Áp dụng các biện pháp dân gian để chữa viêm da tiết bã cũng là một trong những phương pháp được nhiều người biết đến. Ưu điểm của phương pháp này là các nguyên liệu quen thuộc, dễ tìm, dễ sử dụng, đôi khi hiệu quả cũng tương đối khả quan, có thể cải thiện đáng kể các triệu chứng bệnh. Bạn có thể tham khảo một số cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian dưới đây.

Top 10 cách chữa viêm da tiết bã tại nhà hiệu quả bạn nên biết
Viêm da tiết bã là căn bệnh thường gặp, chiếm tỷ lệ đến 2 – 5% dân số thế giới. Bệnh còn có những tên gọi khác như viêm da dầu, viêm da tăng tiết bã nhờn. Có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó phổ biến nhất là độ tuổi từ 20 – 50 tuổi. Đến nay, người ta vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây viêm da tiết bã. Do đó, việc điều trị chủ yếu là làm giảm các triệu chứng bệnh, dưỡng ẩm cho da, cân nhắc bổ sung vitamin và dưỡng chất cho cơ thể…

Viêm da tiết bã là bệnh thường hay tái phát, hay tiến triển nặng hơn vào mùa thu – đông, dễ bị nhầm lẫn với bệnh lupus đỏ bán cấp, nấm nông da hay khởi đầu của bệnh vảy nến. Bệnh xảy ra từ từ, điển hình với những vùng da bị bệnh có màu đỏ cam, phía trên có vẩy xám trắng khô hoặc đôi khi là những sẩn vảy da có bờ nhìn thấy rõ. Các đám tổn thương có hình nhẫn, đồng xu, đa cung… Với tình trạng viêm da tiết bã nhẹ, mới khởi phát, bạn có thể áp dụng các phương pháp chữa viêm da tiết bã bằng dân gian sau đây:
1. Dùng dâu tằm chữa viêm da tiết bã
Dâu tằm còn gọi là dâu cang, mạy mọn, tầm tang, nằn phong… là cây thuộc họ dâu tằm Moraceae. Theo y học cổ truyền, dâu tằm vị đắng ngọt, tính hàn, quy vào các kinh can, thận, phế. Vỏ trong rễ dâu có tác dụng gây trấn tĩnh, hạ đường huyết. Lá có khả năng hỗ trợ điều trị ra mồ hôi trộm, huyết áp cao. Ngoài ra, quả dâu có thể trị viêm da tiết bã nhờn trên đầu, làm giảm các triệu chứng rụng tóc. Cao nước từ thân cây có khả năng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gram dương.

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong lá dâu tằm có chứa các acid amin tự do, vitamin B1, C, D, protid, propionic, tanin… Quả có chứa tanin, đường, protid, vitamin, anthocyan, acid hữu cơ, vitamin B1, C. Cành dâu có chứa maclurin, morin, mulberrin, dihydromorin… Các nghiên cứu chuyên sâu đã chỉ ra rằng, cây dâu tằm quả thật có nhiều tác dụng trong chữa bệnh, và ít nhiều có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng lá dâu tằm
- Lấy 100g lá dâu tằm bánh tẻ, rửa sạch, ngâm sơ với nước muối để loại bỏ tạp chất
- Dùng lá dâu tằm đã rửa sạch, đun sôi với 3 lít nước, thấy còn 1/3 nước thì tắt bếp
- Lấy nước này pha với một ít nước lạnh để ngâm rửa các vùng da bị viêm da tiết bã nhờn.
Cách 2: Dùng cành dâu tằm
- Lấy 1 ít cành dâu tằm chặt nhỏ, phơi khô, hơ sơ qua lửa
- Dùng cành dâu tằm đã hơ lửa ngâm với 3 lít nước sạch, để qua đêm
- Dùng nước này xoa bóp các vị trí vùng da bị viêm dã tiết bã.
2. Dùng cây đinh lăng chữa viêm da tiết bã
Đinh lăng là một trong những vị thuốc nam quen thuộc trong đời sống người Việt. Được biết, cây đinh lăng càng lâu năm thì hiệu quả làm thuốc càng tốt, những cây có tuổi đời từ 10 năm trở lên được ví như nhân sâm. Theo y học cổ truyền, lá nhân sâm có tác dụng chữa đau đầu, cảm nắng, tán phong nhiệt. Củ đinh lăng có tác dụng làm mát, bồi bổ cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa. Thân cây phơi khô thái lát, sao vàng hạ thổ có khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp.

Trong đinh lăng có chứa các axit amin như lyzin, methionin, xystei và các hợp chất như tanin, flavonoid, vitamin B, saponin, glucozit, alcoloid… (Theo nghiên cứu của Ngô Ứng Long, Viện quân y vào năm 1985). Trong đó, Saponin có tác dụng chống viêm nhiễm, Ancaloit giúp giảm đau, giảm ngứa rát khó chịu, Acid oleanolic giúp chống viêm. Các vitamin giúp tăng đề kháng, giúp da khỏe mạnh và cải thiện tình trạng rối loạn tuyến bã nhờn. Ngoài ra, tại Ấn Độ, đinh lăng cũng được dùng để chữa sốt, làm săn da, điều trị các bệnh ngoài da.
Cách thực hiện:
Cách 1: Tắm nước lá đinh lăng
- Lấy 1 nắm lá đinh lăng rửa sạch, cho vào nồi, đun với 1 lít nước
- Sau 10 – 15 phút cho thêm một ít muối hạt, tắt bếp
- Có thể pha thêm ít nước sạch hoặc để nguội, dùng nước này tắm, ngâm rửa vùng da bị viêm da tiết bã.
Cách 2: Đắp lá đinh lăng
- Lấy 1 nắm lá đinh lăng non, rửa sạch, ngâm với nước muối pha loãng
- Để ráo nước, đem giã nát, rửa sạch vùng da bị viêm với nước ấm
- Dùng lá đinh lăng đắp lên vùng da bị viêm, cố định trong 20 – 30 phút
- Rửa sạch lại da, thực hiện đều đặn mỗi ngày để thấy hiệu quả.
3. Chữa viêm da tiết bã bằng đỗ đen
Sử dụng đỗ đen (đậu đen) cũng là một trong những cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian mà bạn có thể tham khảo. Theo y học cổ truyền, đỗ đen tính bình, vị ngọt, có tác dụng tốt trong việc giải độc, thanh lọc cơ thể, hỗ trợ điều trị các vấn đề về gan thận, các bệnh về da. Ngoài ra, đỗ đen còn có khả năng tiêu viêm, giảm tiết mồ hôi, hỗ trợ phục hồi vùng da bị tổn thương.

Theo các nghiên cứu chuyên sâu, trong đỗ đen có chứa các hoạt chất như saponin, selenium, vitamin, acid amin, khoáng chất như canxi, photpho, kẽm, magie… Trong đó, saponin có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn, diệt nấm; selenium hỗ trợ ngừa viêm nhiễm, loại bỏ độc tốt, các acid amin giúp dưỡng ẩm, tăng cường phục hồi vùng da tổn thương… Do đó, sử dụng đỗ đen chữa viêm da theo phương pháp dân gian là hoàn toàn có căn cứ và có thể áp dụng được.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng đậu đen và cam thảo
- Nguyên liệu: 30g đỗ đen, 9g cam thảo sống
- Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị, để ráo nước
- Sắc với nước uống đều đặn mỗi ngày
Cách 2: Dùng nước đậu đen rang
- Lấy 200g đậu đen xanh lòng, rửa sạch, để ráo nước
- Cho đậu vào chảo, rang đến khi đậu có mùi thơm thì tắt bếp
- Cho vào nồi, đun với 1 lít nước, để ở lửa nhỏ liu riu
- Chia làm nhiều lần, uống hết trong ngày.
4. Dùng cây ngải dại
Ngài dại là loại cây có hình dáng gần giống với ngải cứu tuy nhiên, loại cây này có mùi hắc hơn. Theo kinh nghiệm dân gian, ngải dại tính mát, có khả năng loại bỏ, thanh lọc độc tố trong cơ thể. Thường được sử dụng để hỗ trợ điều trị các triệu chứng ngứa, khô, rát, khó chịu do bệnh viêm da cơ địa gây ra.

Theo các nghiên cứu khoa học, nổi bật là nghiên cứu của Viện Y học Tích hợp Ấn Độ, trong cây ngải dại chứa phần lớn là tinh dầu. Có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm tự nhiên. Có thể sử dụng để ngăn ngừa viêm nhiễm, diệt khuẩn, diệt nấm. Ngoài ra, các hoạt chất trong loại cây này còn có khả năng dưỡng ẩm, làm mềm da, hạn chế tình trạng khô ngứa trên da.
Cách thực hiện:
- Lấy 50g lá ngải dại, rửa sạch, để ráo nước
- Vò nát lá ngải dại đã chuẩn bị, cho vào nồi, đổ ngập nước
- Thêm một ít muối hạt, đun sôi trong 15 phút
- Tắt bếp, để nguội, dùng nước này ngâm rửa vùng da bị viêm da tiết bã
- Kiên trì thực hiện 2 – 3 lần/ngày, liên tục trong 10 – 15 ngày để thấy hiệu quả.
5. Chữa viêm da tiết bã bằng ké đầu ngựa
Dùng ké đầu ngựa cũng là một trong những phương pháp chữa viêm da tiết bã bằng dân gian được nhiều người biết đến. Ké đầu ngựa còn có tên gọi khác là thương nhĩ, mác nháng, phắt ma, đây là loại cây mọc hoang khắp nơi, cả thân, quả và lá của cây đều có thể dùng để làm thuốc.

Ké đầu ngựa tính ôn, vị ngọt nhạt, có khả năng hỗ trợ trị các bệnh ngoài da như viêm da, chốc lở, mụn nhọt, tổ đỉa rất tốt. Ngoài ra, theo y học cổ truyền, loại cây này còn có thể sát trùng, tiêu độc, tán phong, trừ thấp, chữa viêm khớp sưng đau, bí tiểu đều được. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng ké đầu ngựa cho người huyết hư, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú. Khi dùng ké đầu ngựa thì không nên ăn thịt ngựa, thịt lợn vì có thể gây nổi quầng trên da.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng ké đầu ngựa, kim ngân hoa
- Nguyên liệu: Ké đậu ngựa, sài đất, thổ phục linh, kim ngân hoa, bồ công anh mỗi vị 30g
- Sắc các nguyên liệu đã chuẩn bị với 600ml nước, thấy còn 150ml thì tắt bếp
- Chia làm 2 lần uống, uống hết trong ngày, uống liên tục trong 5 ngày.
Cách 2: Dùng ké đầu ngựa, núc nác, hạt dành dành
- Nguyên liệu: 45g quả ké đầu ngựa, 45g hạ khô thảo, 30g núc nác, 20g sinh địa, 15g hạt dành dành
- Sao vàng, sắc với 3 bát con nước, thấy nước cô cạn còn một nửa thì tắt bếp, uống hết trong ngày.
6. Dùng nha đam – Cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian nên thử
Nếu tình trạng viêm da tiết bã của bạn ở mức độ nhẹ, hoặc đã thử nhiều cách mà không thấy cải thiện thì có thể tham khảo cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian với nha đam. Nha đam được biết đến với nhiều hiệu quả tích cực trong việc hỗ trợ cải thiện sức khỏe làn da. Nha đam có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, cấp ẩm, làm dịu các tổn thương trên da rất hiệu quả.

Theo các nghiên cứu hiện đại, trong nha đam có chứa các thành phần chính là axit gamma linolenic, polysaccharide, monosaccharide, nước và một số axit amin, vitamin khác. Các hoạt chất này có tác dụng giảm kích ứng, ức chế hoạt động của vi khuẩn virus, tăng cường cấp nước, cấp ẩm, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da.
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng mật ong và nha đam
- Lấy 1 thìa mật ong nguyên chất và 1 thìa gel nha đam tươi
- Nha đam nghiền nhỏ, trộn đều với mật ong
- Rửa sạch vùng da bị viêm, thoa đều hỗ hợp đã chuẩn bị lên da
- Sau 15 phút thì rửa sạch lại da với nước ấm.
Cách 2: Đắp nha đam
- Lấy 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, gọt vỏ
- Lấy lớp gel nha đam bên trong đắp lên da
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại sạch da với nước ấm.
7. Cách chữa viêm da tiết bã bằng hoa bồ công
Bồ công anh còn có nhiều tên gọi khách như rau lưỡi cày, rau bồ cóc, diếp hoang, mũi mác… Đây cũng là một trong những dược liệu đa công dụng, thường được dân gian sử dụng để chữa viêm da tiết bã. Được biết, trong y học cổ truyền, bồ công anh lùn có tính bình, vị ngọt, không độc, có khả năng tiêu viêm, tiêu sưng, thanh nhiệt, giải độc rất tốt. Rất thích hợp để hỗ trợ điều trị các bệnh lý về da, đặc biệt là viêm da tiết bã nhờn.

Trong khi đó, theo các nghiên cứu chuyên sâu, bồ công anh có chứa các chất chống oxy hóa, vitamin A, vitamin C, vitamin K và một số hoạt chất như Choline, Taraxasterol, Pectin Sucrose, Inulin… Có tác dụng làm dịu da, tăng cường hệ miễn dịch, giúp các tế bào da khỏe mạnh, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da. Ngoài ra, bồ công anh còn có nhựa có tính kiềm cao, có tác dụng sát khuẩn, diệt nấm, côn trùng, rất hữu hiệu trong điều trị các bệnh ngoài da như eczema, ngứa, viêm da do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm…
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng nước bồ công anh
- Lấy 20 – 40g bồ công anh khô, rửa sạch, để ráo nước
- Cho vào ấm, sắc với 1 lít nước, khi nước sôi thì đun ở lửa liu riu
- Thấy nước cô cạn thì tắt bếp, chắc lấy nước
- Chia làm nhiều lần uống, uống sau mỗi bữa ăn.
Cách 2: Đắp bồ công anh tươi
- Lấy một nắm bồ công anh tươi rửa sạch, để ráo nước
- Giã nát bồ công anh, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm
- Đắp bồ công anh lên da khoảng 15 – 20 phút
- Kiên trì thực hiện mỗi ngày sẽ giúp giảm ngứa, bong tróc da.
8. Dùng rau má chữa viêm da tiết bã
Rau má không chỉ là thực phẩm có nhiều giá trị dinh dưỡng mà còn được dân gian sử dụng như một vị thuốc chữa bệnh. Loại cây này còn có những tên gọi khác như liên tiền thảo, tích tuyết thảo. Dùng rau má là một trong những phương pháp chữa viêm da tiết bã bằng dân gian được nhiều người biết đến và đánh giá cao.

Trong y học cổ truyền, rau má tính mát, vị ngọt đắng, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm mệt mỏi, căng thẳng, cải thiện trí nhớ, hỗ trợ điều trị zona, nhiễm trùng đường tiết niệu, bệnh AlZheimer… Sở dĩ rau má được dùng để hỗ trợ điều trị viêm da tiết bã là vì trong loại rau này có nhiều hoạt chất quý, đặc biệt là saponin. Có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, diệt nấm, hỗ trợ làm lành các tổn thương trên da.
Cách thực hiện:
- Lấy 1 nắm rau má tươi, rửa sạch với nước, để ráo
- Cho rau má vào cối, thêm một ít muối rồi giã nát
- Cho rau má vào một tấm vải mọc rồi bọc lại, vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm
- Đắp bọc rau má đã chuẩn bị lên da từ 15 – 20 phút
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày, kiên trì để thấy hiệu quả.
9. Chữa viêm da tiết bã bằng mật ong
Dùng mật ong chữa viêm da tiết bã cũng là một trong những phương pháp chữa viêm da tiết bã mà bạn có thể tham khảo. Mật ong có tác dụng đặc biệt hiệu quả với sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe làn da. Trong mật ong có chứa đến 70 hoạt chất, đặc biệt là các chất chống oxy, acid amin và vitamin… Có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, diệt khuẩn, hỗ trợ phục hồi các tổn thương, thúc đẩy tái tạo, phục hồi các tổn thương trên da.

Đặc biệt, mật ong còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, có tác dụng cấp ẩm, dưỡng ẩm, giảm kích ứng da, giúp da mềm mại, làm dịu tình trạng khô ngứa trên da đáng kể do viêm da tiết bã gây ra. Không chỉ vậy, theo dân gian, sử dụng mật ong còn có thể giúp da tăng cường khả năng phục hồi, giảm sưng tấy, hạn chế tình trạng kết vảy trắng, da khô bong tróc…
Cách thực hiện:
Cách 1: Dùng mật ong nguyên chất
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm da tiết bã, thấm khô bằng khăn sạch
- Dùng mật ong thoa đều lên da, massage nhẹ nhàng trong 3 – 5 phút
- Sau 15 – 20 phút thì rửa sạch lại da với nước ấm.
Cách 2: Dùng mật ong và dầu dừa
- Lấy 1 muỗng mật ong trộn với 1 muỗng dầu dừa
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm rồi lau khô với khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng 3 – 5 phút
- Sau 15 – 20 phút thì rửa lại sạch da với nước ấm.
Cách 3: Dùng mật ong với bột quế
- Trộn 2 muỗng mật ong với 1 muỗng cà phê bột quế
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, lau khô với khăn mềm
- Thoa đều hỗn hợp lên da, massage nhẹ nhàng 3 – 5 phút
- Sau 10 – 15 phút thì rửa sạch lại da với nước ấm.
10. Cách chữa viêm da tiết bã bằng chanh
Sử dụng chanh để chữa viêm da tiết bã cũng là một phương pháp được nhiều người biết đến. Được biết, chanh tươi có chứa vitamin C, có tác dụng hỗ trợ phục hồi làn da tổn thương. Trong chanh còn chứa axit L-ascorbic và các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, làm se khít lỗ chân lông, cải thiện các vấn đề về da do các bệnh ngoài da gây ra. Tuy nhiên, khi áp dụng biện pháp này, bạn chỉ nên sử dụng một lượng chanh vừa đủ, không lạm dụng để tránh bào mòn da, khiến da dễ bị bắt nắng, dễ tổn thương hơn.

Cách thực hiện:
- Nguyên liệu: 1 quả chanh tươi, 1 thìa phèn chua, 2 củ nghệ, một ít rượu trắng và muối trắng
- Chanh cắt đôi, vắt lấy nước cốt, vẫn giữ lại phần vỏ chanh bên ngoài
- Nghệ gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái nhỏ
- Lần lượt cho nước cốt chanh, rượu, vỏ chanh, phèn chua, muối, nghệ vào nồi
- Đun sôi, sau khi sôi đun với lửa nhỏ khoảng 5 phút thì tắt bếp
- Dùng hỗn hợp này để xông, ngâm rửa vùng da bị viêm da tiết bã
- Thực hiện đều đặn 1 lần/ngày vào buổi sáng.
Một số lưu ý khi chữa viêm da tiết bã bằng dân gian
Các biện pháp dân gian thường được áp dụng và truyền miệng rộng rãi. Ưu điểm của các phương pháp này là có nguồn nguyên liệu thân thiện, dễ tìm, dễ sử dụng. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Các phương pháp dân gian chỉ thích hợp với những trường hợp nhẹ, mắc khởi phát. Hơn nữa, hiệu quả thường chậm, còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ kiên trì cũng như cách thực hiện và cơ địa của mỗi người.
- Đối với những trường hợp mắc viêm da tiết bã nghiêm trọng, cách tốt nhất là bạn nên thăm khám bác sĩ. Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp dân gian để tránh trường hợp viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Khi mắc viêm da tiết bã, vấn đề quan trọng mà người bệnh không thể bỏ qua chính là phải thường xuyên dưỡng ẩm, cấp ẩm, giữ khô thoáng cho da. Đừng bỏ qua việc thường xuyên tắm rửa, vệ sinh, tẩy tế bào chết cho da.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, chuyên dụng. Việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da bừa bãi có thể khiến tình trạng bệnh chẳng những không được cải thiện mà còn nghiêm trọng hơn.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp, ăn nhiều rau xanh trái cây, các thực phẩm tính mát, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
- Xây dựng lối sống lành mạnh, tránh thức khuya, tránh căng thẳng, mệt mỏi quá độ. Hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, các thực phẩm không tốt cho sức khỏe làn da.
Trên đây là một số cách chữa viêm da tiết bã bằng dân gian được nhiều người áp dụng và đánh giá cao mà bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên, mẹo dân gian tại nhà chỉ có tác dụng HỖ TRỢ, KHÔNG THAY THẾ ĐƯỢC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRỊ CHUYÊN SÂU. Một số trường hợp do quá phụ thuộc, lạm dụng, dùng mẹo dân gian sai cách đã dẫn tới tổn thương da nghiêm trọng, bội nhiễm, khiến bệnh diễn biến nặng không thể can thiệp.
Chính vì vậy, việc tìm kiếm, lựa chọn phương pháp đẩy lùi viêm da tiết bã an toàn, cho hiệu quả chuyên sâu là vô cùng cần thiết. So với mẹo dân gian chưa được kiểm chứng, các bài thuốc Y học cổ truyền đã qua nghiên cứu, thử nghiệm bài bản luôn được ưu tiên sử dụng vì tính an toàn, hiệu quả. Trong đó, bài Thuốc Thanh bì Dưỡng can thang của Trung tâm Thuốc dân tộc là giải pháp ĐỘT PHÁ mà người bệnh nên tham khảo.
HẠ GỤC ngứa ngáy, ban rát, KIỂM SOÁT NHỜN tối đa ngay liệu trình đầu với bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang
Trăn trở trước những khó khăn của bệnh nhân viêm da tự miễn, đội ngũ bác sĩ tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, hoàn thiện bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Đây là thành quả tự hào từ sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa Y học bản địa, Y học cổ truyền và các thành tựu khoa học hiện đại.
Bài thuốc được chương trình Sống khỏe mỗi ngày VTV2 phát sóng vào 16/11/2019 đưa tin giới thiệu trong chủ đề “Đẩy lùi viêm da tự miễn bằng dược liệu Đông y”. Qua đó, chương trình đánh giá cao công thức, thành phần của bài thuốc cùng tính hiệu quả trong đẩy lùi viêm da tự miễn.
Quý độc giả có thể theo dõi chương trình TẠI ĐÂY (phần giới thiệu bài thuốc ở phút 19:14) hoặc theo dõi qua video bên dưới:
Kế thừa nguyên bản cốt thuốc bí truyền của đồng bào Tày, bài Trợ tạng bì của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông, Thanh bì Dưỡng can thang sở hữu những ưu điểm sau:
Công thức “3 trong 1” đẩy lùi viêm da tiết bã nhanh chóng
Bài thuốc sở hữu công thức phối chế chuyên sâu theo nguyên tắc “NỘI ẨM – NGOẠI ĐỒ” của Y học cổ truyền. Đó là sự kết hợp của 3 nhóm thuốc UỐNG – BÔI – NGÂM RỬA trong cùng liệu trình. Điều này tạo ra cơ chế tác động kép từ trong ra ngoài, cho hiệu quả chuyên sâu trong đẩy lùi viêm da tiết bã, ngăn nguy cơ tái phát bệnh.
Bộ 3 chế phẩm của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả trong:
- Thuốc TẮM/NGÂM RỬA: Nhóm thuốc có tác dụng sát khuẩn vùng da tổn thương, tiêu ngứa, loại bỏ cảm giác châm chích và ban rát trên da, NGĂN BỘI NHIỄM, tạo điều kiện cho thuốc bôi thẩm thấu tốt hơn.
- Thuốc BÔI NGOÀI: Làm dịu da, làm mềm vùng tổn thương, cung cấp dưỡng chất phục hồi da, ngăn chặn nguy cơ hình thành sẹo.
- Thuốc UỐNG TRONG: Thanh nhiệt cơ thể, đào thải độc tố, tăng cường sức mạnh miễn dịch làn da, ngăn chặn nguy cơ tái phát bệnh.

Bảng thành phần VÀNG với 30 dược liệu quý
Với nền tảng vững chắc về dược liệu khi sở hữu hệ thống vườn thuốc Nam rộng 100ha tại khắp các tỉnh thành, Trung tâm Thuốc dân tộc đã lựa chọn 30 dược liệu tốt bậc nhất. Đây là các vị thuốc có khả năng sát khuẩn, chống ngứa, làm lành da chuyên sâu.
100% vị thuốc được sử dụng sạch chuẩn GACP-WHO, đảm bảo AN TOÀN – LÀNH TÍNH. Trong đó, hơn 80% dược liệu do Trung tâm Dược liệu Quốc gia Vietfarm – Đơn vị trực thuộc Thuốc dân tộc cung cấp, số còn lại được thu mua từ người dân bản địa nên chất lượng, hàm lượng dược chất được đảm bảo.

Đẩy lùi viêm da tiết bã ở 95% bệnh nhân, ngăn tái phát
Bài thuốc trị viêm da tiết bã Thanh bì Dưỡng can thang cho hiệu quả đẩy lùi bệnh cao, tỷ lệ lành bệnh sau liệu trình đầu là 95%, hạn chế tái phát sau nhiều năm. Chỉ có số ít trường hợp do cơ địa chậm hấp thu dược chất hoặc do bệnh nhân không kiêng khem khoa học, môi trường làm việc không đảm bảo nên cần thêm thời gian.

Trong số các bệnh nhân đã điều trị thành công với bài thuốc có trường hợp của anh Nguyễn Đỗ Đức Sang (nhân viên giao hàng tại TP.HCM). Anh sang bị viêm da tiết bã ở mặt, tình trạng ban rát, châm chích, dầu nhờn tiết nhiều khi làm việc ngoài trời. Nhờ tin tưởng sử dụng Thanh bì Dưỡng can thang, tình trạng bệnh của anh đã được kiểm soát, cuộc sống sinh hoạt trở lại bình thường.
Chi tiết chia sẻ của anh Sang tại video bên dưới:
Nhiều bệnh nhân cũng nhắn tin phản hồi hiệu quả về Trung tâm Thuốc dân tộc:

Những phản hồi của người bệnh chính là minh chứng rõ ràng nhất cho hiệu quả của bài thuốc Thanh bì Dưỡng can thang. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào vui lòng liên hệ trực tiếp với Trung tâm Thuốc dân tộc để được tư vấn:
Có thể bạn quan tâm
Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!