Người Bị Đau Dạ Dày Có Uống Được Tâm Sen Không?

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không là vấn đề thắc mắc của không ít người vì tâm sen vốn là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây để có thể sử dụng đúng cách, tránh gây hại cho sức khỏe. 

Tâm sen là gì? Lợi ích của tâm sen

Tâm sen là phần lõi, mầm của hạt sen, có màu xanh và được sử dụng rất phổ biến trong đời sốn hằng ngày, đặc biệt được dùng nhiều trong các bài thuốc Đông y. Tâm sen có vị đắng, tính hàn nên có công dụng hạ hỏa, không chứa chất độc hại. Ngoài ra, loại dược liệu này còn sở hữu nhiều công dụng rất tuyệt vời cho sức khỏe của con người như thanh nhiệt, giải độc, an thần, giảm căng thẳng, chữa mất ngủ, lợi tiểu, giải trừ cảm nắng…

Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không?
Tâm sen có vị đắng, tính hàn nên có công dụng hạ hỏa, không chứa chất độc hại giúp thanh nhiệt, giải độc, an thần… hiệu quả

Cụ thể một số lợi ích do tâm sen mang lại như:

  • An thần, điều trị chứng mất ngủ: Theo nghiên cứu, trong tim sen cứa hàm lượng lớn các hoạt chất như alkaloid, asparagine… có tác dụng an thần, xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi, thư giãn đầu óc, cải thiện chứng mất ngủ mãn tính, giúp bạn ngủ ngon, sâu giấc hơn, ngủ dậy sảng khoái, không còn uể oải nữa, đặc biệt phù hợp dùng cho người già mất ngủ. 
  • Thanh lọc, giải nhiệt, mát gan: Nhiều người thường gặp phải tình trạng nóng trong người do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt kém khoa học. Lúc này cơ thể sẽ biểu hiện với một số triệu chứng như nổi mụn, nhọt, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ trên da, lở miệng… Sử dụng tâm sen sẽ giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, hạ hỏa và cải thiện hiệu quả các triệu chứng nóng trong người. 
  • Kiểm soát huyết áp, ổn định nhịp tim: Các bài thuốc Đông y về bệnh tim mạch, bệnh huyết áp… hầu như đều có sự xuất hiện của tâm sen. Theo các nghiên cứu khoa học, trong tâm sen chứa các chất như nelumbin, liensinin, nuciferin… có khả năng làm giãn cơ trơn thành mạch máu, giúp kích thích quá trình lưu thông khí huyết, ngăn chặn hình thành huyết khối, bổ sung các chất chống oxy hóa, giảm nguy cơ thiếu máu, từ đó ổn định huyết áp và bảo vệ hệ tim mạch. 
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Trong tâm sen có chứa các chất với khả năng kiểm soát và hạn chế sự gia tăng nồng độ glucose trong máu. Đặc biệt hiệu quả khi dùng sau mỗi bữa ăn. 
  • Kiểm soát cân nặng: Khi đạt được giấc ngủ ngon khi sử dụng tâm sen cũng là khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể hoạt động tốt nhất. Từ đó giúp giảm cân hiệu quả, nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ tích lũy mỡ thừa, tăng cân đột ngột. 

Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không?

Với những công dụng và lợi ích mà tâm sen mang lại cho sức khỏe như vừa kể trên, có thể thấy tâm sen chỉ tác động đến các cơ quan như tim mạch, thần kinh… là chủ yếu. Cụ thể, nhờ các hoạt chất như Neferin, Asparagine, Mytelcoripalin, Alkaloid, Acid amin… hỗ trợ kiểm soát tốt các bệnh tiểu đường, tim mạch, cao huyết áp, nóng trong người… 

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh đau dạ dày thì chính những hoạt chất này lại gây cản trở quá trình hấp thu và tiêu hóa thức ăn. Bệnh đau dạ dày đặc trưng với các triệu chứng như đầy bụng, chướng bụng, khó tiêu… nên khi sử dụng tâm sen sẽ càng làm tăng nặng các triệu chứng này. 

Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không?
Người bị đau dạ dày nên hạn chế sử tâm sen để tránh làm tăng nặng các triệu chứng rối loạn tiêu hóa

Đặc biệt, hàm lượng hoạt chất Alkaloid cao trong tâm sen có thể gây rối loạn tiêu hóa, dẫn đến tiêu chảy. Ngoài ra, việc sử dụng sai cách, lạm dụng quá mức trong thời gian dài có thể gây tích lũy độc tố trong cơ thể kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Vì vậy, người mắc bệnh dạ dày tốt nhất không nên sử dụng tâm sen hoặc nếu cần sử dụng để hỗ trợ điều trị các bệnh lý khác cần tuân thủ liều dùng do chuyên gia, bác sĩ chỉ định. 

Sử dụng tâm sen như thế nào cho đúng?

Để sử dụng tâm sen đạt hiệu quả cao, an toàn cho sức khỏe, người dùng cần chú ý nắm rõ các vấn đề sau:

Bị đau dạ dày có uống được tâm sen không?
Sử dụng tâm sen cần chú ý tuân thủ liều dùng để tránh gây tích tụ chất độc có hại cho sức khỏe
  • Kiểm soát liều dùng phù hợp với tình trạng bệnh, đặc biệt người mắc bệnh dạ dày không nên dùng liên tục nhiều ngày mà phải chia nhỏ liều lượng sử dụng mỗi lần một ít để tránh gây kích ứng, dẫn đến rối loạn tiêu hóa. 
  • Không nên sử dụng tâm sen liên tục trên 1 tháng để tránh khiến cho chất độc tích lũy và gây hại cho sức khỏe. 
  • Những trường hợp cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng nên sao vàng tâm sen trước khi sử dụng để giảm độc tính. 
  • Khi mua tâm sen phải chọn nơi uy tín, bán hàng chất lượng, kiểm tra kỹ hạn sử dụng, nguồn gốc xuất xứ, không bị nấm mốc, mối mọt để tránh mua nhầm hàng giả, hàng kém chất lượng, không gây nhiễm độc trong quá trình sử dụng. 
  • Bảo quản tâm sen ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để dưới ánh nắng trực tiếp vì sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm. 

Tóm lại, người bệnh dạ dày nên hạn chế sử dụng tâm sen. Tuy nhiên nếu muốn dùng loại dược liệu này để điều trị một bệnh lý nào đó như mất ngủ hay huyết áp… có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia để được chỉ dẫn dùng liều thích hợp. Tuân thủ tuyệt đối liều lượng cùng như cách dùng để tránh gây ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. 

Có thể bạn quan tâm

THÔNG TIN HỮU ÍCH

Ngày đăng 10:56 - 25/06/2022 - Cập nhật lúc: 17:16 - 06/02/2023
Chia sẻ:
13 Cách Chữa Đau Dạ Dày Tại Nhà Hiệu Quả, Giảm Đau Nhanh

Những cách chữa đau dạ dày tại nhà từ giấm táo, lô hội, gừng hay các nguyên liệu có sẵn…

Nguyên nhân gây cảm giác buồn nôn ở cổ họng và cách xử lý

Cảm giác buồn nôn ở cổ họng là triệu chứng đặc trưng của các bệnh lý về đường tiêu hóa.…

Bà bầu bị đau dạ dày phải làm sao để giảm đau an toàn?

Khi cơn đau dạ dày phát sinh, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và một số loại thuốc…

Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì là thắc mắc chung của nhiều người Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh?

Xuất huyết dạ dày nên ăn hoa quả gì để cải thiện bệnh? Hoa quả là một trong những thực…

đau thượng vị về đêm Đau vùng thượng vị về đêm là bệnh gì, nguy hiểm không?

Đau vùng thượng vị về đêm phần nhiều là liên quan đến các vấn đề đường tiêu hóa. Tuy nhiên,…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua