Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2 và cách điều trị

Bác sĩ phụ trách

Bác Sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan

Giám đốc Chuyên môn

Bệnh giang mai giai đoạn 2 xảy ra sau khoảng 4 – 10 tuần xuất hiện săng giang mai. Các biểu hiện ở giai đoạn 2 thường kéo dài trong 1.5 – 3 năm. Lúc này tổn thương da do xoắn khuẩn không chỉ tập trung ở những vị trí nhỏ mà có thể lây lan ra toàn bộ cơ thể.

bệnh giang mai giai đoạn 2
Các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 2

Dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 2

Giang mai là một trong những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục có mức độ nguy hiểm. Bệnh hình thành so sự xâm nhập của xoắn khuẩn giang mai – Treponema pallidum.

Sau khoảng 21 ngày tiếp xúc với khuẩn gây bệnh, các cơ quan như bẹn, môi lớn, môi nhỏ, hậu môn, dương vật, bìu, lưỡi, môi,… sẽ xuất hiện các vết loét đặc trưng (săng giang mai).

Các tổn thương này thường không gây ngứa hay đau rát và có màu đỏ tươi. Săng giang mai thường biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần. Sau khi các vết loét biến mất, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2 và kéo dài trong khoảng 2 – 3 năm.

bệnh giang mai giai đoạn 2
Xuất hiện đào ban, sẩn nước và mụn phỏng là các dấu hiệu đầu tiên của bệnh giang mai giai đoạn 2

Các dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai giai đoạn 2, bao gồm:

  • Xuất hiện các vết ban màu hồng (đào ban) không ngứa và có tính chất đối xứng ở tứ chi.
  • Các vết ban này thường không nổi trên bề mặt da, không bong vảy hay gây ngứa. Khi ấn vào có dấu hiệu biến mất, thả ra thì vết hồng ban hiện lại như ban đầu.
  • Sau đó, hồng ban có thể lây lan từ tứ chi sang hai bên sườn, bụng và ngực.
  • Hồng ban do xoắn khuẩn giang mai gây ra thường tồn tại trong khoảng 1 – 2 tuần, sau đó tồn tại trong 3 tuần và có xu hướng nhạt màu rồi biến mất.
  • Ngoài ra, bệnh cũng có thể làm xuất hiện các vết loét ở niêm mạc, da, nổi các mảng sẩn và mụn nước,… với nhiều kích thước khác nhau. Các sẩn và mụn nước này dễ bị chảy nước và trợt ra khi có ma sát.
  • Ở một số trường hợp hiếm gặp, da có thể xuất hiện các sẩn mủ có biểu hiện tượng tự bệnh viêm da có mủ.
  • Ở những vị trí như âm hộ, bìu, dương vật, bề mặt thường có xu hướng ẩm ướt và xuất hiện phát ban dạng phẳng hoặc các nốt mụn cóc.
  • Ngoài triệu chứng trên da và niêm mạc, bệnh giang mai giai đoạn 2 còn gây ra một số triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau họng, sụt cân, nổi hạch,…
  • Một số ít trường hợp còn có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng như viêm màng bồ đào, viêm gan, viêm khớp, viêm dây thần kinh thị giác, viêm thận, viêm màng xương và viêm giác mạc kẽ.
  • Các triệu chứng toàn thân ở bệnh giang mai giai đoạn 2 thường biến mất sau khoảng 3 – 6 tuần.

Giai đoạn 2 của bệnh giang mai là thời điểm cơ thể phát sinh rất nhiều triệu chứng khác nhau. Ở mỗi cá thể, biểu hiện và mức độ của triệu chứng sẽ có sự phân cấp tùy vào cơ địa.

Biến chứng do bệnh giang mai ở giai đoạn 2 gây ra

So với giai đoạn đầu, ở giai đoạn thứ 2 bệnh giang mai có nguy cơ gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:

  • Gây tổn thương da, niêm mạc và một số cơ quan trong cơ thể (khớp, thị giác, thận, gan,…).
  • Nếu không kịp thời kiểm soát, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn và bước vào giai đoạn cuối.

Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không?

Tỷ lệ chữa khỏi bệnh giang mai cao nhất ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên khi bệnh chuyển sang giai đoạn 2, khả năng chữa khỏi thường thấp hơn.

Tuy nhiên nếu tiến hành điều trị ngay khi mới bước sang giai đoạn 2 (giai đoạn nổi đào ban, sẩn nước), bạn hoàn toàn có thể chữa trị bệnh dứt điểm. Với những trường hợp điều trị muộn khi xoắn khuẩn đã gây tổn thương toàn thân (viêm màng bồ đào, viêm màng khớp, viêm gan, viêm thận,…), việc điều trị sẽ gặp phải nhiều bất lợi.

giang mai giai đoạn 2 có chữa được không
Giang mai giai đoạn 2 có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và tuân thủ điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

So với giai đoạn 1, giai đoạn tiềm ẩn và giai đoạn 3, bệnh giang mai ở giai đoạn thứ 2 có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Vì lúc này xoắn khuẩn có mặt trong hầu hết các sẩn nước, nốt mụn phỏng và vết loét.

Khi có tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc qua các vật dụng trung gian, vi khuẩn có khả năng lây nhiễm sang cá thể mới. Do đó bên cạnh việc điều trị, bạn cần chú ý chăm sóc để tránh lây nhiễm vi khuẩn sang cho người khỏe mạnh.

Chẩn đoán bệnh giang mai giai đoạn 2

Để xác định tiến triển và giai đoạn của bệnh, bác sĩ có thể tiến hành các thủ thuật sau:

  • Kiểm tra mẫu dịch từ sẩn hoặc vết ban nhằm xác định sự hiện diện của xoắn khuẩn gây bệnh.
  • Kiểm tra kháng thể: Khi cơ thể nhiễm xoắn khuẩn, hệ miễn dịch sẽ có xu hướng tạo ra kháng thể nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh.
  • Phản ứng sàng lọc cho phép bác sĩ xác định giai đoạn bệnh giang mai ở từng trường hợp.

Các phương pháp điều trị giang mai giai đoạn 2

Điều trị giang mai giai đoạn 2 chủ yếu là sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên so với giai đoạn đầu, việc dùng thuốc ở giai đoạn này cần được thực hiện thận trọng nhằm ức chế hoàn toàn xoắn khuẩn gây bệnh.

1. Sử dụng kháng sinh

Đầu tiên bác sĩ thường chỉ định kháng sinh Penicillin G ở dạng tiêm với liều lượng cao. Với những người bị dị ứng với nhóm kháng sinh penicillin, bác sĩ có thể thay thế bằng Tetracycline, Doxycycline hay Erythromycin.

điều trị giang mai giai đoạn 2
Sử dụng kháng sinh là biện pháp điều trị chủ yếu đối với trường hợp bị giang mai giai đoạn 2

Do tiến triển và triệu chứng của giang mai ở giai đoạn 2 thường phức tạp hơn nên thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn so với giai đoạn 1. Trong những trường cụ thể, bác sĩ sẽ căn cứ vào triệu chứng và mức độ tổn thương của các cơ quan để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

2. Chế độ chăm sóc trong thời gian điều trị

Như đã đề cập, giai đoạn 2 là thời điểm bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Vì vậy bên cạnh việc tuân thủ phương pháp điều trị, bạn cần có chế độ chăm sóc hợp lý nhằm giảm nguy cơ lây bệnh cho người khác.

  • Không quan hệ tình dục trong suốt thời gian điều trị – ngay cả khi quan hệ bằng miệng.
  • Nên điều trị nội trú để tránh tình trạng vi khuẩn từ dịch tiết bám vào da và các vật dụng sinh hoạt.
  • Thông báo với người thân trong gia đình về tình trạng sức khỏe của bạn để kịp thời xét nghiệm và điều trị sớm. Bởi bệnh giang mai không chỉ lây qua đường tình dục mà còn có thể lây nhiễm qua tiếp xúc vật lý.

Nếu tiến hành điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh giang mai giai đoạn 2 có thể thuyên giảm và tiến triển tích cực. Ngược lại tình trạng chủ quan có thể khiến bệnh bước sang giai đoạn tiềm ẩn và gây ra các biến chứng lên não, thần kinh, tim,…

Ngày đăng 11:29 - 08/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:37 - 09/06/2023
Chia sẻ:
Bệnh giang mai có ngứa không, làm sao nhận biết?
Bệnh giang mai xuất hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Điều này tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và mức độ phát triển của bệnh. Tuy nhiên, vẫn…
Bệnh giang mai ở giai đoạn đầu và các biểu hiện điển hình

Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn đầu thường xuất hiện từ 3 - 6 tuần kể từ…

Kháng sinh Penicillin là thuốc chữa giang mai được sử dụng nhiều nhất Điều trị giang mai trong bao lâu thì khỏi?

Giang mai là bệnh xã hội nguy hiểm chỉ đứng sau HIV. Khi mắc bệnh này, câu hỏi chung của…

Mụn giang mai và những vết loét thường gây đau nhức, ngứa rát khó chịu. Mụn giang mai như thế nào, có ngứa không?

Biểu hiện của bệnh giang mai ở giai đoạn đầu là xuất hiện các vết loét có hình tròn, cứng,…

Bệnh giang mai có chữa được không, cách nào nhanh khỏi?

Giang mai là bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, có thể gặp ở cả đối tượng nam giới lẫn…

Các dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới giúp bạn sớm phát hiện

Bệnh giang mai là căn bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nam giới. Bạn cần…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua