Viêm tuyến nước bọt mang tai – Nguyên nhân và cách điều trị

Vành tai bị ngứa chảy nước vàng – Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh và cách chăm sóc trẻ tại nhà

Viêm tai giữa có mủ nguy hiểm không? Điều trị như thế nào?

Viêm tai giữa – Triệu chứng, chẩn đoán và cách điều trị

5 cách hiệu quả chữa nhiễm trùng tai cho trẻ

Đau tai phải khi nuốt nước bọt là bị gì? Làm sao hết?

Dùng tổ bọ ngựa chữa viêm tai giữa có khỏi không?

Viêm tai giữa mạn tính ở trẻ em và cách điều trị

Viêm tai giữa cấp tính là gì? Dấu hiệu, cách điều trị

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKI BÁC SĨ PHAN ĐÌNH LONG – Khoa Tai Mũi HọngGiám đốc Chuyên môn – Cố vấn chuyên môn tại Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa – Hướng dẫn A-Z

Trẻ bị viêm tai giữa cần được chăm sóc đúng cách để mau phục hồi sức khỏe. Thế nhưng không phải phụ huynh nào cũng biết nên cho con ăn uống, vệ sinh như thế nào mới tốt. Tham khảo nội dung dưới đây để được hướng dẫn cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách, giúp bé nhanh lành bệnh.

Viêm tai giữa là bệnh lý phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi. Bệnh có thể phát triển khi bị viêm đường hô hấp tái đi tái lại nhiều lần hoặc do tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá, tư thế bú không đúng cách… Ngoài thuốc điều trị, các biện pháp chăm sóc tại nhà cũng hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi sức khỏe của bé.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

Khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa, mẹ cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

1. Bổ sung chất dinh dưỡng hợp lý cho bé

Trẻ bị viêm tai giữa thường bị đau tai nên hay quấy khóc, khó chịu, biếng ăn và có thể nôn ói. Điều này sẽ khiến trẻ trở nên mệt mỏi, thiếu sức sống. Chính vì vậy việc xây dựng chế độ ăn uống hợp lý cho bé trong thời gian bị bệnh cần được chú trọng hơn bao giờ hết. Vậy trẻ bị viêm tai giữa nên ăn gì? Kiêng gì để mau lành bệnh?

cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa đúng cách giúp bé nhanh lành bệnh hơn

– Thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bé:

  • Thức ăn chứa omega 3 và iod: Bao gồm cá hồi, hàu, cá ngừ, rong biển, cá tuyết, sò, các loại hạt. Những chất này có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh nhờ khả năng kháng viêm, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Loại vitamin này có nhiều trong cam, quýt, bưởi, rau lá xanh, chuối, cà chua, súp lơ… Ăn những thực phẩm này vừa có tác dụng cải thiện hệ miễn dịch, vừa giúp trẻ chống lại tình trạng nhiễm trùng ở tai giữa.
  • Thêm chất xơ vào bữa ăn của bé: Nghiên cứu cho thấy, trẻ bị viêm tai giữa được bổ sung đầy đủ chất xơ có thể ngăn ngừa được tình trạng ù tai. Chất này được tìm thấy chủ yếu trong rau xanh và hoa quả tươi.
  • Thực phẩm giàu vitamin A: Chẳng hạn như gan bò, dầu cá, cà rốt, cà tím, bí đỏ. Chúng cung cấp cho trẻ hàm lượng vitamin A dồi dào giúp chống oxy hóa, bảo vệ lớp lót trong loa tai và cải thiện thính lực.

– Thực phẩm trẻ bị viêm tai giữa không nên ăn:

  • Đồ cứng, dai: Những thực phẩm này đòi hỏi trẻ phải nhai nhiều và mạnh. Hoạt động liên tục ở cơ nhai có thể tác động đến tổn thương và khiến bé bị đau nhiều hơn.
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ngọt: Lượng mỡ và đường trong máu tăng cao đều cản trở lưu thông máu đến nuôi dưỡng tổn thương. Thêm vào đó, các thực phẩm này còn khiến trẻ bị vướng đờm ở cổ họng.
  • Thực phẩm sinh mủ: Một số thức ăn có thể khiến vết thương làm mủ và đau nhức dữ dội hơn như cơm nếp, hải sản, bánh trưng, các loại thịt màu đỏ… Người chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa chú ý không nên cho bé ăn những món này.

Trường hợp con bạn không ăn được nhiều và hay bị nôn ói thì nên cho bé ăn nhiều bữa hơn nhưng mỗi lần chỉ ăn ít một. Trẻ đang bú mẹ hoàn toàn thì tăng cữ bú lên.

Ngoài ra, trẻ bị viêm tai giữa cũng cần được uống nhiều nước. Ưu tiên nước đun sôi để nguội hoặc nước ép hoa quả. Tránh cho trẻ uống nước chứa fluoride hoặc clo.

2. Vệ sinh tai, mũi, họng cho trẻ đúng cách

Tai, mũi và họng là 3 bộ phận nối thông với nhau. Vì vậy, ngoài tai thì các bộ phận còn lại của bé cũng cần được vệ sinh hàng ngày để mau lành tổn thương, ngăn chặn ổ nhiễm trùng lây lan.

– Cách vệ sinh tai giữa cho trẻ:

  • Dùng khăn mềm làm ẩm bằng cách nhúng vào nước ấm và lau ở khu vực xung quanh vành tai của bé. Sau đó xoắn khăn vào bên trong để lau ống tai ngoài. Chú ý thực hiện thao tác nhẹ nhàng để không làm đau bé.
  • Một cách khác, có thể rửa tai cho bé bằng nước muối sinh lý. Nước muối có đặc tính sát khuẩn mạnh nên sẽ giúp hỗ trợ điều trị viêm tai giữa cho trẻ. Trước tiên, bạn nhỏ vào tai bé 2 – 3 giọt nước muối rồi hướng dẫn bé nghiêng qua một bên hoặc đặt trẻ nằm nghiêng trên giường, kê giấy phía dưới tai cho dịch chảy hết ra ngoài. Cuối cùng dùng bông gòn nhẹ nhàng lau sạch bên ngoài ống tai là được. Thực hiện rửa tai cho trẻ 2 lần mỗi ngày.

** Lưu ý:

  • Không tự ý sử dụng oxy già hay bất kì thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa nào cho bé mà chưa được sự đồng ý của bác sĩ.
  • Sử dụng dụng cụ ngoái tai hợp vệ sinh
  • Không cố gắng chọc ngoái sâu vào bên trong khiến tổn thương bị chảy máu, thủng màng nhĩ hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh được đẩy sâu vào bên trong.
chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa
Vệ sinh tai hàng ngày là việc làm cần thiết khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

– Vệ sinh mũi, họng đúng cách cho trẻ bị viêm tai giữa:

  • Dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi và cho bé súc họng mỗi ngày vài lần. Nó sẽ giúp làm sạch khoang mũi họng và ngăn chặn không cho vi khuẩn lây lan từ các khu vực này qua tai giữa.
  • Trẻ bị viêm tai giữa có thể bị nghẹt mũi, xổ mũi. Sau khi nhỏ nước muối sinh lý xong, bạn có thể dùng dụng cụ hút mũi cho bé. Chú ý hút nhẹ nhàng và không được lạm dụng quá nhiều khiến niêm mạc mũi bị tổn thương, đồng thời khử trùng sạch sẽ dùng cụ hút mũi trước và sau khi sử dụng. Với trẻ lớn hơn, có thể hướng dẫn bé cách xì mũi để đường thở được thông thoáng.

– Hướng dẫn trẻ bị viêm tai giữa cách xì mũi đúng:

Trẻ xì mũi không đúng cách có thể khiến dịch nhầy và vi khuẩn bị đẩy sâu vào trong ống tai thông qua vòi nhĩ. Đây chính là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa ở trẻ.

Bạn cần hướng dẫn con xì mũi đúng cách để sai lầm này không lặp lại:

  • Trước tiên, nhỏ 2 – 3 giọt nước muối vào trong một bên mũi rồi day nhẹ để nước mũi loãng ra, giúp bé dễ dàng xì mũi mà không bị đau rát.
  • Sau vài giây, bịt lỗ mũi còn lại và xì nhẹ để đẩy dịch trong hốc mũi ra ngoài. 
  • Thực hiện tương tự cho bên còn lại.

3. Cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa khi bé sốt

Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ bị viêm tai giữa. Bé có thể bị sốt nhẹ hoặc sốt cao. Nếu con bạn cũng có biểu hiện này thì có thể giúp bé hạ nhiệt bằng những cách sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước và bổ sung chất lỏng từ nước ép hoa quả, súp, cháo, nước canh rau
  • Mặc quần áo rộng rãi cho bé
  • Làm mát cơ thể bằng cách lau nước ấm liên tục ở hai bên nách và háng cũng giúp giảm sốt nhanh.
  • Trẻ bị sốt trên 38 độ có thể uống Paracetamol với liều lượng mỗi lần là 10 – 15mg/kg cân nặng của bé. Nếu sau 4 giờ bé vẫn còn sốt thì cho uống liều tiếp theo.
cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa khi sốt
Trẻ bị sốt do viêm tai giữa cần kiểm tra nhiệt độ liên tục và lau mát cho bé

4. Cho bé dùng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ

Để điều trị viêm tai giữa, các bác sĩ thường chỉ định thuốc kháng sinh, kháng viêm hay thuốc giảm đau… Chúng có tác dụng nhanh chóng nhưng lại mang đến nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách.

Điều quan trọng là cha mẹ cần cho con dùng thuốc theo đúng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, về liều lượng cũng như thời gian sử dụng để đảm bảo an toàn và mau khỏi bệnh. Không tùy tiện mua thuốc theo lời mách bảo của người khác về cho bé uống khiến trẻ có nguy cơ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm.

5. Giữ trẻ tránh xa các tác nhân gây bệnh

Thêm một vấn đề cần chú ý khi chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa là giữ bé tránh xa các tác nhân gây bệnh. Điều này không chỉ giúp bé mau khỏi mà còn ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Những việc bạn nên làm là:

  • Không đưa bé lại những nơi có khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí ô nhiễm
  • Thường xuyên tắm rửa, vệ sinh tay cho bé
  • Người lớn nên rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn khi chế biến thức ăn hoặc khi tiếp xúc với bé.
  • Khi cho bé bú sữa nên giữ lưng của bé thẳng để không bị sặc sữa hoặc chảy sữa vào trong tai dẫn đến viêm nhiễm.
  • Trong những ngày trời lạnh, cần cho trẻ mặc đủ ấm bởi bệnh viêm tai giữa có thể phát triển từ cảm lạnh.
  • Không để trẻ đi bơi ở các hồ bơi công cộng. Sau khi trẻ tắm ở nhà xong cũng nên lau khô ống tai bên ngoài của bé bằng khăn mềm. Tránh dùng tăm bông ngoái sâu vào bên trong.
  • Trẻ nhỏ sức đề kháng còn non yếu, nên hạn chế đưa bé đến những nơi đông người khiến bé dễ bị lây nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Điều trị triệt để các vấn đề ở mũi họng khi trẻ bị bệnh, tránh để kéo dài khiến mầm bệnh có cơ hội lây lan qua tai.

6. Đưa trẻ đến gặp bác sĩ khi bệnh chuyển biến nặng

Một số trẻ có thể không đáp ứng được với thuốc và các phương pháp điều trị, chăm sóc tại nhà khiến bệnh tình tiếp tục có chuyển biến xấu. Nếu con bạn có các dấu hiệu nghiêm trọng dưới đây thì nên nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện ngay:

  • Bé bị đau nhiều, kêu đau liên tục hoặc quấy khóc
  • Bé bị sốt cao không hạ dù đã uống thuốc
  • Trẻ bỏ ăn, bỏ bú
  • Nôn ói nhiều, mất nước
  • Bé bị tiêu lỏng trên 3 lần/ngày

Trên đây là cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa tại nhà cha mẹ cần biết. Nếu còn bất kì thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhờ sự tham vấn của bác sĩ chuyên khoa để có những kiến thức đầy đủ, chính xác.

Bạn nên tham khảo thêm:

Đặt ống khí viêm tai giữa khi nào? Quy trình & chi phí

Đặt ống khí viêm tai giữa được chỉ định với trường hợp tắc vòi nhĩ do u vòm họng, viêm VA và người bị viêm tai giữa thanh dịch. Phương…
Sưng đau vùng mang tai, đau hơn khi nói hoặc nuốt là triệu chứng thường gặp của bệnh

Viêm tuyến nước bọt mang tai – Nguyên nhân và cách điều trị

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh viêm tuyến nước bọt mang tai với bệnh quai bị. Thế nhưng thực…

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong là phương pháp được nhiều người áp dụng

Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong như thế nào là đúng cách

Viêm tai giữa là căn bệnh thường gặp ở trẻ em cần được chăm sóc và điều trị kịp thời.…

Thuốc nhỏ tai Otipax: Công dụng, cách dùng và giá bán

Thuốc nhỏ tai Otipax có chứa hoạt chất Lidocaine và Phenazone. Thuốc có tác dụng chống viêm và giảm đau…

Cách chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian

Chữa viêm tai giữa bằng các bài thuốc dân gian được nhiều người bệnh thực hiện vì nguyên liệu dễ…

Khi nhai có tiếng kêu trong tai là bị gì?

Khi nhai có tiếng kêu trong tai, người bệnh đừng nên coi thường. Bởi đây có thể là dấu hiệu…

Giải đáp thắc mắc của độc giả cùng chuyên gia của chúng tôi!

Ths.BS Nguyễn Thị Tuyết Lan
Nguyên Trưởng khoa khám bệnh - BV YHCT trung ương

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *