Yến Chưng Lê Thơm Ngọt và Cách Dùng Hỗ Trợ Trị Bệnh

Yến chưng lê là món ăn thanh mát, thơm ngon và bổ dưỡng. Đặc biệt, sự kết hợp giữa yến sào, quả lê cùng một số nguyên liệu khác như đường phèn, gừng hay mật ong còn giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các bệnh liên quan đến đường hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi… Tham khảo bài viết dưới đây để nắm rõ cách chế biến món yến sào chưng lê đúng chuẩn. 

Yến chưng lê
Yến chưng lê là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, thanh mát phù hợp với nhiều đối tượng

Công dụng của món yến chưng lê trị ho

Yến sào và quả lê đều là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, đặc biệt được nhiều người biết đến với công dụng điều trị ho, bổ phổi và phòng tránh các bệnh lý về đường hô hấp. Cụ thể công dụng của từng nguyên liệu như sau:

  • Yến sào: được biết đến là một trong những loại thực phẩm trân quý và tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, yến sào có vị ngọt thanh, tính bình và quy vào hai kinh phế, vị. Nhờ đó đem lại những lợi ích tuyệt vời trong việc tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các loại siêu vi. Cụ thể được sử dụng nhiều trong các bài thuốc bổ phổi, làm sạch phổi, cải thiện chức năng phổi, giảm tổn thương phổi, ho mãn tính, ho ra máu, ho đờm, hen suyễn, viêm phế quản… 
  • Quả lê: Lê là loại trái cây có vị ngọt thanh mát, chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là hàm lượng cao vitamin cùng khoáng chất có lợi cho cơ thể như vitamin C, acid folic, phospho, canxi, kali, sắt… Những hoạt chất này được ghi nhận có khả năng cải thiện một số triệu chứng của bệnh ho như ho khan, ngứa cổ, khan cổ… Bên cạnh đó, quả lê còn được ghi nhận với những công dụng tốt cho hệ xương khớp, hệ tiêu hóa, hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch… 
Yến chưng lê
Món yến chưng lê tốt cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ trị ho và các bệnh đường hô hấp nói chung

Sự kết hợp của yến sào và lê tạo thành món ăn bổ dưỡng, là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho những người đang chịu những cơn ho dai dẳng khi thời tiết thay đổi. Bên cạnh bổ hư, nhuận phế, hóa đờm, trị ho, giảm sưng đau họng… Món yến chưng lê còn có tác dụng tốt trong việc cải thiện nhiễm trùng đường tiết niệu, đi tiểu vàng, táo bón, viêm nướu răng, sưng đau mắt, làm đẹp da, mát gan, tăng cường thải độc tố… 

Món yến chưng lê có vị ngọt thanh dễ ăn, giúp kích thích vị giác, cải thiện chứng biếng ăn ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Để chế biến món ăn này tốt cho sức khỏe, bạn cần kỹ lưỡng trong khâu chọn mua nguyên liệu, chọn mua yến sào chất lượng, lê tươi ngon để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tối đa. Trong quá trình chế biến, bạn cũng có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như mật ong hay gừng để tăng thêm hương vị và công dụng trị bệnh. 

Hướng dẫn cách chưng yến với lê đơn giản ai cũng làm được

Cách chế biến món yến chưng lê trị ho rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo công thức các bước sau đây:

Chuẩn bị nguyên liệu

  • 2 – 4gr tổ yến thô hoặc yến tinh chế đều được. 
  • 1 quả lê tươi, có thể chọn lê Hàn Quốc để tăng hiệu quả trị ho. 
  • Vài lát gừng tươi
  • Đường phèn hoặc mật ong

Sơ chế nguyên liệu

Tiếp theo đến bước sơ chế các nguyên liệu, đây là bước quan trọng quyết định giá trị dinh dưỡng và chất lượng của món ăn sau khi hoàn thành. 

Yến chưng lê
Bạn có thể chưng yến với lê theo cách truyền thống hoặc chưng yến trực tiếp trong quả lê đều được

Sơ chế tổ yến

  • Đối với yến thô: Sau khi mua về bạn ngâm yến thô trong nước từ 1 – 2 tiếng để yến nở mềm. Sau đó loại nhặt hết lông và rửa sạch các tạp chất bám trên bề mặt. 
  • Đối với yến tinh chế: Do đã được làm sạch sẵn nên mua về chỉ cần ngâm nước khoảng 20 – 30 phút là có thể sử dụng được. 

Lưu ý: Nước ngâm yến nên là nước ấm khoảng 30 độ C, tránh ngâm nước quá nóng hoặc ngâm quá lâu vì sẽ dễ làm hao hụt các dưỡng chất.

Sơ chế quả lê: Có 2 cách sơ chế tùy theo cách chế biến:

  • Cách 1: Rửa sạch, gọt vỏ và cắt hạt lựu. Với cách sơ chế này bạn sẽ chưng lê trực tiếp với yến sào. 
  • Cách 2: Rửa sạch, cắt đứt 1/3 phần trên của quả lê, sau đó dùng muỗng khoét phần ruột quả lê để riêng. Cách sơ chế này nhằm tạo quả lê thành hình cái chén để cho yến sào vào bên trong và chưng lên. 

Sơ chế gừng tươi: Gừng mua về cạo vỏ, rửa sạch và thái lát mỏng. 

Cách chế biến

Ở bước này, bạn cần chuẩn bị thêm dụng cụ như như thố sứ/ thố thủy tinh hoặc nồi chưng chuyên dụng… đều được. Sau đó thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho tổ yến đã sơ chế sạch vào trong chén lê đã khoét ruột, thêm nước vào và mang đi chưng cách thủy khoảng 25 – 30 phút trên lửa nhỏ không quá 100 độ C cho chín mềm. Hoặc chưng bình thường bằng thố sứ bình thường. 
  • Bước 2: Cho lê cắt hạt lựu và gừng, đường phèn/ mật ong vào trong thố yến, đậy nắp lại chưng thêm 5 phút. Nếu bạn chưng trực tiếp trong quả lê thì sau khi yến chín, cho gừng, ruột lê và đường phèn hoặc mật ong vào chưng tiếp 5 phút là đã hoàn thành. 

Một số lưu ý về cách chế biến và sử dụng món yến chưng lê

Để đạt được những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe từ món yến chưng lê bổ dưỡng, người dùng cần lưu ý một số điều sau:

Yến chưng lê
Món yến chưng lê có thể sử dụng nóng hoặc lạnh đều được không làm ảnh hưởng đến hàm lượng dinh dưỡng

Cách chế biến

  • Đối với trẻ nhỏ nên ưu tiên cách chế biến thông thường là bạn cắt lê thành hạt lựu rồi chưng trong thố để trẻ dễ ăn hơn. 
  • Chưng đúng thời gian quy định sao cho yến và lê chín hoàn toàn nhưng vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. 
  • Ngoài gừng tươi, bạn có thể kết hợp yến sào chưng lê cùng với cam thảo, táo đỏ, kỷ tử, hạt sen, đông trùng hạ thảo… để tăng hương vị và hàm lượng dinh dưỡng. 

Cách sử dụng

  • Món yến chưng lê có thể sử dụng nóng hoặc lạnh đều được, không ảnh hưởng tới công dụng của bài thuốc. 
  • Nên ăn yến chưng lê mỗi ngày 1 lần với hàm lượng yến 2gr để đạt hiệu quả rõ rệt sau một thời gian sử dụng. 
  • Với phần yến chưng lê không sử dụng hết cần được cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản trong nhiệt độ từ 6 – 8 độ C. Sau đó tốt nhất nên dùng hết trong ngày tránh để quá lâu. 
  • Thời điểm dùng món ăn này tốt nhất là vào buổi sáng sớm vừa mới ngủ dậy, cách trước bữa ăn sáng 30 phút và buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng. 

Hy vọng những chia sẻ về công dụng và cách chế biến món yến chưng lê trị ho trong bài viết trên đã đem lại nguồn kiến thức giúp ích cho quý bạn đọc. Hãy bắt tay ngay vào chế biến món ăn này cho bản thân và các thành viên trong gia đình để bảo vệ tăng cường sức khỏe, cải thiện và phòng ngừa các bệnh lý đường hô hấp, tiêu hóa… một cách tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm

Ngày đăng 14:05 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 14:54 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Tổ yến thô Tổ Yến Thô: Đặc Điểm, Phân Loại, Giá Bán và Nơi Mua

Tổ yến thô là những tổ yến nguyên thủy còn lông và các chất cặn bẩn nằm lẫn trong sợi…

Yến chưng nước dừa Yến Chưng Nước Dừa Ngon Ngọt – Cách Sơ Chế Đơn Giản

Yến chưng nước dừa là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích, đặc biệt là các…

1 lạng yến ăn được bao lâu? 1 Lạng Yến Ăn Được Bao Lâu? Cách Dùng và Bảo Quản

1 lạng yến sào tương đương 100gram mức giá từ khoảng 3.000.000 - 7.000.000đ tùy loại. Chính vì giá thành…

ung thư có dùng yến sào được không Cách Chưng Yến Cho Bệnh Nhân Ung Thư Ngon, Ngọt Nhất

Cách chưng yến cho bệnh nhân ung thư luôn được nhiều người quan tâm. Bởi yến sào là thượng phẩm,…

Yến Sào Cho Bé: Công Dụng, Cách Sơ Chế, Lưu Ý Cần Biết Yến Sào Cho Bé: Công Dụng, Cách Sơ Chế, Lưu Ý Cần Biết

Yến sào cho bé mang lại nhiều công dụng cũng như lợi ích cho sức khỏe và sự phát triển…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua