Ăn không tiêu buồn nôn có nguy hiểm không & Cách khắc phục

Bác sĩ phụ trách

Bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần

Phó Giám đốc Chuyên môn

Các nghiên cứu cho thấy có đến 25% dân số gặp phải các chứng rối loạn về tiêu hóa đặc biệt là tình trạng ăn không tiêu buồn nôn. Thế nhưng căn bệnh này thường bị bỏ qua và chưa được quan tâm đúng mức. 

Triệu chứng ăn không tiêu buồn nôn

Ăn không tiêu buồn nôn
Ăn không tiêu buồn nôn

Chứng ăn không tiêu buồn nôn có thể xuất hiện từng đợt hoặc thường xuyên với các triệu chứng như:

  • Đầy bụng, khó tiêu, no lâu sau mỗi bữa ăn do thức ăn không được tiêu hóa.
  • Thường xuyên ợ hơi, ợ nóng, xì hơi nhưng cảm giác đầy bụng, căng cứng bụng sau khi ăn vẫn không thuyên giảm.
  • Sôi bụng, bao tử co thắt có tiếng rột rột, bụng nóng lên, có triệu chứng buồn nôn hoặc nôn. Miệng có vị chua nóng do trào ngược acid dạ dày gây khó chịu.
  • Bụng đau âm ỉ hoặc kéo dài, đau tăng lên sau khi ăn, giảm đi sau khi đi đại tiện.
  • Đặc biệt, một số trường hợp còn gặp phải tình trạng nôn có máu, chán ăn, sụt cân quá mức, đầy bụng cả khi đói lẫn no.

Nguyên nhân gây ăn không tiêu thường gặp

Một số nguyên nhân gây ra hiện tượng ăn không tiêu buồn nôn mà nhiều người gặp phải là:

1. Do thói quen ăn uống

Ăn nhiều thực phẩm khó tiêu, thường xuyên sử dụng một loại thực phẩm, chế độ dinh dưỡng không cân đối gây ra tình trạng khó tiêu ở nhiều người. Ngoài ra, hiện tượng này còn xuất hiện do ăn quá nhanh, vừa ăn vừa nói chuyện gây nuốt không khí làm hệ tiêu hóa khó chịu. Phải ợ hơi, nôn, để tống lượng không khí nuốt vào ra ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng các món ăn nhiều dầu mỡ, nước uống có gas, có cồn khiến hệ tiêu hóa quá tải gây ăn uống khó tiêu.

2. Do không dung nạp lactose, dị ứng thực phẩm

Những người mắc chứng không dung nạp lactose cũng thường mắc chứng ăn không tiêu buồn nôn
Những người mắc chứng không dung nạp lactose cũng thường mắc chứng ăn không tiêu buồn nôn

Không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không thể tiêu hóa được đường lactose có trong sữa. Thường xảy ra khi người bệnh uống sữa hoặc sử dụng các chế phẩm từ sữa. Trong khi đó, với những trường hợp dị ứng thực phẩm nhẹ hoặc nhiễm độc từ thức ăn cũng xảy ra hiện tượng ăn không tiêu, nôn do hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng cần đào thải chất độc ra ngoài cơ thể.

3. Stress, tác dụng phụ của thuốc

  Thường xuyên làm việc với cường độ công việc cao hoặc do chịu nhiều áp lực trong học tập, cuộc sống khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược gây ra rối loạn tiêu hóa. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ăn không tiêu, buồn nôn ở nhiều người.

Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc, sử dụng thuốc điều trị trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu.

4. Do bệnh lý

Một số bệnh lý về dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày cũng thường ảnh hưởng để hệ tiêu hóa. Từ đó gây ra hiện tượng dày dày, tá tràng suy giảm chức năng hoạt động dẫn đến ăn không tiêu, đầy hơi, buồn nôn và nôn.

Bên cạnh đó, các bệnh về tuyến tụy, sỏi mật, viêm gan cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Lý do là lúc này cơ thể suy giảm chức năng gan mật, giảm enzym tiêu, giảm bài tiết mật. 

Ăn không tiêu buồn nôn có nguy hiểm không?

Tình trạng này thường liên quan đến các bệnh lý về đường tiêu hóa
Tình trạng này thường liên quan đến các bệnh lý về đường tiêu hóa

Có thể khẳng định, ăn không tiêu buồn nôn là một tình trạng nguy hiểm. Nếu kéo dài, có thể khiến người bệnh suy nhược, sụt cân nghiêm trọng, suy giảm sức đề kháng, sinh ra nhiều bệnh lý do hệ miễn dịch suy giảm. Bên cạnh đó, tình trạng này còn có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý về tiêu hóa. Nếu không được kịp thời điều trị, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng.

Một số bệnh lý và biến chứng nguy hiểm có thể kể đến như:

1. Bệnh đau dạ dày

Đau dạ dày bao gồm viêm – loét dạ dày – tá tràng như viêm dạ dày cấp, chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày hành tá tràng, ung thư dạ dày, hẹp môn vị. Đây đều là những bệnh cực kỳ nguy hiểm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị có thể dẫn đến tử vong đặc biệt là thủng dạ dày tá tràng và ung thư dạ dày.

Bệnh có các biểu hiện như:

  • Đau thượng vị, vùng trên rốn dưới ức. Đau có thể xuất hiện từng cơn kèm theo cảm giác ấm ức, nóng rát, tức bụng, đau âm ỉ khó chịu.
  • Kén ăn, kém ăn do hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi, không có cảm giác ngon miệng.
  • Ợ hơi, ợ chua do dạ dày không tiêu hóa được thức ăn khiến chúng lên men và sinh ra ợ hơi. Có thể kèm theo hiện tượng đau ở xương ức, ức hoặc sau mũi.
  • Buồn nôn và nôn là dấu hiệu cho thấy nguy cơ mắc bệnh về dạ dày của bạn rất cao. Thường gây ra tình trạng rách thực quản, rách niêm mạc thực quản.

2. Trào ngược dạ dày thực quản

Là bệnh có xu hướng gia tăng ở người trẻ do chế độ và thói quen ăn uống không phù hợp. Thường gây tổn thương cho niêm mạc thực quản dẫn đến chảy máu và thậm chí có thể gây ung thư thực quản.

Bệnh có các biểu hiện như:

  • Đau chứng bụng, nóng rát vùng thượng vị, thường xuất hiện sau bữa ăn hoặc khi cúi gập người, lao động quá sức.
  • Ăn không tiêu kèm theo nôn trớ, có thể kèm theo dịch vị hoặc thức ăn ở dạ dày.
  • Ợ hơi, ợ chua, miệng luôn nhiều nước bọt, đắng miệng, đau họng, khó nuốt thức ăn đặc.
  • Có thể đau tức ngực, ho về đêm.

Xem thêm: VTV2 giới thiệu bài thuốc chữa bệnh dạ dày của Thuốc dân tộc trong chương trình “Vì sức khỏe người Việt”

3. Đại tràng co thắt

Hiện tượng ăn không tiêu, buồn nôn cũng là triệu chứng thường gặp ở bệnh đại tràng co thắt. Nếu không kịp thời điều trị có thể gây thủng hoặc chảy máu đại tràng. Nghiêm trọng hơn còn có thể gây ung thư đại tràng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh.

Bệnh có những biểu hiện như:

  • Hay bị sôi bụng, đau âm ỉ khung đại tràng, sờ dọc khung đại tràng thấy có các u cục nổi lên.
  • Chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn nôn, tăng số lần đi đại tiện trong ngày.
  • Bụng dễ chịu hơn khi đi đại tiện nhưng có cảm giác đi chưa hết phân, phân sống.

Cần làm gì khi ăn không tiêu buồn nôn?

Nếu không khắc phục thì triệu chứng này rất khó biến mất
Nếu không khắc phục thì triệu chứng này rất khó biến mất

Khi gặp phải tình trạng ăn không tiêu buồn nôn, bạn cần đặc biệt quan tâm, theo dõi tình trạng sức khỏe và các biểu hiện bất thường của cơ thể mình. Có thể áp dụng các cách xử lý sau đây:

1. Thay đổi chế độ, thói quen ăn uống

Nên ăn mỗi ngày từ 300 – 500g rau củ quả mỗi ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Tuy nhiên, cần hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất xơ như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh vì dễ gây đầy hơi, khó tiêu. 

Ngoài ra, cần ăn chậm nhai kỹ, ăn đúng giờ. Việc nhai kỹ sẽ giúp phá vỡ thức ăn, quá trình tăng tiết các enzyme tiêu hóa diễn ra nhanh hơn, tốt hơn nhờ nước bọt thấm đều vào thức ăn. 

2. Xoa dịu cơn đau bằng mẹo 

Khi tình trạng ăn không tiêu, buồn nôn hay diễn ra, người bệnh thường rất mệt mỏi, khó chịu vì mất đi cảm giác ngon miệng. Bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách:

  • Chườm nóng: Dùng túi chườm nóng hoặc khăn ấm đặt lên bụng sẽ giúp kích thích hoạt động của các mạch máu vùng bụng xoa dịu cơn đau bụng và chứng khó tiêu hiệu quả.
  • Massage bụng: Xoa bóp massage bụng cũng là cách được nhiều người áp dụng. Có thể tiến hành massage theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng hoặc áp dụng phương pháp xoa tam tiêu, tức là xoa từ bụng dưới đến bụng trên và cuối cùng là ngực.

3. Thăm khám bác sĩ

Thăm khám bác sĩ chuyên khoa là điều hết sức cần thiết
Thăm khám bác sĩ chuyên khoa là điều hết sức cần thiết

Bạn nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp nếu rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Hiện tượng ăn không tiêu buồn nôn kéo dài nhiều ngày liên tục mặc dù đã áp dụng các biện pháp xử lý trên vẫn không thấy kết quả. 
  • Tình trạng này xuất hiện kèm theo các triệu chứng như: nôn ói có sốt, nôn kéo dài hơn 24 giờ; ăn không tiêu chướng bụng xuất hiện sau ngã, tai nạn, va chạm; bụng chướng đau, sưng một cách đột ngột…
  • Ngoài ra, nếu có những triệu chứng thường gặp của các bệnh đã đề cập thì nên nhanh chóng thăm khám để được điều trị.

Cách khắc phục chứng ăn không tiêu buồn nôn

Khi gặp phải chứng bệnh nên, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc sau:

1. Thuốc Tây

Khi gặp phải chứng ăn không tiêu, buồn nôn thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các thuốc sau:

  • Thuốc chống đầy hơi: Có tác dụng đẩy hơi trong dạ dày thoát ra ngoài và giải quyết vấn đề dẫn đến ăn không tiêu. Thường được sử dụng là H2; thuốc ức chế bơm proton như omeprazole, lansoprazole…
  • Thuốc điều hòa co bóp dạ dày: Có tác dụng thúc đẩy hoạt động co bóp của dạ dày nhằm đẩy thức ăn xuống ruột hiệu quả. Thường dùng là Metoclopramid, Domperidon…
  • Thuốc tiêu hóa: Cung cấp men tiêu hóa giúp việc tiêu hóa thức ăn thuận lợi hơn. Thường dùng là Alipase, Festal, Neopeptine… 

2. Thuốc Nam

Trần bì là vị thuốc nam tốt cho tiêu hóa
Trần bì là vị thuốc nam tốt cho tiêu hóa

Thay vì sử dụng thuốc Tây, chứng ăn không tiêu buồn nôn có thể được cải thiện bằng các bài thuốc nam như:

  • Trần bì: Là vỏ cam quýt phơi khô có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng chướng bụng, đầy hơi, ăn không tiêu, buồn nôn. Có thể dùng vài miếng trần bì hãm với nước sôi từ 15 – 20 phút. Bỏ bã, uống khi nước còn ấm để phát huy tốt dược tính. Không dùng cho người âm hư không đờm, ho khan.
  • Gừng: Người bệnh có thể nhai một ít gừng tươi. Hoặc hãm vài lát gừng tươi với 100ml nước sôi trong 5 phút, uống từng ngụm khi còn ấm. 
  • Lá tía tô: Lá tía tô vị cay, tính ấm, có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng rối loạn tiêu hóa. Có thể dùng 30g tía tô cả thân lá rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước rồi đem chưng cách thủy, uống khi còn ấm.
  • Một số cây thuốc nam khác thường được sử dụng có thể kể đến như bạc hà, trà hoa cúc, giấm táo, quế, lá ổi, tỏi… 

Những lưu ý với người mắc chứng ăn không tiêu buồn nôn

Khi gặp phải tình trạng ăn không tiêu, buồn nôn người bệnh cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Hạn chế sử dụng thuốc điều trị bừa bãi khi không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên ăn nhiều trái cây đặc biệt là chuối, đu đủ, táo…
  • Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, ăn sữa chua để bổ sung nước và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh… 
  • Hạn chế sử dụng rượu bia chất kích thích, nước ngọt có gas để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Nên chữa bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no để tránh gây khó tiêu. 
  • Ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng mệt mỏi và tăng cường vận động, luyện tập thể dục thể thao để thúc đẩy tiêu hóa.

Tóm lại, ăn không tiêu buồn nôn là tình trạng nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh nếu không được kịp thời điều trị. Do đó, khi xuất hiện hiện tượng này, bạn nên nhanh chóng đến bệnh viện thăm khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm

 

 

 

 

 

 

Thông tin hữu ích

Ngày đăng 13:35 - 13/06/2022 - Cập nhật lúc: 11:23 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Ăn không tiêu buồn nôn Ăn không tiêu buồn nôn có nguy hiểm không & Cách khắc phục

Các nghiên cứu cho thấy có đến 25% dân số gặp phải các chứng rối loạn về tiêu hóa đặc…

Trẻ Sơ Sinh Bị Đầy Hơi Chướng Bụng – Quấy Khóc & Cách Chữa

Trẻ sơ sinh bị đầy hơi, chướng bụng sẽ có cảm giác khó chịu như: cong lưng, quấy khóc, biếng…

Chướng bụng đầy hơi là bệnh gì? Dấu hiệu nhận biết & Điều trị

Chướng bụng đầy hơi thường xảy ra khi dạ dày tích quá nhiều khí do rối loạn tiêu hóa, chế…

10 cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà bằng mẹo dân gian

Nhiều cách chữa chướng bụng đầy hơi tại nhà có thể giúp kiểm soát cơn đau và các triệu chứng…

bà bầu ăn không tiêu Bà bầu ăn không tiêu – khó thở – đầy bụng phải làm sao?

Ăn không tiêu là một trong những vấn đề khiến nhiều bà bầu lo lắng khi thường xuyên gặp phải.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua