Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Bác sĩ phụ trách

BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG

Cố vấn Chuyên môn

Viêm VA là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em trong mùa lạnh. Những triệu chứng của bệnh tương tự với những bệnh hô hấp thông thường nên có thể gây nhầm lẫn trong nhận biết. Cụ thể viêm VA có lây không và đâu là những cách phòng ngừa hiệu quả, bài viết thông tin thêm về vấn đề này.

Bệnh viêm VA có lây không
Bệnh viêm VA thường xảy ra ở trẻ trẻ trong độ tuổi 2 – 6

Bệnh viêm VA là gì?

Bệnh viêm VA thường gặp ở đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi, đặc biệt là vào mùa lạnh bệnh xảy ra rất phổ biến. Cần phân biệt viêm VA với viêm họng, viêm amidan, viêm họng hạt. Trong vòm họng, VA là tổ chức lympho nằm ở khu vực vòm mũi họng, tổ chức này kết hợp cùng với amidan ngăn chặn các virus và vi khuẩn có hại đi qua mũi hoặc miệng. 

Cũng tương tự như viêm amidan, tổ chức lympho cũng sinh ra các kháng thể để chống lại vi khuẩn. Tuy nhiên chúng thường không thể hoạt động tốt nếu không có sự hỗ trợ của amidan. Trong một số trường hợp, VA cũng có khả năng viêm nếu như vi khuẩn tấn công vào tổ chức này. Do tổ chức lympho thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và mầm bệnh nên VA hay bị viêm, nếu như không được bảo vệ và điều trị phù hợp thì VA có thể trở thành ổ chứa vi khuẩn và gây bệnh ngược lại.

Mặc dù phổ biến hơn ở người trưởng thành, nhưng vẫn có những trường hợp người lớn bị viêm VA. Đa số những người trưởng thành bị viêm VA ở giai đoạn cấp tính sau nhiều lần, tổ chức VA sẽ bị quá phát và xơ hóa. Viêm VA cũng làm tăng khả năng viêm amidan và các vi khuẩn gây viêm có thể lây lan trong khu vực vòm họng. Triệu chứng viêm VA mạn tính có những biểu hiện đi kèm là chảy nước mũi và ngạt mũi mạn tính.

Phân biệt viêm VA với viêm họng hạt, viêm amidan

Triệu chứng của viêm VA có điểm tương đồng với viêm amidan và viêm họng hạt. Tuy nhiên nếu không nhận diện đúng triệu chứng có thể khiến bệnh không được chữa khỏi dứt điểm. Viêm VA được phân vào 2 dạng là viêm VA cấp tính và viêm VA mạn tính, trong đó những trẻ bị 6 – 7 tháng tuổi thường bị viêm VA cấp tính. Nếu như ở bệnh viêm họng hạt, viêm amidan thông thường trẻ chỉ thường bị đau họng, đôi khi sốt cao, thì viêm VA gây ra sốt và chảy nước mũi đi kèm.

Viêm VA cũng gây chảy nước mũi lỏng, sau đó nếu tình trạng viêm VA nghiêm trọng hơn còn gây viêm mũi. Nước mũi dần đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh cho thấy vi khuẩn đã lan đến khu vực mũi. Triệu chứng viêm VA thường khiến trẻ nghẹt mũi, khác với viêm họng và viêm amidan ở đặc điểm này. Ngoài ra do viêm VA đa số xảy ra ở trẻ em nên nhiều phụ huynh không phân biệt đúng bệnh, từ đó điều trị sai hướng. 

Viêm VA có lây không và nên phòng tránh thế nào?
Viêm VA là tình trạng viêm và phù nề cấu trúc lympho ở phần đầu khí quản

Những triệu chứng đặc trưng của viêm VA thường xuất hiện muộn hơn, vào ngày thứ hai hoặc thứ ba từ thời điểm trẻ mắc bệnh. Nghe qua tiếng ho của trẻ có thể thấy khí quản bị khô và sưng, điều này là do các tổ chức lympho bị sưng khiến trẻ phải thở bằng miệng. Bệnh viêm VA có thể khiến trẻ hô hấp khó khăn hơn viêm họng hạt và viêm amidan, vì thế nên trẻ sẽ rất mệt mỏi, biếng ăn, hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bệnh cũng có thể kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa như buồn nôn, nôn trớ, tiêu chảy. Nếu vi khuẩn lan đến tuyến tai sẽ gây tụ dịch, khiến trẻ nghe kém.Thực tế viêm VA hay viêm amidan đều là những căn bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ, nếu viêm quá phát sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh viêm VA có lây không?

Nhiều phụ huynh quan tâm đến vấn đề liệu trẻ bị viêm VA có lây không. Thực tế bất kỳ căn bệnh nào do vi khuẩn hay virus gây ra đều có khả năng lây lan nếu chúng ta không biết cách bảo vệ khoa học. Thông qua những tiếp xúc gần, đặc biệt là nước bọt của người bệnh sẽ tạo điều kiện để mầm bệnh có cơ hội xâm nhập trực tiếp vào cơ thể. Sau khi mầm bệnh bám vào thành lympho, chúng sẽ bắt đầu sinh sôi và làm tổn thương các tế bào mô tại đây.

Tuy nhiên nếu như trẻ bị bệnh thì gia đình không nên lo lắng quá mức, tỷ lệ lây nhiễm do viêm VA rất thấp, ngay cả khi sử dụng chung khăn, ngủ cùng thì nguy cơ lây bệnh không đáng kể. Chỉ khi vi khuẩn đi qua tuyến nước bọt của đối phương thì khả năng lây bệnh mới cao. Những nguyên nhân gây viêm amidan và viêm AV tương tự như nhau, cả hai bệnh lý tai – mũi – họng này đều không có khả năng lây truyền bệnh. Vì thế bạn không cần quá lo lắng khi trong gia đình có người mắc bệnh.

Tuy nhiên cũng giống như viêm amidan, bệnh viêm VA là căn bệnh mang tính di truyền. Vì thế ở những gia đình có phụ huynh mắc bệnh, trẻ sẽ di truyền gen trội và mắc viêm VA trong một thời điểm nhất định. Các thống kê chứng minh có hơn 60% các ca mắc bệnh viêm VA mang tính di truyền. 

Bệnh viêm VA lây qua đường nào?

Viêm VA có lây không
Viêm VA có thể lây qua các tiếp xúc gần nhưng khả năng lây bệnh thường rất thấp

Mặc dù khả năng lây lan ở bệnh viêm VA không cao nhưng nếu có người mắc bệnh trong gia đình, các thành viên còn lại cũng cần chủ động bảo vệ bản thân. Những con đường chính lây nhiễm mầm bệnh gây viêm VA gồm có:

Thông qua tiếp xúc trực tiếp có thể tạo điều kiện lây nhiễm virus và vi khuẩn gây viêm VA. Đây cũng là con đường lây nấm miệng chính, tạo điều kiện sinh nấm gây viêm nhiễm các khu vực trong vòm họng. Nếu như nguyên nhân chính gây viêm họng hạt hay viêm amidan thường là do virus có trong không khí tấn công vào cơ thể khi người bệnh hít thở thì viêm VA có thể do nấm, virus hoặc vi khuẩn gây ra. Vì thế nếu như nguyên nhân do virus – chúng tồn tại lơ lửng trong không khí và có thể lây lan qua con đường giao tiếp. Đặc biệt là ở trẻ em có sức đề kháng yếu, khi tiếp xúc với người bệnh đang bị viêm VA có khả năng nhiễm mầm bệnh này. 

Ngoài ra bệnh viêm VA sẽ lây nhiễm qua con đường trực tiếp là tuyến nước bọt, hoặc có trong dịch đờm, dịch mũi. Nếu như trẻ vô tình tiếp xúc vào chúng đều phải đặc biệt lưu ý để cảnh giác trước khả năng nhiễm bệnh. Ngoài những con đường lây nhiễm chính kể trên, viêm VA không lây qua đường máu, hoặc sử dụng chung đồ dùng cá nhân cũng có tỷ lệ lây bệnh rất thấp. Tuy nhiên người mắc bệnh cần được chăm sóc và nghỉ ngơi trong không gian riêng biệt để hạn chế tối đa khả năng lây lan bệnh.

Bệnh viêm VA có nguy hiểm không?

Viêm VA là căn bệnh đường hô hấp phổ biến, bệnh xảy ra ở trẻ nhỏ nên phụ huynh cần phải chủ động điều trị và chăm sóc đúng cách. Khi bị viêm VA, hầu hết trẻ bị ho, chảy nước mũi và hô hấp nặng nề. Viêm VA sẽ gây đau và viêm họng, lympho càng sưng to càng gây cản trở hơi thở của trẻ. Viêm VA cấp tính ban đầu có biểu hiện nhẹ, triệu chứng không gây ảnh hưởng đến  sức khỏe nên trẻ có thể ăn, uống, vui chơi và ngủ bình thường. Tuy nhiên bệnh rất dễ tái phát, nếu như không điều trị sớm sẽ tiến triển đến giai đoạn viêm VA mạn tính.  

Viêm VA có lây không và có nguy hiểm không?
Tình trạng viêm VA có thể biến chứng thành nhiều vấn đề hô hấp khác nếu như không kịp thời điều trị

Đến giai đoạn này, bệnh sẽ tiến triển kéo dài với mức độ viêm mũi nặng hơn, có thể tìm thấy trực khuẩn mủ xanh trong dịch mũi. Bệnh viêm VA ở trẻ em có ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của mũi, bệnh mãn tính thường khiến trẻ quen với việc thở bằng mũi và điều này cũng hình thành chóp mũi của bé trở nên nhỏ hơn, răng mọc lệch, hàm cũng như răng của trẻ có thể bị lệch mất thẩm mỹ.

Tình trạng nghẹt mũi khi trẻ bị viêm VA có thể tiến triển rất nghiêm trọng, trẻ nhỏ đặc biệt là trẻ dưới 12 tháng có thể bị suy hô hấp nếu tình trạng này diễn ra kéo dài.  Ngoài ra cũng cần cảnh giác trước nguy cơ biến chứng thành viêm phế quản, hoặc viêm phế quản co thắt ở một số trẻ. Bệnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và thể chất của trẻ, bé mệt mỏi kéo dài dẫn đến biếng ăn, sụt cân.

Cảnh giác trước nguy cơ thiếu oxy khi trẻ viêm VA

Viêm VA ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng hô hấp của trẻ, do cấu trúc lympho sưng to sẽ cản trở đường thở của trẻ. Bởi khi VA bị viêm, một phần mô sưng tấy và chèn ép lên khí quản, không khí không thể lưu thông liên tục. Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, thiếu oxy là biến chứng nguy hiểm ở những căn bệnh đường hô hấp. Nguyên nhân là do trẻ hít thở nặng nề, phải thở bằng miệng nên não của bé không nhận đủ dưỡng khí (oxy). 

Tình trạng thiếu oxy lên não có thể khiến trẻ ngủ li bì suốt nhiều giờ liền, làn da xanh, miệng khô, đồng thời nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của bé. Một số trẻ có triệu chứng ngưng thở khi ngủ do thở khó gây ra rất nguy hiểm, nếu như thời gian ngưng thở vượt quá giới hạn cho phép sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. 

Các biện pháp phòng ngừa viêm VA

Bệnh viêm VA không gây nguy hiểm đến mức nguy kịch, tuy nhiên bệnh có diễn biến âm thầm và khó lường. Bệnh cũng rất hay tái phát nếu như trẻ đã từ bị viêm VA trước đó. Cần có biện pháp phòng trị kết hợp để bệnh được khắc phục dứt điểm:

Phương pháp điều trị nội khoa

Viêm VA có lây không và điều trị bằng cách nào?
Thuốc điều trị viêm VA ở trẻ em chủ yếu là các loại kháng sinh dùng trong điều trị viêm ở các cơ quan hô hấp

Điều trị nội khoa – sử dụng thuốc là phương pháp điều trị viêm VA được áp dụng chủ yếu. Bệnh nhân sau khi được khám và chẩn đoán sẽ được đánh giá mức độ viêm, nguyên nhân gây viêm do vi khuẩn hay nấm, hoăc virus và có chỉ định dùng thuốc phù hợp. Kết hợp với điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cũng phải tuân thủ việc giữ vệ sinh răng miệng.

Các loại thuốc điều trị phù hợp với từng độ tuổi, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên sử dụng thuốc có tác dụng chậm và dược tính thấp. Tránh cho trẻ ngậm kẹo hoặc uống các loại siro có vị nóng, hoặc tính dược liệu cao sẽ khiến trẻ bị ngứa rát họng, ho, khó chịu. Với trẻ trên 6 tuổi, nếu viêm VA do vi khuẩn gây ra sẽ được chỉ định điều trị với kháng sinh nếu cần thiết. Phụ huynh lưu ý cho trẻ uống đúng liều và đủ liều. Chỉ uống thuốc đúng liều được bác sĩ kê đơn, không giảm hay thêm liều dùng sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc sau này.

Nếu như viêm VA do virus không dùng kháng sinh mà trẻ sẽ được điều trị bằng phướng pháp tăng cường đề kháng khác. Bên cạnh đo, phụ huynh cũng cần kết hợp giữ vệ sinh mũi, họng cho trẻ hàn ngày. Mỗi ngày đều phải rửa mũi, hoặc nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý cho trẻ. Với những bé lớn hơn, sau khi dùng bữa cần vệ sinh rang miệng ngay.

Phương pháp điều trị ngoại khoa

Tiểu phẫu nạo VA được thực hiện cho những trường hợp viêm VA mãn tính, kháng thuốc. Đối với trẻ nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định nạo VA nếu như tình trạng viêm tái đi tái lại nhiều lần trong năm, mỗi đợt tái phát thường kéo dài hơn 3 tuần. Kích thước VA càng sung to, khả năng chèn ép khí quản càng lớn, người bệnh khó thở, khó nuốt và khó nói cũng được chỉ định nạo VA. Ngoài ra để phòng tránh viêm VA gây viêm tai giữa, viêm phế quản và  viêm xoang thì phương pháp ngoại khoa sẽ được thực hiện.

Phương pháp nạp VA chống chỉ định với các trường hợp bệnh nhân bị thiếu máu, những trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh, người mắc bệnh lao hoặc đang điều trị viêm nhiễm cấp tính tai mũi họng. Bệnh nhân đang mắc các bệnh lý thuộc nhóm truyền nhiễm như cúm, sởi, sốt xuất huyết hoặc sốt rét cũng không được chỉ định phẫu thuật mà phải đợt sau khi điều trị khỏi các bệnh lý trên mới tiểu phẫu. Ngoài ra nếu như bệnh nhân bị dị ứng, hen phế quản, dị tật hở hàm ếch hoặc đang tiêm phòng dịch cũng nằm trong nhóm đối tượng không được nạp VA.

Phương pháp phòng bệnh viêm VA

Để phòng viêm VA tái phát và lây lan, bạn nên lưu ý những điều sau: 

  • Nếu như tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ liên tục kéo dài, cần phải đưa bé khám phòng trừ trườn hợp bệnh tiến triển đến giai đoạn viêm VA quá phát.
  • Không nên đưa trẻ đến những nơi đông người, tránh các tiếp xúc gần gũi với bé như ôm, thơm miệng, thơm má, hoặc mới cho trẻ ăn.
  • Trẻ cần dược bú mẹ đến 2 tuổi để tăng cường đề kháng
  • Nếu trẻ đã ăn dặm thì phụ huynh cần bổ sung dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất đầy đủ.
  • Tiêm chủng đầy đủ cho bé, đồng thời điều trị dứt điểm các bệnh lý Tai – mũi – họng để tránh để bệnh nặng gây biến chứng.
  • Phụ huynh cho trẻ dùng thuốc theo toa của bác sĩ, không lạm dụng kháng sinh cho trẻ uống bừa bãi.
  • Bảo vệ trẻ ki bé ra ngoài, cho trẻ đeo khẩu trang, tránh để bé tiếp xúc với không khí ô nhiễm, bụi bặm…

Viêm VA có lây không và những cách phòng ngừa bệnh tái phát, biến chứng là những kiến thức quan trọng mà phụ huynh cần nằm bắt để có kế hoạch chăm sóc trẻ tốt hơn. Quan trọng hơn hết, trẻ cần được chăm sóc và nghỉ ngơi trong không gian sạch thoáng trong thời gian trẻ bệnh. Điều này sẽ giúp sức khỏe bé phục hồi tốt và kiểm soát bệnh tốt hơn.

Bài viết liên quan:

Ngày đăng 09:28 - 30/07/2022 - Cập nhật lúc: 15:43 - 07/02/2023
Chia sẻ:
Viêm VA mãn tính và giải pháp điều trị

Viêm VA mãn tính là tình trạng viêm VA quá phát hoặc viêm Va cấp tính tái phát nhiều lần.…

Cách chữa viêm VA bằng bài thuốc dân gian dễ kiếm

Bệnh nhân có thể áp dụng các cách chữa viêm VA bằng bài thuốc dân gian sau đây, vừa giúp…

Viêm VA cấp tính và giải pháp điều trị

Viêm VA cấp tính đề cập đến tình trạng viêm cấp ở tổ chức lympho nằm phía sau vòm miệng.…

Viêm VA có lây không ? Viêm VA có lây không? Cách phòng ngừa hiệu quả

Viêm VA là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em trong mùa lạnh. Những triệu chứng của…

Bệnh viêm VA – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh viêm VA là một trong những căn bệnh về đường hô hấp thường gặp ở trẻ nhỏ. Căn bệnh…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chia sẻ
Bỏ qua