3 Cách Chưng Yến Cho Người Tiểu Đường và Một Số Lưu Ý

Cách chưng yến cho người tiểu đường sẽ khác hơn so với người có thể trạng bình thường. Việc chưng yến sào đúng cách sẽ giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, kiểm soát đường huyết và hỗ trợ tích cực quá trình điều trị bệnh lý.

Lợi ích của yến sào đối với người bệnh tiểu đường

Yến sào là thượng phẩm chứa hàm lượng khoáng chất, dưỡng chất tốt cho mọi lứa tuổi và nhiều đối tượng. Các nghiên cứu nhận thấy, trong tổ yến chứa một số thành phần mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Chính vì vậy, thực phẩm này được nhiều người lựa chọn để giúp tăng cường sức khỏe, bồi bổ cơ thể và hỗ trợ điều trị một số bệnh lý.

yến sào cho người bị tiểu đường
Tổ yến là một trong những thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường nếu dùng đúng cách

Vậy người bị tiểu đường có dùng tổ yến được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) vẫn có thể dùng yến sào, tuy nhiên các dùng cũng như liều lượng sẽ khác biệt hơn so với những đối tượng khác.

Các chuyên gia cũng chỉ ra các thành phần, khoáng chất có trong tổ yến hỗ trợ trong quá trình điều trị tiểu đường. Cụ thể:

  • Với hàm lượng protein dồi dào cùng các axit amin và nhiều khoáng chất khác không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng mà còn mang lại lợi ích cho người bệnh tiểu đường. Cụ thể, Cu, Zn, Ca,… giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời làm giảm giảm cholesterol trong máu đáng kể.
  • Leucine và Phynylalanine có trong tổ yến không chỉ giúp điều chỉnh đường huyết mà còn đảm bảo lượng insulin vừa phải, tăng khả năng đông máu
  • Một số thành phần, khoáng chất trong tổ yến có tác dụng thúc đẩy phục hồi vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng hiệu quả. Tác dụng này rất tối đối với người đang mắc bệnh tiểu đường có xuất hiện vết thương.
  • Ngoài ra, việc dùng yến sào đều đặn và đúng cách còn giúp người bệnh phòng ngừa được các biến chứng do bệnh lý gây ra như xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não,…

Có thể nhận thấy, tổ yến mang lại nhiều lợi ích đối với người mắc bệnh đái tháo đường nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, dùng yến sào thường xuyên không chỉ hỗ trợ điều trị tiểu đường mà còn giúp phòng ngừa bệnh lý này đáng kể.

Hướng dẫn 3 cách chưng tổ yến cho người bị tiểu đường ngon, ngọt

Thực tế, có rất nhiều cách chế biến yến sào thơm ngon và bổ dưỡng tốt cho sức khỏe. Thế nhưng nếu đang trong quá trình điều trị đái tháo đường, bạn cần hạn chế lượng đường để kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả, hạn chế bệnh lý tiến triển nặng nề và gây ra các biến chứng nghiêm trọng.

Để đa dạng thực đơn nhưng vẫn đảm bảo quá trình điều trị, người bị tiểu đường có thể tham khảo một số món ăn từ yến sào thơm ngon, giàu dinh dưỡng như yến sào chưng táo đỏ, chưng hạt sen hoặc chưng với long nhãn để cho ra vị ngọt tự nhiên, thanh mát và kích thích vị giác.

Dưới đây là một số cách chưng yến sào cho người bị đái tháo đường bổ dưỡng, thơm ngon:

1. Tổ yến chưng táo đỏ tốt cho người bị tiểu đường

Táo đỏ hay táo tàu là vị thuốc quý trong Đông y có công dụng an thần, bổ huyết, kiện tỳ vị, chống viêm, kháng khuẩn, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy táo đỏ chứa nhiều chất xơ cùng các khoáng chất dồi dào, không chứa chất béo nên đặc biệt tốt cho người bị tiểu đường.

yến chưng táo đỏ
Yến chưng táo đỏ tốt cho người mắc bệnh đái tháo đường

Mặc dù có vị ngọt tự nhiên nhưng táo đỏ không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu nếu dùng đúng liều lượng. Do đó, chưng yến với táo đỏ là một trong những món ăn thơm ngon, dinh dưỡng phù hợp cho người đang bị đái tháo đường cần phục hồi sức khỏe, bồi bổ cơ thể.

Chuẩn bị:

  • Chuẩn bị 3 – 4g yến tinh chế 
  • Táo đỏ từ 7 – 9 quả
  • Vài lát gừng tươi

Hướng dẫn chưng yến sào táo đỏ:

  • Yến sào mang đi ngâm trong nước từ 20 – 30 phút đến khi mềm thì vớt ra
  • Táo đỏ rửa sạch và ngâm trong nước ấm đến khi mềm là được
  • Sau khi vớt táo tàu ra thì cho vào nồi nhỏ cùng với một ít nước đun trên lửa nhỏ đến khi chín đều thì tắt bếp
  • Cho táo, yến sào và gừng vào thố chưng cùng với lượng nước vừa đủ và chưng cách thủy trong vòng 25 phút
  • Đến khi các nguyên liệu chính mềm thì có thể thưởng thức ngay khi còn nóng để đảm bảo hương vị của món ăn.

2. Chưng yến sào với hạt sen

Hạt sen là một trong những loại thực phẩm tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Bởi loại hạt này có chứa hàm lượng chất xơ dồi dào nhưng lại có calories và natri thấp. Việc dùng các món ăn từ hạt sen sẽ giúp kiểm soát lượng đường trong máu, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe.

Bên cạnh đó, Đông y cũng nhận thấy hạt sen có tính bình, vị ngọt thanh, bùi, không chứa độc, công dụng an thần, thanh nhiệt, giải độc, giúp ngủ ngon hơn, bổ thận,… Việc kết hợp yến sào và hạt sen sẽ giúp bồi bổ cơ thể, giúp người bị tiểu đường ăn ngon, ngủ ngon và nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

yến chưng hạt sen
Kết hợp yến sào và hạt sen sẽ giúp bồi bổ cơ thể, giúp người bị tiểu đường uống ngon miệng hơn

Chuẩn bị nguyên liệu:

  • Tổ yến thô hoặc tinh chế: 3 – 4g
  • Hạt sen khô đã lấy tâm sen: 50g
  • Vài lát gừng tươi

Cách chưng yến sào hạt sen:

  • Đối với tổ yến tinh chế, bạn chỉ cần ngâm trong nước khoảng 30 phút đến khi mềm đều thì vớt ra để ráo. Còn đối với yến thô, cần ngâm trong nước và làm sạch lông, tạp chất trước khi chế biến.
  • Hạt sen rửa sạch rồi ngâm trong nước ấm đến khi mềm thì vớt ra
  • Cho hạt sen vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và nấu đến khi chín mềm là được 
  • Kế đến cho yến sào vào thố chưng cùng với vài lát gừng và lượng nước vừa đủ
  • Chưng cách thủy 20 phút rồi cho hạt sen vào chưng thêm 10 phút nữa là được
  • Để đảm bảo hương vị của món ăn cũng như giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất tốt nhất, bạn nên dùng yến chưng hạt sen khi còn nóng.

3. Cách chưng yến sào với long nhãn

Để tăng vị ngọt tự nhiên cũng như độ thơm ngon, dinh dưỡng, người bị tiểu đường có thể bổ sung món yến sào chưng với long nhãn vào chế độ ăn thường xuyên. Trong long nhãn chứa hàm lượng chất xơ cao, không chỉ tốt cho đường ruột, hệ tiêu hóa mà còn làm giảm cholesterol, kiểm soát lượng đường huyết hiệu quả.

yến chưng long nhãn
Dùng yến chưng long nhãn giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi,…

Dùng món ăn này đúng cách sẽ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, hỗ trợ tiêu hóa, giảm căng thẳng, mệt mỏi, bồi bổ cơ thể và kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn ngon miệng, hấp thu các dưỡng chất tốt hơn.

Chuẩn bị:

  • Tổ yến tinh chế: 3 – 4g
  • Long nhãn: 7g
  • Vài lát gừng tươi

Hướng dẫn thực hiện:

  • Yến sào đem ngâm trong nước khoảng 25 phút đến khi mềm thì vớt ra
  • Long nhãn rửa sạch với nước rồi để ráo
  • Cho yến sào và gừng vào thố chưng cùng với lượng nước vừa đủ và chưng cách thủy 20 phút
  • Sau đó cho long nhãn vào và chưng thêm 5 phút nữa là được
  • Dùng món ăn này khi còn nóng để hấp thu tốt các dưỡng chất

Lưu ý khi chưng yến sào cho người bị tiểu đường

Nhìn chung, các cách chưng yến cho người bị tiểu đường không quá phức tạp. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo liều lượng cũng như kết hợp các nguyên liệu phù hợp để kiểm soát lượng đường huyết, bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất.

kiểm soát đường huyết
Người bị đái tháo đường nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách dùng yến sào phù hợp

Khi chưng yến cho người bị tiểu đường, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Theo khuyến cáo, người bị đái tháo đường chỉ nên dùng từ 3 – 4g yến sào cho một lần và không qua 150g yến sào/ tháng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn liều dùng phù hợp với tình trạng sức khỏe.
  • Thời gian chưng yến sào tốt nhất cho người bị tiểu đường là từ 25 – 30 phút. Bởi nếu chưng với thời gian quá ngắn hoặc quá lâu sẽ khiến mùi vị của món ăn không còn nguyên vẹn, thất thoát chất dinh dưỡng hoặc đôi khi ảnh hưởng đến đường ruột.
  • Không dùng các món yến chưng trong một số trường hợp như viêm nhiễm ngoài da, viêm đường tiết niệu, viêm phế quản cấp, ho có đờm hay gặp các vấn đề về đường tiêu hóa. Việc dùng yến sào trong những trường hợp này chỉ khiến tình trạng bệnh tiến triển nặng nề hơn.
  • Để đảm bảo hấp thu dưỡng chất từ yến sào tốt nhất, bạn nên dùng vào buổi sáng sớm hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ. Tránh dùng các món yến chưng khi no hoặc vừa mới ăn xong vì lúc này cơ thể rất khó hấp thu dinh dưỡng của món ăn. 
  • Ngưng dùng yến sào khi thấy các biểu hiện bất thường như chướng bụng, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy,… Trong trường hợp cần thiết, hãy thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ và xử lý đúng cách.
  • Nếu có nhu cầu sử dụng yến sào trong thời gian điều trị đái tháo đường, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ điều trị để được tư vấn bổ sung các món ăn từ tổ yến vào chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Bài viết đã tổng hợp một số cách chưng yến cho người bị tiểu đường cũng như lưu ý trong quá trình sử dụng. Việc bổ sung yến sào vào chế độ dinh dưỡng của người bị đái tháo đường chỉ mang lại hiệu quả khi dùng với liều lượng phù hợp và chế biến đúng cách. Để đảm bảo quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên tham vấn y khoa để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Ngày đăng 10:42 - 06/06/2023 - Cập nhật lúc: 15:07 - 07/06/2023
Chia sẻ:
Yến Huyết: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán, Nơi Mua Uy Tín Yến Huyết: Đặc Điểm, Công Dụng, Giá Bán, Nơi Mua Uy Tín

Yến huyết được biết đến là sản phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao nhất trong các loại yến sào…

Yến chưng gừng Yến Chưng Gừng Chế Biến Thế Nào Đảm Bảo Dinh Dưỡng?

Yến chưng gừng là món ăn bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe, tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ…

1 tai yến ăn được nhiêu lần? 1 Tai Yến Chưng Bao Nhiêu Nước? Ăn Được Nhiêu Lần?

Yến chưng là món ăn bổ dưỡng và cực kỳ tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, để chưng yến đúng…

Yến thô có làm giả được không? Yến Thô Có Làm Giả Được Không? Nhận Biết Làm Sao?

Tổ yến thô là một trong những dòng yến được ưa chuộng vì có giá trị dinh dưỡng cao và…

Chưng yến bao lâu Chưng Yến Bao Lâu Để Đạt Giá Trị Dinh Dưỡng Tốt Nhất?

Chưng yến bao lâu để đảm bảo giá trị dinh dưỡng tốt nhất là thắc mắc của rất nhiều người.…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua