bộ phận khác như mông, cẳng chân, bàn chân… thì rất có thể đây là dấu hiệu của bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống lưng. 
  • Viêm tuyến tiền liệt và các bệnh nam khoa: Nam giới có những triệu chứng như tiểu nhiều về đêm, tiểu rát, đau nhức khi tiểu, tiểu nhiều về đêm, nước tiểu có màu sẫm lẫn máu kèm theo đau lưng, đau bụng…
  • Viêm vùng chậu: Đối với nữ giới bệnh viêm vùng chậu thường xảy ra sau khi sinh con. Bệnh này cũng rất phổ biến với những người đã từng thực hiện đặt vòng tránh thai. Triệu chứng điển hình của bệnh là xuất hiện các cơn đau nhức âm ỉ ở vùng bụng dưới và vùng thắt lưng, 2 bên hông, mông, háng…

Vì vậy, có thể thấy đau lưng không phải dấu hiệu nhận biết cũng như triệu chứng của bệnh trĩ. Vì vậy, khi xuất hiện triệu chứng này, người bệnh nên sớm thăm khám tại bệnh viện để được chẩn đoán bệnh chính xác và tư vấn điều trị đúng cách, kịp thời để tránh khiến bệnh diễn tiến nghiêm trọng và khó chữa. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 06:54 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 09:58 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Trung tâm Thuốc dân tộc đã chữa khỏi TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI, TRĨ HỖN HỢP cho hàng ngàn người chỉ bằng bài thuốc Đông y đơn giản. Đội ngũ chuyên gia, BS giỏi tại đây luôn sẵn sàng đồng hành và tư vấn giúp người bệnh 24/7.
Cắt Trĩ Có Đau Không – Liệu Có Phương Pháp Mổ Không Đau?

Trĩ là căn bệnh không quá nguy hiểm nhưng nó gây ra nhiều triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng lớn…

Mẹo chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý ít người biết

Chữa bệnh trĩ bằng hoa thiên lý là một trong những phương pháp điều trị tự nhiên được sử dụng…

Thuốc trị bệnh trĩ của Mỹ TOP 6 Thuốc Trị Bệnh Trĩ Của Mỹ Tốt Nhất (Có Giá)

Thuốc trị bệnh trĩ của Mỹ đang là sản phẩm thuốc được đánh giá cao về mức độ an toàn…

Bệnh Trĩ Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách Điều Trị Khỏi

Bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến về hậu môn, trực tràng mà hơn 60% dân số đang mắc phải.…

Trẻ bị đi ngoài ra máu – Dấu hiệu nguy hiểm cần cảnh giác

Trẻ nhỏ đi ngoài ra máu là một trong những dấu hiệu nguy hiểm. Trong trường hợp phụ huynh chủ…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua